Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Địa (Trang 38 - 39)

V. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn:

2/Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.

3/Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng ở Tây Nguyên bị mất trong năm 2011 (đơn vị: ha)

Tỉnh Tổng diện tích rừng bị mất Rừng bị chặt pháTrong đóRừng bị cháy Kon Tum 382,6 93,2 289,4 Gia Lai 244,3 36,7 207,6 Đăk Lăk 840,7 563,7 277,0 Đăk Nông 308,8 273,5 35,3 Lâm Đồng 250,5 225,2 25,3

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện diện tích rừng bị chặt phá và bị cháy ở các tỉnh Tây Nguyên năm 2011 và nêu nhận xét.

BÀI 39 VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU ỞĐÔNG NAM BỘ ĐÔNG NAM BỘ

I.Kiến thức trọng tâm:

I/ Khái quát chung: gồm TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà

Rịa-Vũng Tàu.

-Diện tích: 23,6 nghìn km2 (7,1% diện tích cả nước). Dân số: 12 triệu người (14,3% dân số cả nước) là vùng có diện tích nhỏ, dân số thuộc loại trung bình.

-Tiếp giáp: NTB, Tây Nguyên, ĐBSCL, Campuchia và biển Đông thuận lợi giao thương trong và ngoài nước.

-Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

-Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, trình độ phát triển kinh tế cao hơn các vùng khác.

II/Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:

1/Trong CN và nông lâm nghiệp:

Hướng khai thác Nguyên nhân

công nghiệp

-Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn.

-Sử dụng điện từ đường dây cao áp 500KV

-Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức .

-Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.

*Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao.

*Vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch. nước (55,6% GTSLCN cả nước), nổi bật là các ngành công nghệ cao. - tập trung nhiều KCN, KCX quan trọng Trong nông – lâm nghiệp

-Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng (hồ Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hòa) cung cấp nước cho sản xuất vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên…

- thay đổi cơ cấu giống cây trồng để tăng sản lượng - Bảo vệ và quy hoạch tốt vốn rừng.

-là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước

-giữ nguồn nước ngầm, môi trường sinh thái.

2/Trong phát triển tổng hợp kinh tếbiển:

a- Lý do phải khai thác tổng hợp kinh tế biển:

-Vùng biển ĐNB có đầy đủ điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế vùng, đặc biệt từ khi phát hiện và khai thác dầu khí.

- Khai thác tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường biển, phục vụ khai thác lâu dài, bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Các ngành kinh tế biển:

-Khai thác dầu khí (từ 1986) đã đẩy mạnh sự phát triển của vùng. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu sẽ góp phần phát triển kinh tế của vùng.

-Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

-Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng. -Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản để cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến của vùng.

II.Trả lời câu hỏi và bài tập: 1. Dựa vào bảng số liệu sau:

Thu nhập bình quân hàng tháng/người theo giá thực tế ( đơn vị: tỷ đồng)

1999 2002 2004 2006

Cả nước 295 356 484 636

Tây Nguyên 345 244 390 522

Đông Nam Bộ 571 667 893 1146

Vẽ biểu đồ đường biểu diễn thu nhập bình quân hàng tháng/người của cả nước và hai vùng nêu trên. Nhận xét về sự phát triển và phân hóa thu nhập giữa các vùng.

2. Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của một số vùng ( đơn vị: %)

1977 1997 2007

Đồng bằng sông Hồng 36,3 18,0 21,9

Đông Nam Bộ 29,6 50,6 53,2

Đồng bằng sông Cửu Long 5,3 10,5 9,2

Nhận xét về sự thay đổi tỷ trọng công nghiệp giữa các vùng giai đoạn 1977-2007. Nêu vai trò của Đông Nam Bộ trong sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn trên.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Địa (Trang 38 - 39)