Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở NHNo& PTNT Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội (Trang 26 - 30)

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 288 tỷ đồng tăng 118 tỷ đồng so với 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 69%, chiếm tỷ trọng 80%/ tổng dư nợ.

+ Dư nợ cho vay hộ, tư nhân, cá thể: 70 tỷ đồng tăng 17 tỷ đồng so với 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 31%, chiếm tỷ trọng 20% / tổng dư nợ.

* Năm 2007: - Tổng doanh số cho vay: 3.940 tỷ đồng, tăng 2.361 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 149% so với năm 2006.

- Tổng doanh số thu nợ: 3.247 tỷ đồng, tăng 1.803 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 124% so với năm 2006.

Tổng dư nợ trong toàn chi nhánh đến 31/12/2007 đạt 1.011 tỷ đồng, tăng 693 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 205%, đạt 112% kế hoạch năm 2007.

- Dư nợ phân theo loại tiền

+ Dư nợ nội tệ: 830 tỷ đồng, tăng 579 ty so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 230%, chiếm tỷ trọng 82% / tổng dư nợ.

+ Dư nợ ngoại tệ: 181 tỷ đồng, tăng 114 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 170%, chiếm tỷ trọng18% /tổng dư nợ.

- Dư nợ phân theo thời gian

+ Dư nợ ngắn hạn: 620 tỷ đồng, tăng 415 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 202%, chiếm tỷ trọng 61,3%/ tang dư nợ.

+ Dư nợ trung hạn: 267 tỷ đồng, tăng 193 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 260%, chiếm tỷ trọng 26,4%/ tổng dư nợ.

+ Dư nợ dai hạn: 124 tỷ đồng, tăng 85 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 218%, chiến tỷ trọng 12,3%/ tổng dư nợ.

- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

- Dư nợ doanh nghiệp: 812 tỷ đồng, tăng 565 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 228%, chiếm tỷ trọng 80,4%/ tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay hộ, tư nhân, cá thể: 198 tỷ đồng, tăng 128 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 183, chiếm tỷ trọng 19,6%/ tổng dư nợ.

* 6 tháng đầu năm 2008: - Tổng doanh số cho vay: 4.349 tỷ đồng, tăng 409 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 10,3% so với năm 2007.

- Tổng doanh số thu nợ: 4.183 tỷ đồng, tăng 936 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 28,8% so với năm 2007.

Dư nợ đến 30/6/2008: đạt 1.177 tỷ đồng, tăng 166 tỷ đồng so với đầu năm 2008, tăng 598 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, tốc độ tăng trưởng 16,3%. Đạt 93,4% kế hoạch năm 2008.

- Dư nợ phân theo loại tiền

+ Dư nợ nội tệ: 934 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so với đầu năm 2008, tăng 563 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, chiếm tỷ trọng 74%/ tổng dư nợ.

+ Dư nợ ngoại tệ: 243 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với đầu năm 2008, tăng 34 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, chiếm tỷ trọng 26%/ tổng dư nợ.

- Dư nợ phân theo thời gian

+ Dư nợ ngắn hạn: 705 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 363 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 60%/ tổng dư nợ.

+ Dư nợ trung hạn: 342 tỷ đồng, tăng 75 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 239 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, chiến tỷ trọng 29%/ tổng dư nợ.

+ Dư nợ dài hạn: 130 tỷ đồng, tăng 6 tỷ so với đầu năm, giảm 4 tỷ so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 11%/ tổng dư nợ.

- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 1.026 tỷ đồng, tăng 213 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 26%, chiếm tỷ trọng 87%/ tổng dư nợ.

