Chất lượng cán bộ và công tác cán bộ ở Cục Hảiquan tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở hải quan quảng ninh hiện nay (Trang 46 - 83)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Chất lượng cán bộ và công tác cán bộ ở Cục Hảiquan tỉnh Quảng Ninh

Ninh giai đoạn 2010-2014

2.2.1. Phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng

2.2.1.1. Phân tích số lượng lao động:

Đối với ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng thì số lượng lao động được cấp (biên chế) hàng năm là một trong những yếu tố quan trọng để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Bảng 2.7. Số lượng lao động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Số lượng lao động 513 531 536 562 559 2 Chỉ số biến động định gốc (%) 100 103,5 104,5 109,6 108,9

3 Chỉ số biến động liên hoàn (%) 100 103,5 100,9 104,8 99,5

Hình 2.1. Biểu đồ chỉ số biến động định gốc và biến động liên hoàn số lượng lao động giai đoạn 2010 - 2014

Giai đoạn 2010 - 2014 : Số lượng cán bộ công chức của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh hầu hết đều được tăng theo các năm: Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 18 người tức 3,5%. Trong năm 2013 và 2014 số lượng tăng so với năm 2010 là 49 và 46 người tức 9,6% và 9,0% (Tỉ lệ tăng trung bình trong 05 năm là 5,3 %). Tuy nhiên, so với tỷ lệ tăng của khối lượng công việc cũng như những nhiệm vụ mà Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh phải thực hiện như Số tờ khai Hải quan (2,96%); Số vụ buôn lậu gian lận thương mại, tội phạm vê ma túy (1,52%); Số thuế được giao (37,63%),… thì chúng ta nhận thấy tỉ lệ tăng biên chế luôn ở mức thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ tăng của khối lượng công việc (theo nguyên tắc thông thường thì cứ khối lượng công việc tăng 10% thì biên chế phải tăng theo tương ứng là 1%), điều này cho thấy việc cấp biên chế cho Cục Hải quan Quảng Ninh của các cấp để giúp cho đơn vị đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao cũng còn rất nhiều bất hợp lý.

* Cơ cấu theo vị trí, lĩnh vực công tác:

Do yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ của Ngành Hải quan có sự thay đổi do vậy về cơ cấu tổ chức, bộ máy bên trong của các đơn vị trong Ngành Hải quan cũng có sự biến đổi theo để phù hợp với tình hình chung, dẫn theo đó là cơ cấu lao động tại các bộ phận, lĩnh vực cũng có sự thay đổi, vì vậy nếu phân tích cơ cấu lao động cho cả giai đoạn 2005-2009 có thể sẽ không được chính xác và không phản ánh đúng thực trạng của việc bố trí lao động tại các vị trí, lĩnh vực công tác nên trong luận văn tác giả xin chỉ phân tích số liệu về cơ cấu lao động trong 02 năm 2013 và 2014, bởi đây là hai năm bộ máy tổ chức tương đối ổn định, không có những sự thay đổi lớn để từ đó tìm thấy được sự phân bố lao động hợp lý hay không hợp lý giữa các vị trí, lĩnh vực công tác:

Bảng 2.8. Cơ cấu lao động theo vị trí, lĩnh vực công tác

Lĩnh vực công tác TH năm 2013 (Người) Tỷ trọng (%) TH năm 2014 (Người) Tỷ trọng (%) So sánh TH năm 2014 với TH năm 2013 ± % Tổng quân số 562 100 559 100 -03 99,47 Lãnh đạo quản lý (Tính từ cấp phó Đội, Tổ công tác trở lên) 132 23,49 134 23,97 02 1,52 Lao động tại các phòng,

ban tham mưu 93 16,55 91 16,28 -02 -2,15

Lao động trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ ở các Chi cục, Đội KSHQ và tương đương

337 59,96 334 59,75 -03 -0,89

Qua số liệu được nêu trong bảng 2.7 cho thấy, năm 2014 biên chế của Cục Hải quan tỉnh giảm đi 03 người, tương ứng với 0,53 % so với năm 2013,

tương ứng với số lượng lao động trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ giảm 03 người. Như vậy có thể thấy sự phân bố lao động giữa các vị trí, lĩnh vực công tác chưa thật sự hợp lý bởi trong thực tế nhiệm vụ chính trị của Cục Hải quan Quảng Ninh trong những năm qua đều tăng dần theo từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó cũng có nghĩa là khối lượng công việc của những lao động trực tiếp các khâu nghiệp vụ ở các Chi cục, Đội KSHQ và tương đương cũng tăng cao hơn và đòi hỏi phải được bố trí số lượng lao động nhiều hơn để có thể đảm đương và giải quyết tốt công việc cũng như giảm áp lực công việc cho lực lượng lao động tại những bộ phận này.

