Hoạt động khai thác các yếu tố văn hóa H’Mông của Haratour

Một phần của tài liệu khai thác văn hoá h’mông của công ty cp dịch vụ du lịch đường sắt hà nội để phát triển du lịch ở sa pa - lào cai (Trang 29 - 46)

1.1. Các yếu tố văn hoá vật chất.

Đường giao thông đã mở mang nên việc trao đổi hàng hoá của đồng bào H’Mông với các dân tộc quanh vùng được thuận tiện hơn rất nhiều, đời sống của họ được nâng lên rõ rệt. Hạ tầng cơ sở được cải thiện tốt là điều kiện khách quan cho đưa du lịch đến các vùng miền núi nói chung, khai thác các tour du lịch văn hoá đến vùng người Hmông nói riêng trong khoảng một thập kỷ vừa qua phát triển với tốc độ khá nhanh.

Với lợi thế của một hãng du lịch đường sắt có tuyến đường sắt Hà nội - Lào cai, Trung tâm du lịch Đường sắt Hà nội (Haratour) đã tập trung nghiên cứu xây dựng các chương trình du lịch đến vùng văn hoá rất đặc trưng này. Cần nói thêm rằng giám đốc Haratour là người duy nhất ở Việt nam có học vị tiến sỹ Dân tộc học nên có thuận lợi hơn nhiều so với các công ty khác. Haratour không chỉ tổ chức các Tour cho khách du lịch trong nước đi theo tuyến Hà Nội - Sa Pa mà còn đi đến các bản làng. Đặc biệt Haratuor còn tổ chức thành công các tour cho khách nước ngoài đi từ Hà Nội đến Lào Cai bằng các toa tàu hoả chất lượng cao do chính công ty đầu tư riêng. Khi đến ga Lào cai, khách sẽ được xe ô tô đưa đi thăm Sa Pa, đến các bản làng dân tộc H’Mông, thăm quan và tìm hiểu đời sống sinh hoạt của đồng bào, tham dự các lễ hội, các phiên chợ ở Sa Pa. Hơn thế nữa khách có thể đặt các Tour đặc biệt xem các tiết mục biểu diễn đặc sắc của các dân tôc, đi đến chợ Bắc Hà và có thể đi đến Điện Biên.

* Về văn hoá ẩm thực: Khách du lịch không chỉ tìm hiểu mà còn có thể xem cách chế biến và thưởng thức các món như :

- Cơm: Người H’Mông gọi món cơm với tên chung là mó. Tuỳ từng nguyên liệu nấu mà kèm thêm phụ danh; chẳng hạn, nấu bằng gạo là mó plê,

Đặc sản miền núi rừng

nấu ngô - mó cừ, độn lẫn sắn - mó cò. Cách nấu cơm truyền thống gồm hai công đoạn: lần thứ nhất nấu hoặc đồ nửa sống, nửa chín sau đó trút ra giá cho khô rồi đồ lại lần thứ hai.

Với ngô họ xay thành bột hoặc chỉ xay thành hạt nhỏ rồi độn với gạo.

Sắn ăn độn cũng được chế biến bằng cách thái lát mỏng, hoặc nạo thành sợi đem trộn với gạo rồi nấu như trên.

Mó chà sang (cơm lam) khá phổ biến ở vùng người H’Mông. Đồng bào thường chế biến trong lúc đi nương hoặc đi rừng. Đối với cơm tẻ, họ chặt một ống luồng, rửa sạch, đun nước gần sôi mới đổ gạo vào. Khi gạo sắp chín, chắt bớt nước, nút ống bằng lá rồi để cho cơm chín bằng lửa than. Đối với cơm nếp: người ta dùng ống nứa để nấu.

Khách đến chơi nhà là nam giới thì chủ nhà nhất thiết tiếp mâm riêng. Phụ nữ có trách nhiệm phục vụ khách ăn trước. Nếu khách là nữ đến chơi vào lúc khan hiếm thức ăn có thể ngồi chung mâm với gia đình. Nơi đặt mâm tiếp khách thường là ở gian giữa.

Tết của người H’Mông thường sớm hơn tết của người Việt khoảng một tháng. Vào dịp này người ta thường tổ chức gói bánh, làm thịt lợn, gà. Đối với những gia đình có điều kiện khá giả có thể thịt bò, đây cũng là dịp người ta tổ chức cúng lễ ma nhà để cầu mong một năm mới tốt lành. Ngoài Tết Nguyên Đán, người ta còn tổ chức đều đặn các lễ tết khác như Tết cơm mới, cúng ma buồng hoặc những lễ cúng đột suất khác như: lễ đặt tên cho trẻ mới sinh hoặc khi có người đau ốm.

