Nghệ thuật tiếp cận: Nếu chúng ta chụp những đồ vật cố định, hoặc những người mẫu chuyên nghiệp,… Khoảnh khắc chụp luôn rất quan trọng trong việc hình thành tác phẩm. Bởi nghệ thuật Nhiếp ảnh là trò chơi của ánh sáng. Với Ảnh Đời thường cũng vậy, thậm chí là khó hơn. Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là cái nhìn của người được (bị) chụp đối với người đang ở trước họ (nhiếp ảnh gia): -Họ có chấp nhận cho bạn ghi lại các hoạt động tự nhiên của họ hay không? Và thậm chí, -Nếu họ đồng ý cho việc bạn ghi lại, thì hành động của họ có còn tự nhiên nữa hay không?. Đặt bản thân
mình vào hoàn cảnh đó, chúng ta thấy rằng, tiếp cận đối tượng và trở nên “vô hình” là điều mà nhiếp ảnh gia phải cố gắng đạt được. Nhưng rõ ràng là chúng ta không thể “vô hình” . Vậy làm sao
để chúng ta hiện diện ở đó mà mọi việc vẫn tiến triển theo hiện tượng khách quan của nó vốn có? Đó thật sự là kinh nghiệm và sự tinh tế trong nghệ thuật tiếp cận.
Ở ảnh này, nhiếp ảnh gia Na Sơn muốn người xem hút về cặp mắt của chủ thể trong ảnh – Người nghệ sĩ xiếc-, Sự trầm ngâm của đối tượng được miêu tả một cách sống động qua ánh mắt. Điểm nổi bậc của tấm ảnh là sự tự nhiên của nhân vật, không bị xao động bởi sự có mặt của nhiếp ảnh gia.
Rạp xiếc TW – Nason – Hà Nội – 05.2010 Cái nhìn tinh tế và sự nhạy bén:
Đường số 6 – Nason - # - 05.2010
Khai thác góc chụp một cách táo bạo và luôn đi tìm sự sáng tạo: Sự định hướng trong { tưởng sáng tác thể hiện rõ nội dung của tác giả cần chuyển tới người xem.
Bầu sô ca nhạc – Nason - # - 02.2010