L ỜI NÓI ĐẦU
3.2.2.2 Cấu trúc trường gió
Nhìn trên hình vẽ ta thấy cấu trúc trường gió
Ngày 4/11 trên mực 850mb và mực 700mb gió có xu hướng hội tụ vào khu vực trung tâm bão. Tốc độ gió dao động trong khoảng từ 20-25m/s. Trên mực 850mb các đường địa thế vị thể hiện rõ có xu hướng giảm dần khi vào tâm.
Trên mực 500mb thì tốc độ gió thể hiện rõ hơn. Thể hiện rõ nhất ngoài vung vách bão. Tốc độ gió dao động trong khoảng từ 20-25m/s. Trường độ cao địa thế vị thưa thớt hơn.
Trên mực 300mb, 200mb gió tản mạn, tốc độ gió không lớn dao động từ 5- 10m/s. từ mực 300mb trở lên ta không nhìn thấy sự hội tụ vào trung tâm bão nữa.
Ngày 7/11 tốc độ gió có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Ở mực 850mb, 700mb tốc độ gió tăng dần lên ở ngoài vách bão, tốc độ lớn nhất đạt từ 25-30m/s, gió có xu hướng hội tụ vào trung tâm bão, các đường độ cao địa thế vị biếu hiện rõ hơn.
Lên đến mực 500mb gió nhẹ hơn. Càng vào vùng trung tâm tốc độ gió càng tăng.
Ở mực 300mb, 200mb gió nhẹ dao động trong khoảng từ 10-30m/s và sự hội tụ vào tâm không còn nhìn thấy rõ.
Ở mực 10m hầu như không còn nhìn thấy bão nữa.
Ngày 10/11 tốc độ gió độ ở vùng gần trung tâm cũng không tăng thêm nữa. Ở mực 850mb, 700mb tốc độ gió vẫn giữ nguyên, các đường độ cao địa thế vị giảm dần khi vào tâm, tốc độ gió bao quanh tâm bão, ở tâm bão lặng gió.
Lên đến mực 500mb tốc độ gió vẫn giữ nguyên, trên hình vẽ ta không thấy mắt bão.
Mực 300mb, 200mb không nhìn rõ bão, gió gần như là tản mạn Ở mực 10m hầu như là không còn có gió và gió nhẹ.
Hình1.4 Gió và độ cao địa thế vị ngày 4/11/2014 lúc 00Z ở các mực 1000, 850, 500, 300, 200mb và 10m
Hình1.5 Gió và độ cao địa thế vị ngày 7/11/2014 lúc 12Z ở các mực 1000, 850, 500, 300, 200mb và 10m
3.2.2.4 Cấu trúc trường ẩm
Theo mặt cắt thẳng đứng
Mặt cắt thẳng đứng theo kinh độ và vĩ độ tại các thời điểm, đường theta-e là đường màu đen, theta-e là đại lượng đo độ bất ổn định của khí quyển.
. Theta-e càng lớn thì khí quyển càng bất ổn định. . Theta-e càng nhỏ thì khí quyển càng ổn định. . Theta-e càng gồ ghề càng dễ có đối lưu mạnh. Nhìn trên hình vẽ ta thấy
Hình 1.6 Gió và độ cao địa thế vị ngày 10/11/2014 lúc 18Z ở các mực 1000, 850, 500, 300, 200mb và 10m
Ở mặt cắt thẳng đứng theo kinh độ150oE: Đường theta-e màu đen cho thấy độ bất ổn định khí quyển lớn. Dòng không khí ẩm thăng lên rất mạnh mẽ. Không khí ở tâm đạt từ 90-95% giảm dần ở bên ngoài.
Ở mặt cắt thẳng đứng theo kinh độ127,5oE: Trên hình vẽ ta thấy mắt bão ở vị trí 10oN, độ ẩm thì giảm dần. Từ mực 400-200mb độ ẩm có khi đạt đến 100%.Ở mặt cắt thẳng đứng theo kinh độ107oE
Đường theta-e (màu đen) ngoài thành vách bão biểu thị độ bất ổn định của
khí quyển, ở đây thời tiết xấu, luồng không khí ẩm từ các khu áp cao xung quanh hút vào. Hình 1.7 Mặt cắt thẳng đứng theo kinh độ 1500E,127,50E, 1070E tại thời điểm 00Z,12Z 18Z ngày 4/11, 7/11, 10/11/2014 (Độ ẩm) Hình 1.8 Mặt cắt thẳng đứng theo vĩ độ 070N,100N, 200N từ mực 1000- 200mb tại thời điểm 00Z, 12Z, 18Z ngày 4/11, 7/11, 10/11(Độ ẩm)
Mặt cắt thẳng đứng theo vĩđộ 07oN: Dòng không khí ẩm thăng lên cao, mức độẩm giảm dần khi ra ngoài. Gió theo chiều thẳng đứng giảm dần từ mực 1000 mb lên cao. Trên hình này ta thấy độ bất ổn định khá lớn chứng tỏ dòng thăng rất mạnh mẽ.