+ Dư nợ cho vay hộ, tư nhân, cá thể: 151 tỷ đồng, giảm 47 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 13%/ tổng dư nợ

+ Các tài sản ngoại bảng

Bảng số 2.4: Số liệu bảo lãnh từ năm 2006 đến 30.6.2008

Đơn vị: triệu đồng

STT chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 30/6/2008

2 Bảo lãnh thanh toán 7.000 16.758 4.679 3 Bảo lãnh thực hiện HĐ 14.058 19.993 61.221 4 Cam kết bảo lãnh khác 10.489 6.242 20.606

Tổng số 39.661 45.143 90.985

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2006, năm 2007 và 30/6/2008 chi nhánh NHN0

Cầu Giấy)

- Mặt làm được:

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng trưởng ổn định và bền vững qua tong năm. + Doanh số cho vay và thu nợ tăng trưởng khá tốt, thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn, vòng luân chuyển vốn đạt hiệu quả cao.

+ Cơ cấu dư nợ hợp lý, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn được duy trì ổn định và cân đối với tổng dư nợ và cơ cấu nguồn vốn được phép cho vay trung dài hạn, luôn chiếm tỷ trọng ở mức 40%/ tổng dư nợ.

+ Đã trú trọng đến công tác đầu tư và cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả có tài sản đảm bảo.

+ Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh còn ở mức thấp nhưng cũng đã thể hiện được chi nhánh đã có những chuyển biến trong việc mở rộng các hình thức đầu tư. Cho đến thời điểm 30/6/2008 chưa có vấn đề biểu hiện rủi ro trong nghiệp vụ này.

- Tồn tại:

+ Chưa chủ động trong việc khai thác khách hàng sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ nên tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ.

+ Chưa thực sự chú trọng đến khu vực khách hàng là hộ sản xuất tư nhân cá thể, luôn chiếm tỷ trọng ở mức dưới 20%/ tổng dư nợ.

+ Sử dụng vốn còn ở mức thấp hơn so với nguồn vốn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

* Tình hình thừa vốn điều về trung ương

Bảng số 2.6: Chỉ tiêu thừa vốn từ năm 2006 đến 30.6.2008

Đơn vị: tỷ đồng

1 Tổng nguồn vốn 1.081 1.881 1.840 2 Dư nợ 358 1.011 1.177 Dự trữ bắt buộc, DTTT 120 200 195 4 Thừa vốn điều về TW 4 = 1 – (2 + 3) 603 670 468

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2006, năm 2007 và 30/6/2008 chi nhánh NHN0 Cầu Giấy)

Do chỉ đạo của NHN0 Việt Nam về việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các chi nhánh trong đó có chỉ tiêu thừa vốn và thiếu vốn. Đối với chi nhành NHN0 Cầu Giấy trong những năm qua liên tục được giao chỉ tiêu thừa vốn. Đây là chỉ tiêu nhằm hỗ trợ NHN0 Việt Nam thực hiện cơ chế điều hoà vốn đáp ứng cho những chi nhánh thiếu vốn để cho vay đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản trong toàn hệ thống NHN0 Việt Nam do vậy tình hình sử dụng vốn của NHN0 Cầu Giấy để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác có phần hạn chế.

Sở dĩ đến 30.6.2008 số dư nguồn vốn của chi nhánh điều về NHN0 Việt Nam thấp hơn các năm trước do: sử dụng vốn của chi nhánh tăng lên, loại nguồn vốn phải DTBB và dự trữ thanh toán cũng tăng lên do khách hàng chuyển đổi từ nguồn vốn dài hạn sang nguồn vốn ngắn hạn.

2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No& PTNT CÂU GIÂY HÀ NỘI:

Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi Ngân hàng. Trên cơ sở các đảm bảo tín dụng, ngân hàng thực hiện giao vốn cho khách hàng sử dụng với cam kết của khách hàng sẽ thanh toán đầy đủ vốn và lãi khi đến hạn. Đây chính là nguyên tắc tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên thực tế lại rất phức tạp, các hợp đồng tín dụng luôn có khả năng bị vi phạm vì nhiều lý do, mà phổ biến nhất là do tình trạng khách hàng dây dưa không trả được nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi, hoặc một trong hai khoản đó. Từ đó làm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, gây ra rủi do tín dụng cho Ngân hàng.

Với số lượng khách hàng ngày càng đông đảo, thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, sự phát sinh nợ quá hạn tại

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở NHNo& PTNT Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w