CHƯƠNG 4: CÁC XU HƯỚNG KHÁC

Một phần của tài liệu xu hướng thay đổi trong chính sách đầu tư của thế giới những năm gần đây (Trang 33 - 40)

II. Những thay đổi trong chính sách FDI cấp quốc tế

CHƯƠNG 3: CÁC KHU VỰC ĐẦU TƯ TỰDO

CHƯƠNG 4: CÁC XU HƯỚNG KHÁC

I. Thay đổi trong chính sách đối với M&A qua biên giới

Trong vịng 10 năm qua, đã có hơn 2000 vụ mua lại và sáp nhập (M&A) qua biên giới bị hủy bỏ. Tổng trị giá của các thương vụ này lên đến 1800 tỉ USD, hay trung bình chiếm 15% tổng giá trị M&A mỗi năm. Tỉ trọng của số lượng và giá trị lên đến đỉnh điểm vào lúc cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra.

Tổng giá M&A được ký kết thành công và hủy bỏ và tỉ lệ phần trăm giá trị M&A bị hủy bỏ 2003-2012, UNCTAD WIR 2013

Từ năm 2008-2012, có khoảng 211 vụ M&A lớn bị thất bại, giá trị giao dịch của mỗi thương vụ là hơn 500 triệu USD. Nguyên nhân của sự thất bại này đến từ nhiều lý do. Hầu hết là do lợi ích kinh doanh, có thể là do một bên thứ ba trả giá cao hơn hoặc khơng đồng ý về các điều kiện tài chính khiến cho các doanh nghiệp phải cân nhắc và hủy bỏ. Các nguyên nhân này chiếm 81% sự thất bại của các thương vụ M&A.

Tỷ lệ phần trăm các nguyên nhân khiến các thương vụ M&A bị hủy bỏ 2008- 2012, UNCTAD WIR 2013

Tuy nhiên, việc hủy bỏ các thương vụ M&A cịn do một ngun nhân khác nữa đó là do các vấn đề pháp lý hoặc nguyên nhân chính trị. Trong một số trường hợp, cơng ty đã khơng chờ quyết định chính thức của chính phủ mà rút vốn khi nhận được dấu hiệu cho thấy nó sẽ khơng được sự chấp thuận, hoặc vì lý do kỹ thuật hoặc do nhận thức đối lập chính trị nói chung. Từ năm 2008 đến năm 2012, giá trị các vụ M&A bị rút lui khoảng 265 tỉ USD. Tỉ trọng của chúng so với tổng giá trị M&A qua biên giới bị hủy bỏ là khoảng 22% trong năm 2012, với đỉnh điểm là hơn 30% trong năm 2010, cho thấy tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên quan điểm pháp lý và chính trị của các chính phủ về tiếp quản qua biên giới. Mặc dù giá trị của các giao dịch rút lui giảm trong năm 2012, nhưng tỉ trọng vẫn còn tương đối cao.

Tổng giá trị các thương vụ M&A bị hủy bỏ do các quy định hoặc đối lập về chính trị và tỉ lệ phần trăm của chúng trong tổng giá trị M&A 2008-2012, UNCTAD WIR 2013

Các ngành chính mà các M&A rút lui trong giai đoạn này đó là các ngành cơng nghiệp khai khống chiếm 35%. Tiếp theo đó là các ngành cơng nghiệp sản xuất, dịch vụ tài chính và viễn thơng

Nếu xếp theo quốc gia có các cơng ty bị mua lại hay sáp nhập, thì Úc, Mỹ và Canada là 3 nước đứng đầu cả về số lượng lẫn giá trị các dự án M&A bị hủy bỏ. 3 nước này cũng đứng đầu về số lượng các thương vụ bị hủy bỏ với tư cách là chủ đầu tư.

10 nước chủ đầu tư và nhận đầu tư có các thương vụ M&A bị hủy bỏ nhiều nhất 2008-2012, UNCTAD WIR 2013

Cơng cụ chính sách để xem xét và từ chối M & A rất đa dạng. Hai loại cơ bản có thể phân biệt – loại thứ nhất áp dụng cho M & A không phụ thuộc vào quốc tịch

của công ty mua lại và loại thứ hai chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngồi (bảng III.4). Ví dụ quan trọng nhất của loại đầu tiên là luật cạnh tranh. Luật cạnh tranh có thể khơng chỉ áp dụng cho kế hoạch M & A ở nước sở tại, mà còn mở rộng đến M & A ở các nước thứ ba có ảnh hưởng đến thị trường trong nước (ví dụ như việc tiếp quản Gavilon bởi Marubeni). Các ví dụ khác là quy tắc chi phối việc chuyển nhượng cổ phiếu hoặc phát hành "cổ phiếu vàng", đem lại cho chủ sở hữu (thường là chính phủ) có quyền biểu quyết, quyền hạn tương xứng với giá trị của các cổ phiếu, mà có thể được sử dụng để ngăn chặn việc tiếp quản trong nước hoặc nước ngồi.