2.2.1.3. Phân tích tình hình quản lý chất lượng lao động

* Phân tích chất lượng lao động theo trình độ:

Bảng 2.9. Tổng hợp chất lượng lao động theo trình độ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2014

TT Số lượng lao động

Năm Năm Năm Năm Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Số lượng Kết cấu

% Số lượng Kết cấu % Số lượng Kết cấu % Số lượng(người) Kết cấu % Số lượng(người) Kết cấu % (người) (người) (người)

Tổng số lao động 513 531 536 562 559 1 Trình độ chuyên môn Tiến sỹ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Thạc sỹ 7 1,36 12 2,26 17 3,17 34 6,05 35 6,26 Đại học, 462 90,06 478 90,02 477 88,99 484 86,12 476 85,15 Cao đẳng và Trung cấp PTTH và khác 44 8,58 41 7,72 42 7,84 44 7,83 48 8,59 2 Trình độ lý luận chính trị

Cao cấp Trung cấp 111 21,64 135 25,42 129 24,07 133 23,67 132 23,61 3 Trình độ ngoại ngữ Đại học, Cao đẳng 24 4,68 24 4,52 24 4,48 23 4,09 21 3,76 Chứng chỉ B trở lên 290 56,53 345 64,97 308 57,46 331 58,90 326 58,32 4 Trình độ Tin học Đại học, Cao đẳng 34 6,63 37 6,97 37 6,90 39 6,94 39 6,98 Cơ sở 431 84,02 445 83,80 447 83,40 468 83,27 460 82,29

Qua phân tích số liệu tại Bảng 2.8 cho ta thấy trình độ mọi mặt của lực lượng lao động tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh về cơ bản là tương đối cao và đều được tăng dần qua từng năm nhưng với một tỷ trọng không đều, trong đó riêng trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ, tin học là được cải thiện nhiều nhất, điều này xuất phát từ 2 vấn đề chính:

Một là, với vai trò là người gác cửa nền kinh tế quốc gia đồng thời cũng là những người đầu tiên và cuối cùng tiếp xúc với hành khách XNC, do vậy trong điều kiện nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế khu vực và thế giới nên đòi hỏi người công chức Hải quan ngày càng phải có một trình độ chuyên môn cao, kiến thức về tin học, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp vững để có thể đáp ứng được yêu cầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ những yêu cầu thực tiễn trên nên trong những năm qua, điều kiện để tuyển dụng lực lượng lao động mới của Ngành Hải quan nói chung ngày càng được nâng cao (chỉ thi tuyển đối với những trường hợp tốt nghiệp đại học chính quy).

Hai là, công tác đào tạo và đào tạo lại của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thường xuyên được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả: Làm tốt công tác rà soát, thống kê trình độ mọi mặt của CBCC, từ đó khi phát hiện những trường hợp có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng yêu cầu công việc để quan tâm, bố trí đi học nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ cho CBCC. Chính điều này đã làm cho tỉ lệ người có bằng cấp chuyên môn cũng như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở trình độ cao ngày càng tăng lên

Tuy nhiên, nhìn về mặt số lượng thì thấy đội ngũ công chức, lao động tại Cục Hải quan tỉnh có thể đáp ứng tốt được yêu cầu nhiệm vụ nhưng thực chất về mặt chất lượng thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những CBCC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc một cách tốt nhất vì một số công chức mặc dù

có trình độ đại học, cao đẳng nhưng vẫn còn thiếu những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng tổng hợp, do vậy trong thời gian tiếp theo rất cần phải tổ chức các khoá đào tạo, bồi

dưỡng bổ sung những kỹ năng này cho lực lượng lao động tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

* Phân tích chất lượng lao động theo độ tuổi:

Bảng 2.10. Chất lượng lao động theo độ tuổi của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Người TT Số lượng lao động phân theo độ tuổi

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % 1 lao độngTổng số 513 531 536 562 559 2 Dưới 30 tuổi 104 20,27 98 18,46 92 17,16 99 17,62 86 15,38 17,77 3 Từ 30 ÷ 50 tuổi 346 67,45 361 67,98 366 68,28 377 67,08 381 68,16 67,80 4 Trên 50 tuổi 63 12,28 72 13,56 78 14,56 86 15,30 92 16,46 14,43

Hình 2.2. Chất lượng lao động theo độ tuổi giai đoạn 2010 - 2014

Phân tích số liệu tại bảng 2.9 ta thấy:

- Số lượng lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm trung bình khoảng 17,77% trên tổng số lực lượng lao động của Cục Hải quan Quảng Ninh, đây là lực lượng trẻ, năng động, được đào tạo cơ bản tuy nhiên cũng là lực lượng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác nên cần được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và kèm cặp thêm.

- Số lượng lao động có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm một tỷ trọng rất cao (trung bình 67,80% so với tổng số lao động), đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong công tác; Trên thực tế lực lượng này trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều công sức vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

- Số lượng lao động ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ ít nhất (14,43%), đây là số lao động có rất nhiều kinh nghiệm công tác và hầu hết làm công tác quản lý ở các cấp hoặc những công chức có thâm niên công tác cao.

Qua phân tích các số liệu trên có thể thấy độ tuổi lao động trong giai đoạn 2010-2014 của Cục Hải quan Quảng Ninh về cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian tới cũng cần tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ công chức trẻ được đào tạo bài bản, chính quy để phục vụ cho công tác kế cận, dự nguồn.