Những năm gần đây người H’Mông và nhiều dân tộc thiểu số cũng ăn tết trùng với tết Nguyên đán của người Việt. Món ăn và đồ uống trong ngày tết cũng phong phú hơn nhiều.

Nướng là món ăn rất phổ biến của người H’Mông. Người ta có thể làm theo hai cách: tẩm ướp với gia vị rồi nướng hoặc nướng rồi ăn với nước chấm.

Món bánh, vào các dịp lễ tết, người ta làm các món bánh như bánh rán (dúa ki), bánh chưng (dúa chỗng pua), bánh dày (dúa túa).

Một món ăn đặc trưng của dân tộc H’Mông là món "thắng cố". Nghĩa đen của nó là canh chảo. Món này là tất cả các loại thịt, xương, lòng, gan, tim, phổi của một con vật như bò, dê, chó... được chặt thành miếng nhỏ nấu chung trong một chảo. Vào những dịp quan trọng như cưới xin, ma chay... đồng bào hay nấu món thắng cố.

Thắng cố - món ăn đặc sản của người H'Mông

* Đồ uống

Đồ uống của người H’Mông tương đối đơn giản. Hàng ngày, ở nhà đồng bào uống nước rau, nước lã, nước chè sẵn thứ nào uống thứ đó. Nguồn nước là yếu tố rất quan trọng. Người H’Mông kiêng không uống nước chảy từ nhũ đá vôi xuống bởi họ cho rằng nước đó không sạch, dễ gây bệnh bướu cổ. Khi đi rừng, nếu thiếu nước, họ có thể lấy nước từ một số loại cây rừng. Theo kinh nghiệm của đồng bào: cây tóc non có nước quanh năm, cây bương hoặc cây nứa non chỉ có thể lấy nước vào tháng 4 hoặc tháng 5.

Người H’Mông uống rượu tự nấu từ ngô, gạo, sắn và một số cây rừng.

Để nấu rượu từ thóc và ngô, người ta luộc hạt thóc hoặc ninh hạt ngô sau đó ủ men (từ 12-13 ngày với thóc, gần một tháng đối với ngô) rồi đem cất rượu.

Rượu sắn được nấu bằng cách: sắn tươi bóc vỏ, cắt khúc rồi đem luộc chín. Khi sắn nguội, người ta rắc men rồi đem ủ, sau 6-7 ngày thì đem ra cất rượu. Ngoài các nguyên liệu kể trên, người H’Mông còn nấu rượu bằng một số loại cây

có bột như thân cây báng hoặc cây cây chông.

* Đồ hút

Người H’Mông hút thuốc lá khá phổ biến. Thuốc do họ tự trồng, chế biến lấy để hút dần. Trong vùng người H’Mông trước đây có nhiều người trồng và hút thuốc phiện.

1.2. Các yếu tố văn hoá tinh thần.

Các chương trình tham quan này của Haratour đều có các hoạt động tìm hiểu văn hoá tinh thần của người H’Mông. Du khách được hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, có sắc xanh của núi rừng, cỏ cây, có ánh bạc của thác nước mây trời, và sắc đỏ sặc sỡ của những váy áo được trang trí hoa văn khéo léo. Đặc biệt hơn nữa là được hòa mình vào điệu múa tiếng khèn của những chàng trai cô gái H’Mông trẻ trung, xinh đẹp, được giao lưu với người dân địa phương nơi đây.

Điển hình là các lễ hội truyền thống nơi đây: lễ hội Gầu tào, Nào Sồng được tổ chức rất vui, thu hút mọi lứa tuổi tham gia. Các cô gái mặc những bộ quần áo mới và mang theo ô, đàn môi. Các chàng trai mang theo khèn, sáo, nhị. Các em thiếu nhi mang theo con quay và những đồ chơi hợp sở thích. Lại có người mang theo chim, ngựa, gà để so tài với nhau.

Cùng nhau thổi kèn trong ngày hội

Trong những ngày hội, người H’Mông thường tổ chức nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, đua ngựa, bắn súng, bắn nỏ, chọi chim, chọi gà, ném còn, đánh quay, múa khèn, kéo nhị, thổi sáo… Đặc biệt, lôi cuốn nhiều người tham gia hơn cả vẫn là thi hát đối đáp. họ thi nhau hát đối đáp cho đến khi có một người thua

mới thôi. Người thua phải tặng quà cho người thắng cuộc (có thể là một chiếc khăn tay, một cây sáo, hay một kỉ vật nào đó). Khi tham gia các trò chơi, nhất là thi hát đối đáp, các chàng trai, cô gái H’Mông luôn cố gắng trổ hết tài năng, tìm cách làm quen, bày tỏ tình cảm với người mình yêu và không ít trường hợp họ đã trở thành bạn đời trăm năm của nhau.

