3. Cơ sở pháp lý cho việc chống chuyển giá của cơ quan Thuế tại Việt
3.3. Các biện pháp khác
3.3.1 Từ cơ quan quản lý
Ðể khắc phục tồn tại phát sinh trong lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến hoạt động đối ngoại quốc tế cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cần có sự chỉ đạo tích cực từ cấp Trung ương. Trước mắt, Nhà nước cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, tòa án, ngân hàng thực hiện tốt việc phối hợp
43 theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các DN đầu tư nước ngoài. Về lâu dài, cần xây dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo thực hiện thông suốt. Có như vậy mới chống được hành vi chuyển giá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nước.
Nhà nước cần tăng cường năng lực đội ngũ làm chuyên môn, chuyên trách về những lĩnh vực như thuế hoặc kiểm soát giá. Cụ thể là mỗi chuyên viên cần được đào tạo về chuyên môn, trang bị phương tiện làm việc tốt hơn nhằm nắm bắt và cập nhật kịp thời về giá cả thị trường thế giới. Công việc kiểm tra kiểm soát giá cả phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI “lách” luật.
Riêng đối với Việt Nam, căn nguyên của việc chuyển giá, theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là do nhiều năm qua Việt Nam đã thu hút đầu tư theo kiểu gia công, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước thấp. Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại chiến lược thu hút đầu tư trong thời gian qua. Nhà nước cần sớm đưa ra chiến lược tái cấu trúc lại luồng đầu tư hợp lý hơn trong bối cảnh này, dựa trên cơ sở thu hút và chọn lọc những ngành mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
3.3.2Từ ngành thuế
Theo như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, bắt đầu từ 1-7-2013 cơ quan Thuế được phép áp dụng cơ chế thoả thuận trước về xác định giá (APA). Để tạo thuận lợi cho DN tiếp cận với APA, Tổng cục Thuế nên xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng APA trong quản lý thuế. Theo đó, đối tượng DN áp dụng APA đảm bảo 2 điều kiện: Nộp thuế Thu nhập DN theo kê khai; Thực hiện kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết. Cụ thể 2 nhóm đối tượng áp dụng là các DN hoặc đơn vị thành viên trong một DN, tập đoàn kinh tế hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau, bao gồm cả các quốc gia, vùng lãnh thổ; các tổ chức, đơn vị có mối
44 quan hệ là cơ sở thường trú và trụ sở chính của DN hoặc là cơ sở thường trú tại Việt Nam và cơ sở thường trú tại nước ngoài. Trong trường hợp này, mỗi một cơ sở thường trú sẽ được giả định là một DN riêng và hoàn toàn tách biệt khỏi trụ sở chính hay các chi nhánh liên kết khác (để có thể đảm bảo khả thi trong việc lựa chọn đối tượng so sánh).
Cơ quan quản lý thuế dùng quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các DN khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi DN khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật Dân sự của Việt Nam quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế.
Tổng cục Thuế nên tổ chức bộ phận chuyên môn về công tác chống chuyển giá để chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương. Trong trường hợp cần thiết có thể cử các chuyên gia hỗ trợ các địa phương để tham gia giải quyết một số hồ sơ cụ thể.Đối với một số doanh nghiệp lớn, điển hình đề nghị Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức thanh tra chống chuyển giá và đúc kết phổ biến kinh nghiệm cho các Cục thuế học tập.
Đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính thông báo về các thông tin giá cả thị trường, tỷ suất lợi nhuận ngành nghề … trên phạm vi các vùng miền cả nước để các địa phương có cơ sở pháp lý khi áp dụng các phương pháp điều chỉnh quy định tại Thông tư số 66/2010/TT-BTC. Có giải pháp trong việc trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam. Tổng cục Thuế nên xây dựng bộ hồ sơ đề nghị giải trình, kê khai bổ sung đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm chuyển giá.
3.3.3Các phương pháp hành chính và biện pháp phạt
Hiện nay, Thông tư 66/2010 hướng dẫn việc xác định giá cho các giao dịch đã ra đời nhưng văn bản hướng dẫn cụ thể các mức phạt hay các hình thức xử phạt cụ thể vẫn chưa cụ thể rõ ràng. Thiết nghĩ, chính phủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho các trường hợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư đều biết và chấp hành. Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên sự công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác kiểm tra.
45 Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia khác thì Việt Nam có thể xây dựng cho mình một tỷ lệ phạt cho các trường hợp thực hiện hành vi chuyển giá. Tương tự như mức phạt tại Mỹ thì Việt Nam có thể áp dụng như sau: Khi cơ quan thuế xem xét các nghiệp vụ chuyển giao tại MNC trên cơ sở áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn Thông tư 66/2010, nếu phát hiện có sai biệt giữa giá doanh nghiệp kê khai với giá thị trường, đồng thời doanh nghiệp không chứng minh được lý do hợp lý của sự sai biệt này thì cơ quan thuế có thể áp dụng mức phạt từ 20% đến 40% tùy theo mức độ sai lệch lớn hay nhỏ. Trường hợp cơ quan thuế xem xét sự khác biệt này dựa vào lợi nhuận sau khi áp dụng các phương pháp căn bản so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi nhuận bình quân ngành thì có thể đưa ra một tỷ lệ phạt sao cho phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tính răn đe cho các doanh nghiệp khác.
46
KẾT LUẬN
Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực sẽ mang lại cho các quốc gia các lợi ích và song song là các thách thức mới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi mà chúng ta đang dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với các nghiệp vụ kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia phát sinh và từ đó cũng nảy sinh các vấn đề mang tính chất quốc tế cần giải quyết. Một trong những vấn đề mang tính quốc tế đó chính là vấn nạn chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia.
Chuyển giá là một trong những hình thức gian lận thương mại khá tinh vi đã được áp dụng ở nhiều tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới từ rất lâu. Việt Nam cũng không nằm trong các quốc gia ngoại lệ. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả đã tìm hiểu rất kĩ mô hình hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia, từ đó phân tích các hình thức mà các tập đoàn này áp dụng nhằm mục đích trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh và thôn tính đối phương. Cũng qua đó đánh giá được nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam về hiện tượng này. Những phương pháp đã được áp dụng ở các quốc gia khác trên thế giới cũng như ở Việt Nam để nhằm hạn chế bớt vấn nạn chuyển giá cũng được tác gỉa đào sâu nghiên cứu.
Thời gian khởi đầu của một vấn đề mới bao giờ cũng có những khó khăn nhất định trong việc áp dụng các quy định về chuyển giá, khi các thông tin về thị trường, về giá giao dịch quốc tế, và những nguồn thông tin khác còn có những hạn chế nhất định. Chính vì thế, chính phủ, các ban ngành mà cụ thể nhất là cơ quan thuế và hải quan đều cần phải chuẩn bị làm quen để khắc phục dần những khó khăn, phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc ngăn chặn nạn chuyển giá. Có như vậy mới giúp cho nền kinh tế của Việt Nam có thể vươn lên sánh vai cùng với thế giới.
47
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Thông tư 66/2010/TT-BTC
2. Sử Đình Thành (2010), Giáo trình Tài chính công và Phân tích chính sách thuế, Nxb Lao Động.
3. www.wikipedia.com