TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 37 - 40)

• Bộ Thủy sản có trách nhiệm:

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hội, hiệp hội để thống nhất triển khai thực hiện Chương trình;

- Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đã được phê duyệt, các quy hoạch trong từng lĩnh vực cụ thể;

- Tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung Chương trình; tổng hợp, báo cáo và đề xuất các chính sách, cơ chế cần thiết để thúc đẩy thực hiện Chương trình;

- Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản.

• Các Bộ, ngành liên quan:

- Các Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách nhà nước và nghiên cứu các cơ chế, chính sách tạo điều kiện Bộ Thủy sản, các địa phương thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính - tín dụng và đầu tư, đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình thuận lợi và hiệu quả;

- Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thuỷ sản trong việc thực hiện các nhóm giải pháp khác liên quan của Chương trình.

 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương :

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình của địa phương mình, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình- Tổ chức, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất trên các lĩnh vực ngành thủy sản theo đúng quy hoạch của ngành và của địa phương;

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và đối với thủy sản nói riêng.

KẾT LUẬN

Liên Minh Châu ÂU (EU) là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học- công nghệ hùng mạnh vào bậc nhất thế giới, đồng thời là một thị trường rộng lớn, phát triển ở trình độ cao. Từ lâu Việt Nam đã xác định EU là một đối tác quan trọng và thị trường EU là thị trường chiến lược của mình. Sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, ký Hiệp định Hợp tác và các hợp đồng buôn bán với EU, quan hệ thương mại song phương đã phát triển mạnh.

Thủy sản là một mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, phải kể đến sự tác động của hệ thống chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua và xuất khẩu thủy sản sang EU không nằm ngoài sự tác động đó.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cũng như sang các thị trường khác vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn gây trở ngại không nhỏ cho việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU trong những năm tới, đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc, sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, điều này là hết sức cần thiết và cực kì quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, hiệu quả giữa các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc thực thi các chính sách vĩ mô của Nhà nước cũng như những qui chế, những yêu cầu của thị trường EU.

Với thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô và các bạn để tôi có điều kiện nghiên cứu vấn đề này 1 cách hoàn thiện ở phạm vi rộng và tầm cao hơn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 37 - 40)