* Phân tích chất lượng lao động theo giới tính:

Bảng 2.11. Chất lượng lao động theo giới tính của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014

TT Năm Tổng số người Giới tính

Nam Nữ Tỉ lệ Nữ /Tổng số (%) 1 2010 513 401 112 21,8 2 2011 531 414 117 22,0 3 2012 536 42 116 21,6 4 2013 562 434 128 22,8 5 2014 559 431 128 22,9

Hình 2.3. Chất lượng lao động theo giới tính giai đoạn 2010 - 2014

Phân tích số liệu trong Bảng 2.10 ta nhận thấy tỷ lệ lao động nữ trên tổng số lao động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong 05 năm (2010- 2014) cơ bản có sự thay đổi không đáng kể, điều này phản ánh đúng nhu cầu về lực lượng lao động nữ trong cơ quan bởi do đặc thù hoạt động của Ngành là thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới và tội phạm về ma tuý…nên các hoạt động hầu hết diễn ra tại nơi biên giới, hải đảo xa xôi, cường độ lao động nặng nhọc, vất vả và

nhiều công việc cũng rất nguy hiểm nên những công chức là nam giới sẽ đảm trách tốt hơn những công chức là nữ giới.

Tuy nhiên, sau này khi các hoạt động nghiệp vụ được ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhiều hơn thì nhiều vị trí công tác cũng có thể giao cho nữ giới đảm trách được. Vì vậy, trong hướng tuyển dụng nhân lực trong tương lai Cục Hải quan tỉnh cũng nên chú trọng vấn đề này để khuyến khích đội ngũ CBCC trong đơn vị phát triển cân bằng về giới.

Ngoài ra việc cân bằng về giới tính cũng làm cho các hoạt động khác hoạt động sẽ tốt hơn như công tác phong trào, đoàn thể… qua đó góp phần giúp cho đời sống tinh thần của CBCC trong đơn vị được hài hòa.

2.2.2. Công tác cán bộ ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Tuyển dụng, đào tạo, phát triển ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh * Các điều kiện về tuyển dụng, điều kiện lao động.

a. Tuyển dụng

Trong những năm qua công tác tuyển dụng tại Cục Hải quan Quảng Ninh được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng chỉ đạo, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo phân cấp và quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy định. Công chức sau khi tuyển dụng đã được bố trí, phân công, sử dụng hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn được đào tạo của từng người.

Tuy nhiên, do sự phân cấp trong công tác tuyển dụng hiện nay nên tại cấp Cục Hải quan địa phương như Cục Hải quan Quảng Ninh mới chỉ được dừng lại ở khâu sơ tuyển thí sinh (bao gồm sơ tuyển qua hồ sơ và hình thức) còn các nội dung về kiến thức, hình thức thi tuyển đều do Tổng cục Hải quan thực hiện chung cho toàn Ngành. Điều này là một hạn chế lớn trong công tác tuyển dụng lao động đối với Cục Hải quan Quảng Ninh, bởi các thí sinh khi tham dự kỳ thi tuyển sẽ thực hiện cùng một nội dung thi được áp dụng chung

trong toàn Ngành bao gồm các nội dung về môn Hành chính Nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Với cách làm này thì các Cục Hải quan địa phương nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng sẽ rất khó lựa chọn được những ứng viên theo mong muốn của mình bởi việc tổ chức tuyển dụng như trên sẽ rất khó tìm được những ứng viên có khả năng đáp ứng sát được với yêu cầu công việc thực tế của địa phương, nhất là đối với những vị trí công việc đang cần bổ sung nhân lực. Do đó, sau khi tuyển dụng xong lại cần phải có một thời gian cần thiết cùng với những công chức có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cứng để bồi dưỡng, kèm cặp thì những ứng viên này mới có thể đảm đương được công việc theo yêu cầu.

b. Điều kiện lao động

Cùng với việc thường xuyên nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và sự quan tâm của Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh và các tổ chức đoàn thể trong việc quan tâm, chăm lo đến đời sống và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để giúp cho CBCC, người lao động yên tâm lao động, công tác nên nhìn chung môi trường làm việc và điều kiện lao động của cán bộ công chức, người lao động tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong những năm qua và hiện nay tương đối tốt, với những trụ sở và địa điểm làm việc khang trang, trang thiết bị hiện đại, các điều kiện về bảo hộ lao động và công cụ hỗ trợ cơ bản đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu.

* Các điều kiện về đào tạo, phát triển:

- Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới của đất nước đã đòi hỏi các hoạt động nghiệp vụ của Ngành Hải quan nói chung phải từng bước được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế như: Công ước Kyoto sửa đổi (các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp của Phụ lục tổng

quát) và các công cụ khác của WCO; Các hiệp định của WTO liên quan đến xác định trị giá, bảo hộ, chống phá giá và đối kháng, hạn chế các biện pháp phi quan thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...; Các hiệp định tự do thương mại khu vực hoặc song phương…

Xuất phát từ yêu cầu đó nên những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở hải quan quảng ninh hiện nay (Trang 46 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w