Du lịch đúng dịp Tết cổ truyền của người H’Mông thì du khách sẽ thấy Tết của người H’Mông thực sự là ngày hội mùa xuân, Tết không chỉ là dịp để con người nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của mình đối với tổ tiên, đồng tộc, gia đình mà còn là dịp để người ta tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc như: ném còn, chọi gà, chọi chim, chọi bò, đua ngựa, đấu vật, múa khèn, hát giao duyên… những cuộc vui chơi cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác cho đến khi hết tết. Lứa tuổi háo hức và say mê nhất vẫn là nam nữ thanh niên, những người chưa vợ, chưa chồng. Họ rủ nhau đi chơi từ bản này đến bản khác, thậm chí đến xã khác, huyện khác.

Tết của người H’Mông luôn là ngày hội của quần chúng, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hiện tại và tương lai.

Mỗi dịp đặt chân đến Sa Pa, chắc hẳn du khách ai cũng háo hức mong chờ được tham dự phiên chợ Tình độc đáo của người H’Mông. Chợ tình chính là hoạt động văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc vùng cao nơi đây. Chợ thường diễn ra vào tối thứ bẩy, theo phong tục tập quán của người dân nơi đây, chợ Tình là nơi tỏ tình, trao gửi những tình cảm yêu thương và là nơi hẹn hò của những đôi trai gái yêu nhau. Các chàng trai mạnh dạn tỏ tình với cô gái mà mình đã ‘chấm’, khi đã ‘bén duyên’, họ tặng cho nhau những món quà lưu niệm làm vật đính ước. Và rồi chỉ ánh mắt nhìn nhau ấy, chỉ một lần bắt gặp ấy, chàng trai H’Mông sẽ ‘cướp’ hay ‘kéo’ bằng được cô gái ấy về làm vợ mình. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì cô gái sẽ để cho chàng đưa về nhà chàng mấy ngày, sau đó chàng sẽ đưa nàng về nhà nàng để làm các nghi lễ cưới hỏi.

Các chàng trai đang thổi kèn

Trao duyên

Tham gia vào những lễ hội văn hóa truyền thống, những trò chơi dân gian, những phong tục độc đáo, đặc sắc này của người H’Mông, du khách chắc chắn sẽ rất thích thú bởi được chứng kiến tận mắt những nghi thức tổ chức lễ hội, đồng thời được tìm hiểu rõ hơn về những lối sống, những thói quen và những phong tục tập quán rất riêng của họ.

II. Chương trình du lịch của Haratour

* Tour du lịch tiêu biểu

người này mời quý khách hãy tham gia chương trình du lịch tiêu biểu của Haratour

1. Hà Nội - Sa Pa -Hà Nội

(5 ngày, 4 đêm đi bằng tàu hoả)

Ngày 01: Xuất phát tại ga B - Trần Quý Cáp lúc 21h15 đi Lào Cai (SP1).

Ngày 02: Tàu đến Lào Cai lúc 5h30. Xe ôtô đón quý khách đi ăn sáng, lên Sa Pa đến khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi. Ăn trưa. Chiều tham quan Thác Bạc. Bản Cát cát tìm hiểu về đời sống của người Hmông - ngôi nhà làm bằng gỗ Pơ

mu, bản người Dao... Tham quan khu dệt thổ cẩm, mua Nhà thờ

quà lưu niệm. Ăn tối, nghỉ tại khách sạn (vào tối thứ bảy hàng tuần có phiên chợ tình quyến rũ với câu hát tình tứ, tiếng khèn ấm áp trong sương đêm, mời khách tham gia chợ, tìm hiểu văn hoá dân tộc miền cao).

Ngày 03: 6h30 ăn sáng. Quý khách đi tham quan khu du lịch Hàm Rồng , vườn lan, sân mây, cổng trời. Tại đây, quý khách xem ca nhạc dân tộc được biểu diễn bởi các chàng trai cô gái dân tộc Hmông, Dao, Giáy… Ăn trưa. Tự do nghỉ ngơi, tham quan. Tối ăn nghỉ tại

khách sạn. Chợ tình

Ngày 04: 6h30 ăn sáng. Quý khách tự do vui chơi, mua sắm quà lưu niệm. Ăn trưa. Trả phòng. 13h00 xe đón đoàn về Lào Cai tham quan và mua sắm tại chợ Cốc Lếu. Ăn tối tại nhà hàng Việt Hoa. 20h35 lên tàu SP2 về Hà Nội.

