0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và sự phát hành IPO

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

II) TÌNH HÌNH IPO TỪ 9/2006 ĐẾN NAY

1) Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và sự phát hành IPO

hành IPO

a Nhóm yếu tố kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát

triển và giảm khi nền kinh tế kém phát triển; tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể của từng công ty. Theo tính toán của Chính phủ, năm 2007 tăng trưởng sẽ đạt 8,5%. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đồng tình với mức dự đoán này và cho rằng có thể đạt 10%. Chỉ cần nhìn vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong quý 1-2007 là thấy rõ: lợi nhuận trước thuế của ACB là 413 tỷ đồng (bằng 3,75 lần cùng kỳ năm ngoái), Sacombank là 302 tỷ đồng (188% so với cùng kỳ năm ngoái), Eximbank là 177 tỷ đồng (2,7 lần). Ngân hàng được xem như lăng kính của nền kinh tế nên có thể dự báo năm nay sẽ có nhiều doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự đoán sẽ đạt 20 tỷ USD trong năm 2007 (gấp đôi so với năm 2006). Việc giữ vững tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều năm liền có tác dụng giữ cho TTCK ổn định, tăng cường niềm tin của nhà đầu tư.

Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh,

lệch đáng kể qua theo dõi tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi trước hoạt động kinh doanh.

Thu nhập công ty, thu nhập hay lợi nhuận của công ty cũng được coi là

nhân tố tác động tới giá cổ phiếu. Những nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở dự đoán về mức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời điểm khác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theo chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu.

Cổ tức là nhân tố cơ bản, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất

điều này không khác gì một câu thành ngữ cổ xưa “1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2 con chim trong rừng”. Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng, thường xuyên mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ đông, là những người luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong tất cả các nhân tố báo chí sử dụng để giải thích về sự biến động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ở vị trí quan trọng gần đầu.

Lãi suất, mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay

đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập

này có làm tăng hay bù đắp cho mức biến động về lãi suất hay không. Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau:

Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức.

Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.

Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung thời kỳ lạm phát trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất tồi tệ. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.

Đối với những trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, bạn có thể hình dung ra một loạt các khả năng ngược lại khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh nghiệm và ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là

tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lãi suất.

Giá cả hàng hoá (lạm phát), Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung

cấp nhiều thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hoá. Từ năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng hoá có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê tăng vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào năm 1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát giá hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết năm và tiếp tục tăng cho đến đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu tăng vào năm 1946; giá cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp đổ vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ II.

Sự không nhất quán trong các phản ứng của giá cổ phiếu trước sự thay đổi giá hàng hoá đã làm nhà phân tích ngày càng chán nản bởi vì giá cổ phiếu trước đây thường có xu hướng biến động trước khi giá hàng hoá biến động tới vài tháng. Do vậy, dường như giá hàng hoá với tư cách là một chỉ số của giá chứng khoán tỏ ra không đáng tin cậy và có lẽ là không có giá trị.

Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự báo chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền. Lãi suất cơ bản (thường là lãi suất trái phiếu chính phủ) trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý đáng kể cho dù từ lâu nó chỉ được coi là một nhân tố không đáng kể chứ không phải là nhân tố hàng đầu. Bởi vì giá chứng khoán là một trong những chỉ số được coi trọng nhất trong 12 chỉ số hàng đầu, nên các nhà dự báo cho rằng tốt nhất nên dự tính lãi suất cơ bản theo giá chứng khoán hơn là dự đoán giá chứng khoán theo những thay đổi của lãi suất cơ bản. Về phía cầu, thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau:

Ngày 28/12, Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, trong đó quy định: người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư tại Việt Nam và được dùng tài khoản VND này để mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng để chuyển ra nước ngoài.

Như vậy, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2007 sẽ rất thuận lợi vào Việt Nam và cũng tiềm ẩn khả năng rút vốn ồ ạt chuyển ra nước ngoài khi có một “cú sốc” nào đó xảy ra.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian gần đây là các nhà đầu tư tương đối lớn, nhà đầu tư chiến lược, họ kỳ vọng vào lợi nhuận lâu dài, tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn của nước ngoài vào Việt Nam chỉ khoảng 1%, không đáng kể.

Do thị trường chứng khoán Việt Nam“bùng nổ” trong năm 2006 nên nhiều quỹ đầu tư đã và đang đổ hàng tỷ USD đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Trong năm 2007, chủ yếu là vốn của các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn với chiến lược đầu tư dài hạn.

