MỘT VÀI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MCQ

Một phần của tài liệu kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Trang 25 - 29)

Câu 1. Khi một vật dao động điều hoà với chu kì T thì thế năng của vật luôn

A. biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số cosin.

B. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.

C. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.

D. biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T.

Câu 2. Cho một con lắc lò xo dao động điều hoà, nếu tăng khối lượng hòn bi lên hai lần thì cơ năng của hệ

A. tăng lên hai lần.

B. không đổi.

C. giảm đi một nửa.

Câu 3. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ :

A. Tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng của hệ dao động.

B. Tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.

C. Chu kì lực cưỡng bức bằng chu kì dao động riêng của hệ dao động.

D. Biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng của hệ dao động.

Câu 4. Sóng cơ học truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc không đổi nếu tần số sóng tăng lên hai lần thì bước sóng :

A. tăng lên hai lần.

B. giảm đi một nửa.

C. tăng lên bốn lần.

D. giảm đi bốn lần.

Câu 5. Một sợi dây đàn hồi có chiều dài L hai đầu buộc cố định. Bước sóng lớn nhất khi trên sợi dây có sóng dừng bằng

A. L/2.

B. L.

C. 2L.

D. 4L.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây sai. Khi truyền tải điện năng đi xa thì công suất hao phí trên đường dây

A. tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn.

B. tỉ lệ với điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện.

C. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi ở trạm phát điện.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện.

Câu 7. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young, tại vị trí của vân tối có hiệu đường đi của hai sóng bằng

A. một số nguyên lần bước sóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. một số bán nguyên lần bước sóng.

C. một số lẻ lần nửa bước sóng.

Câu 8. Để hai sóng kết hợp có bước sóng λ tăng cường lẫn nhau khi giao thoa với nhau thì hiệu đường đi của chúng phải :

A. bằng 0. B. bằng kλ (với k = 0, ±1, ±2,…). C. bằng 1 k 2  − λ  ÷   (với k = 0, ±1, ±2,…). D. bằng 1 k 4  λ +   ÷   (với k = 0, 1, 2,…).

Câu 9: Đơn vị đo cường độ âm là

A. Oát trên mét vuông ( W/m2 ).

B. Ben (B).

C. Niutơn trên mét vuông ( N/m2 ).

D. Oát trên mét ( W/m).

Câu 10: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.

B. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.

D. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.

Câu 11: Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

C. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Câu 12: Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu chùm sáng kích thích vào catốt thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để triệt tiêu dòng quang điện, người ta đặt vào giữa anốt và catốt một hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế hãm. Hiệu điện thế hãm này có độ lớn

A. phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích.

B. làm tăng tốc êlectrôn (êlectron) quang điện đi về anốt.

C. không phụ thuộc vào kim loại làm catốt của tế bào quang điện.

Câu 13: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.

D. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

Câu 14: Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Acosωt. Nếu chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật

A. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.

C. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

D. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.

Câu 15: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu

A. đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.

B. cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.

C. cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.

Một phần của tài liệu kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Trang 25 - 29)