Ngày 05:Đến Hà Nội lúc 5h00. Chia tay đoàn. Kết thúc chuyến đi.

Giá tour:

Số lượng khách 6-13 khách 14-21 khách 22-29 khách Trên 30

khách Giá: VNĐ/ khách 1.590.000 1.415.000 1.345.000 1.310.000

Bao gồm: - Vé tàu ngồi mềm điều hoà Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội (Nếu quý khách đi tàu giường nằm cứng K6ĐH, quý khách trả thêm chênh lệch vé tàu 124.000đ/ 2lượt)

- Ôtô tuyến ga Lào Cai - Sa Pa - Thác Bạc, Sa Pa - Lào Cai. - Mức ăn 120.000đ/ ngày (6 chính + 3 phụ)

- Khách sạn: phòng khép kín, tivi, nóng lạnh, 3 người/ phòng - Bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên nhiệt tình chu đáo.

Không bao gồm: Nước giải khát các loại, giặt là, điện thoại và các chi tiêu cá nhân khác.

Trung tâm hiện nay còn có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo để xây dựng các tour chường trình văn hóa hấp dẫn hơn, khác biệt hơn so với các công ty khác để thúc đẩy cạnh tranh, thu hút khách du lịch.

* Một số ý kiến đề xuất cá nhân đối với Haratour

Em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất riêng cho việc đẩy mạnh hoạt động khai thác giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao trong các chương trình du lịch của Trung tâm.

- Xây dựng các chương trình tham quan hấp dẫn, độc đáo, mang tính riêng của công ty. Ngoài hoạt động tham quan các bản làng, các lễ hội, các phiên chợ... Haratour kết hợp với ban quản lý văn hóa địa phương tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động vui chơi giải trí cho du khách thưởng thức

- Kết thúc chương trình du lịch văn hóa, trung tâm nên trích 1 phần nhỏ lãi suất của mình để xây dựng quỹ văn hóa nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đó.

- Kết hợp giữa tham quan du lịch văn hoá với phát triển du lịch cộng đồng. Sử dụng HDV địa phương trong các chương trình du lịch của công ty, khuyến khích bà con dân tộc cùng tham gia phát triển du lịch giúp họ có nguồn thu nhập... - Phân loại các chương trình du lịch dựa theo đối tượng khách: khách Việt Nam đi du lịch thường nghỉ tại khách sạn, khách Tây ngủ home stay (nhà bản của người H’Mông), điều này phụ thuộc chủ yếu vào thị hiếu và sở thích của khách.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc mang những bản sắc văn hoá hết sức đa dạng và độc đáo, không phải quốc gia nào cũng có. Đó là một tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch văn hoá trong tương lai. Đặc biệt với địa hình ở vùng đồi núi phía Bắc, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam bộ, các vùng khí hậu khác nhau cũng góp phần tạo dựng nên những nét văn hoá vật chất rất hấp dẫn. Đó là nhà cửa (nhà sàn, nhà dài, nhà trình tường...), trang phục, món ăn và phương tiện vận chuyển (đi xuồng ba lá, đi thuyền độc mộc, cưỡi ngựa...). Bên cạnh đó là những phiên chợ vùng cao, với nhiều hương sắc, các lễ hội quanh năm thu hút sự tò mò, thích thú của du khách khắp muôn nơi.

Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có lợi thế phục vụ khách hơn nhiều các công ty khác bởi có tuyến đường sắt Bắc Nam, có tuyến đi Lào Cai - Lạng Sơn đến các bản làng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, qua các di sản miền Trung, đến Hạ Long với vùng biển đảo trập trùng.

Việc xây dựng, phát triển các tour du lịch văn hoá sẽ là một chiến lược đúng hướng, lâu dài không chỉ một công ty mà cần có sự phối hợp đồng bộ của các công ty với các địa phương có tiềm năng du lịch văn hoá để có được nhiều tour văn hoá độc đáo cho khách du lịch.

biết ơn đến các thầy cô giáo và các bạn cùng khoa Du lịch trong trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã giúp em có vốn kiến thức và sự hiểu biết về một ngành nghề có thể góp phần giới thiệu các đặc trưng văn hoá hấp dẫn của các dân

Một phần của tài liệu khai thác văn hoá h’mông của công ty cp dịch vụ du lịch đường sắt hà nội để phát triển du lịch ở sa pa - lào cai (Trang 29 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w