Cơng cụ chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động M&A qua biến giới, UNCTAD WIR 2013

Ví dụ về cơng cụ chính sách thứ hai bao gồm, trần sở hữu nước ngoài và thủ tục kiểm tra trong nước liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, mục tiêu của chính sách cơng nghiệp hoặc lợi ích quốc gia. Các quốc gia cũng có thể có những quy định đặc biệt cho những cá nhân đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước, hoặc cho các hoạt động đầu tư cá nhân (ví dụ như cơ sở hạ tầng quan trọng). Thủ tục sàng lọc này có thể yêu cầu các nhà đầu tư đóng góp tích cực cho

nền kinh tế sở tại để được thỏa thuận này phê duyệt, hoặc họ có thể yêu cầu chỉ đơn thuần là các đề xuất M & A khơng có một tác động tiêu cực ở nước sở tại.

Cuối cùng, có những ví dụ gần đây của "hậu M & A". Đó là chính sách của chính phủ nhằm đảo ngược việc mua lại của nước ngoài. Trong một số trường hợp, các chính phủ quốc hữu hóa các công ty sau khi các công ty này bị mua lại bởi nhà đầu tư nước ngồi; trong trường hợp khác, các chính phủ mua cổ phiếu của người nước ngồi hoặc đưa ra các chính sách ảnh hưởng tiêu cực đến các điều kiện hoạt động của các cơng ty nước ngồi.

II. Chính sách đối với từng khu vực kinh tế

Hầu hết các chính sách của các nước được đưa ra trong những năm gần đây đều liên quan đến một hoặc một số khu vực kinh tế hoặc ngành cụ thể. Trong đó có 2 khu vực nổi bật nhất đó là dịch vụ và cơng nghiệp chiến lược.

2.1Dịch vụ

Trong những năm trở lại đây các chính sách bắt đầu tập trung vào khu vực dịch vụ. Nội dung của chúng đa phần là tự do hóa và khuyến khích FDI. Các chính sách này hướng tới các ngành chính đó là bán lẻ, thương mại và dịch vụ tài chính. Từ năm 2003 đến 2012, số lượng chính sách có liên quan đến khu vực dịch vụ chiếm 68% trong tổng số chính sách. Trong năm 2012, sự phát triển này là rõ ràng nhất ở Ấn Độ.

2.2Công nghiệp chiến lược

Trái ngược với khu vực dịch vụ, các chính sách được áp dụng đối với các ngành công nghiệp chiến lược là nhắm bảo vệ và hạn chế các hoạt động đầu tư. Từ năm 2000 đến 2012, có gần 40% trong tổng số các quy định và chính sách hạn chế cho các ngành cơng nghiệp cụ thể nhắm vào ngành khai khoáng. Các ngành công nghiệp khác thường xuyên xuất hiện các quy định hoặc hạn chế liên quan đến đầu tư vì sự nhạy cảm chính trị hay kinh tế của chúng bao gồm, ví dụ, điện, khí, nước, và các dịch vụ tài chính. Ngồi ra, tất cả các ngành cơng nghiệp có thể bị áp dụng các biện pháp phi cơng nghiệp cụ thể, chẳng hạn như hạn chế về quyền sở hữu đất

đai. Tỷ trọng của các biện pháp quản lý hoặc hạn chế ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chiến lược do đó có thể cao hơn

Tỉ trọng các ngành bị ảnh hưởng bởi các quy định và chính sách đầu tư 2000- 2012, UNCTAD WIR 2013

Nguyên nhân của các quy định về FDI trong các ngành công nghiệp chiến lược này rất đa dạng.

-Thứ nhất, vai trị của các chính sách FDI trong các chính sách cơng nghiệp đã thay đổi. Trong quá khứ, chính sách hạn chế FDI đã được áp dụng với mục đích thúc đẩy các ngành cơng nghiệp non trẻ hoặc vì các lý do văn hóa xã hội. Phạm vi tương đối hẹp này đã được thay thế bằng một cách tiếp cận rộng hơn: hiện nay, các chính sách này cịn để bảo vệ các nhà tập đoàn lớn của quốc gia, các doanh nghiệp chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng;

-Thứ hai, một số nước đã thắt chặt các thủ tục an ninh quốc gia hoặc lợi ích kinh tế sàng lọc đối với FDI, một phần như là một phản ứng để tăng cường đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước và các quỹ tài sản có chủ quyền và tăng FDI vào tài nguyên thiên nhiên (cả trong ngành cơng nghiệp khai khống và nơng nghiệp);

-Thứ ba, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính gần đây có thể đã làm cho các chính phủ phản ứng nhanh hơn để vận động hành lang từ các ngành công nghiệp và xã hội để bảo vệ nền kinh tế quốc gia từ cạnh tranh nước ngoài.

Một phần của tài liệu xu hướng thay đổi trong chính sách đầu tư của thế giới những năm gần đây (Trang 33 - 40)