Máy thu phân tập đa đường hay máy thu RAKE

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ 3G CDMA KỸ THUẬT TRẢI PHỔ (Trang 49 - 53)

- Các kênh truyền tải chung:

3.12.Máy thu phân tập đa đường hay máy thu RAKE

3. Điều chế BPSK và QPSK 1 Điều chế BPSK

3.12.Máy thu phân tập đa đường hay máy thu RAKE

Phađinh đa đường trên kênh vô tuyến dẫn đến tán thời và chọn lọc tần số làm hỏng tín hiệu thu. Để đánh giá hiện tượng tán thời trên đường truyền vô tuyến, người ta phát đi một xung hẹp (xung kim) và đo đáp ứng xung này tại phía thu. Đáp ứng này là bức tranh thể hiện sự phụ thuộc công suất của các đường truyền khác nhau đến máy thu vào thời gian trễ của các đường truyền này. Đáp ứng này được gọi là lý lịch trễ công suất. Hình 3.5a cho thấy truyền sóng đa đường và hình 3.5b cho thấy thí dụ về lý lịch trễ công suất.

Hình 20 Truyền sóng đa đường và lý lịch trễ công suất

Chuỗi tín hiệu giả ngẫu nhiên được phát đi ở CDMA có thuộc tính là các phiên bản dịch thời của nó tại phía thu hầu như không tương quan. Như vậy một tín hiệu được truyền từ máy phát đến máy thu theo nhiều đường khác nhau (thời gian trễ khác nhau) có thể được phân giải vào các tín hiệu phađinh khác nhau bằng cách lấy tương quan tín hiệu thu chứa nhiều phiên bản dịch thời của chuỗi giả ngẫu nhiên. Máy thu sử dụng nguyên lý này được gọi là máy thu phân tập đa đường hay máy thu RAKE (hình 21).

Trong máy thu RAKE để nhận được các phiên bản dịch thời của chuỗi ngẫu nhiên, tín hiệu thu phải đi qua đường trễ trước khi được lấy tương quan và được kết hợp. Đường trễ bao gồm nhiều mắt trễ có thời gian trễ bằng

thời gian một chip Tc. Máy thu dịch định thời bản sao mã trải phổ từng chip cho

từng ký hiệu thông tin để giải trải phổ ký hiệu trong vùng một ký hiệu và tạo nên lý lịch trễ công suất (xem hình 20). Với tham khảo lý lịch trễ công suất (bức tranh thể hiện công suất và trễ của các đường truyền) được tạo ra, máy thu chọn các đường truyền có công suất vượt ngưỡng để kết hợp RAKE trên cơ sở số lượng bộ tương quan, bộ ước tính kênh và bộ bù trừ thay đổi pha (được gọi là các ngón máy thu RAKE). Trong trường hợp áp dụng thu phân tập không gian hay phân tập giữa các đoạn ô, lý lịch trễ công suất được tạo ra cho mỗi nhánh và các đường truyền được chọn từ lý lịch trễ công suất suất tổng hợp của tất cả các nhánh. Trong thực tế, vì các tín hiệu trải phổ gồm nhiễu của các người sử dụng khác và các tín hiệu đa đường của kênh người sử dụng, nên giá trị ngưỡng được lập dưạ trên mức công suất tạp âm nền và các đường truyền có SIR hiệu dụng (có công suất thu vượt ngưỡng) được chọn. Vì MS chuyển động (hoặc môi trường truyền sóng thay đổi khi MS cố định), nên vị trí đường truyền (thời gian trễ) được kết hợp RAKE cũng sẽ thường xuyên thay đổi, máy phải định kỳ cập nhật lý lịch trễ đường truyền và cập nhật các đường truyền được kết hợp RAKE trên cơ sở lý lịch mới (quá trình này được gọi là tìm kiếm đường truyền vì nó liên quan đến tìm kiếm đường truyền để kết hợp RAKE).

KẾT LUẬN

Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo

hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Quốc Trung, đề tài của em đã được hoàn thành,

mặc dù vẫn còn thiếu sót do những nghiên cứu trên mới chỉ là những nghiên cứu cơ bản, ban đầu từ những nguồn tài liệu đươc thầy giáo hướng dẫn cung cấp và tham khảo từ nhiều phương tiện khác . Nhưng sau khi nghiên cứu xong đề tài này em đã có cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực khác của viễn thông . Có cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin di động của thế giới cũng như Việt Nam . biết được các nguyên lý chức năng của các thành phần cấu tạo nên hệ thống thông tin di động 3G qua đó nhận định và định hình được đường lối , xu hướng phát triển của viễn thông Việt Nam. Những kiến thức này sẽ là nền tảng của em khi tiếp xúc với công viêc của em sau này khi ra trường.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quốc

Trung, đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tailieu.vn.com

2. Bài giảng thông tin di động WCDMA- Thầy Phạm Công Hùng

3. Nguyễn Phạm Anh Dũng- giáo trình thông tin di đông thế hệ thứ 3 , học viện bưu chính viễn thông , nhà xuât bản bưu điện 2004

4. Công nghệ CDMA –nhà xuât bản thanh niên 1996 5. Google.com.vn

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ 3G CDMA KỸ THUẬT TRẢI PHỔ (Trang 49 - 53)