Về phía cung, những thông tin trong những ngày cuối năm cho thấy, năm 2007 và 2008 sẽ có một lượng cung cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi khổng lồ tung ra thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định (ngày 29/12/2006) phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2007-2010.

Các chỉ số quan trọng khác bao gồm vốn vay liên ngân hàng, các khoản vay thương mại và dịch vụ, giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, và các số liệu về giao dịch và thanh toán của quỹ tương hỗ.

Đặc biệt, kể từ ngày 7/11/2006, ngày Việt Nam gia nhập WTO, một khoảng thời gian chưa đủ dài để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của WTO tới thị trường Việt Nam. Đặc biệt là thị trường chứng khoán non trẻ của nước ta. Tuy nhiên trong thời gian đó, chúng ta cũng có thể nhận ra những ảnh hưởng: Đầu tiên, đó là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong những tháng đầu năm 2007. Ngay sau tết nguyên đán, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán. Nhưng thực chất đó lại là sự mất cân bằng tâm lý của nhà đầu tư. Tiêu biểu là sự lên, xuống không theo quy luật của thị trường cổ phiếu. Điều này luôn xa vời với bản chất và quy luật phát triển của của nền kinh tế. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy khi quốc gia này trở thành thành viên của WTO, giá của một số cổ phiếu tăng trưởng nhiều lần so với trước 2001. Cổ phiếu Việt Nam cũng sẽ

tăng trưởng như thế khi mà giá hiện nay chỉ cao hơn vài chục lần đến vài trăm lần mệnh giá. Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đây và họ đánh giá được tiềm năng cũng như sự hấp dẫn của thị trường này. Công ty Merri Lynch (một trong những hãng tư vấn đầu tư nổi tiếng của Mỹ) nói rằng chỉ cần bạn bỏ tiền đầu tư vào cổ phiếu blue-chip ở Việt Nam và yên tâm 10 năm sau bạn sẽ kiếm được một khoản khá lớn mà không cần phải làm gì. Công ty bluechip đó sẽ kiếm lời cho bạn.

b. Nhóm yếu tố phi kinh tế

Nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tiếp theo là những yếu tố phi kinh tế, bao gồm sự thay đổi về các điều kiện chính trị, ví dụ chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố tự nhiên khác, và thay đổi về điều kiện văn hoá, như tiến bộ về công nghệ v…

Chẳng hạn như yếu tố chính trị. Chính trị tưởng như không có gì liên quan đến các hoạt động của thị trường chứng khoán, nhưng trên thực tế lại có ảnh hưởng rất nhạy đến động thái của thị trường chứng khoán. . Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt hoặc xấu tới TTCK, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm.Môi trường chính trị – xã hội luôn có những tác động nhất định đến hoạt độngcủa TTCK. Yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị, sửa đổi chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến TTCKMôi trường pháp luật là yếu tố quan trọng tác động tới TTCK.Do vậy môi trường pháp lý cần đuợc xem xét trên các góc độ:Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào, có đủ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay

không?Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật. Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúngđến TTCK.

Ví dụ: -Ngày 29/12/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoàn tất dự thảo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đó, có quy định làm xôn xao giới kinh doanh cổ phiếu, đó là cấm không cho các ngân hàng cho vay doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩm rủi ro cao là kinh doanh chứng khoán, không được cho vay không có bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư kinh doanh chứng khoán. Nếu quy định trên được chính thức ban hành và có hiệu lực thì nguồn cầu đầu tư vào cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

-Hay với chỉ thị 03 của Ngân hàng NN khống chế mức cho vay đầu tư chứng khoán ở mức 3% đối với các ngân hàng. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng trong thời gian qua mức dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán đều đã gần với mức hoạc vượt quá 3%, cá biệt có ngân hàng dư nợ đã lên tới 40 – 50%. Khi chỉ thị 03 có hiệu lực, bắt buộc các ngân hàng phải khống chế mức cho vay và thu hồi vốn. Chính điều này đã tạo áp lực không nhỏ lên rất nhiều nhà đầu tư và hạn chế lượng tiền luân chuyển trên thị trường và những thông tin về chính sách đã được đề cập trước đó như dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân mà theo đó, thuế thu nhập chuyển nhượng chứng khoán là 25%, chỉ thị về khống chế dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán… tiếp tục bị cho là nguyên nhân tác động đến nhà đầu tư trong nước, kéo theo mức cầu trên thị trường giảm xuống.

Các yếu tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường, bao gồm sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm yếu tố thứ ba tác động tới giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ đợi thái quá từ việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao nhờ sự phát đạt của công ty, và ngược lại do dự đoán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

×