Mặt cắt thẳng đứng theo vĩđộ 10oN: Nhìn trên hình vẽ ta thấy bão mất đi sự đối xứng, độẩm ở ngoài rìa tâm bão khá lớn.
Mặt cắt thắng đứng theo vĩ độ 20 oN: Không khí ẩm phát triển mở rộng, nhìn trên hình vẽ ta thấy bão có sự mất đối xứng
3.2.2.5 Cấu trúc trường mây
Trên ảnh mây ngày 4/11 ta thấy rõ sự phát triển của các khối mây đối lưu, thể hiện ở lớp mây Ci dày lên, có sắp xếp, nhiều khi che khuất cả các cơ cấu mây ở bên dưới.
Ngày 7/11 ta thấy khối mây trung tâm phát triển mạnh, tạo thành bức tường mây dày bao quanh toàn bộ hay bao quanh phần lớn khu vực trung tâm bão. Bờ bức tường mây về phía trung tâm rất sắc nét, rìa phía đông cơn bão mây phát triển mạnh hơn rìa phía tây, mây Ci tỏa ra.
Ngày 10/11 trên ảnh mây ta thấy khối mây trung tâm suy yếu, màn mây Ci thu hẹp, mỏng và mờ, các khối mây đối lưu suy yếu, rời rạc, trật tự sắp xếp bị phá vỡ,...
Hình 1.9 Trường mây trong bão ngày 4/11, 7/11, 10/11/2014
3.2.3 Lượng mưa tích lũy
Lượng mưa tích lũy bão Haiyan qua hình vẽ grads ở các thời điểm 24h, 48h, 72h.
Lượng mưa tích lũy 24h lúc 18z tức 1h ngày 11/11/2013 qua hình vẽ cho ta thấy: Lúc 1h sáng lượng mưa vẫn chưa lớn, ở Miền Bắc nước ta lượng mưa lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Miền Trung Thừa Thiên Huế. Lượng mưa ở các tỉnh gia tăng nhưng không đều có lúc chỉ mưa lất phất.
Lúc 7h sáng lượng mưa lớn dần lên đặc biệt là các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh nơi bão sẽđổ bộ.
Lúc 19h khu vực mưa giảm dần.
Lượng mưa tích lũy 48h: Thời điểm lúc 7h lượng mưa mở rộng ở nhiều khu Hình 1.10 Lượng mưa tích lũy 24h lúc 1h, 7h và 19h
vực, mưa lớn chủ yếu vẫn xảy ra ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh.
Thời điểm lúc 19h lượng mưa lớn nhất vẫn là các tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.
Lượng mưa tích lũy 72h: So với thời điểm 24h và 48h thì lượng mưa đã giảm dần cả về lương mưa và khu vực mưa.
Quỹđạo của cơn bão vẽ qua phần mềm grads
Qua hình vẽ ta có thể thấy đây là một cơn bão có đường đi khá phức tạp.Bão hình thành từđảo Chuuk giữa Thái Bình Dương, sau đó quét thẳng vào Philippines rồi vào biển Đông. Đến Việt Nam, do vừa vào đất liền, bão đổi hướng rồi đi dọc ven biển miền Trung Việt Nam sau đó đổ bộ vào các tỉnh từ Ninh Bình đến Quảng Ninh thuộc miền Bắc Việt Nam, trong đó tâm bão đổ bộ tỉnh Quảng Ninh. Cuối cùng bão đi vào đất liền Trung Quốc rồi suy yếu thành vùng thấp và tan biến.
KẾT LUẬN
Tình hình bão, ATNĐ trên khu vực biển Đông trong những năm gần đây có cường độ mạnh và thường xuyên xuất hiện. Số lượng bão cũng có chiều hướng gia tăng, hướng di chuyển cũng phức tạp hơn khó lường. Đặc biệt năm 2013 bão, ATNĐ lập kỷ lục mới về số lượng bão, ATNĐ vào biển Đông, cơn bão Haiyan phá kỷ lục siêu bão trong ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương. Từđó ta có thể đưa ra được một số nội dung sau:
- Xác định được các đặc trưng khí hậu về bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông.
- Xác định được các hình thế synop thuận lợi cho vệc hình thành XTNĐ trên khu vực Biển Đông là: ITCZ, ITCZ+MST, MST, gió tây nam, sóng đông. - Xác định được các điều kiện hoàn lưu khí quyển trong việc hình thành bão
trên Biển Đông.
- Qua đó phân tích cấu trúc theo phương ngang và phương thẳng đứng của cơn bão Haiyan trong năm 2013.
Do vai trò quan trọng của việc nghiên cứu về bão và những ý nghĩa thực tiễn của nó nên việc tìm hiểu về bão cần được bổ sung và hoàn thiện cho đầy đủ hơn. Em hy vọng báo cáo của mình sẽ trở thành đề tài hữu ích cho những ai quan tâm đến bão và tác động của nó đến đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khí tượng nhiệt đới của Trần Công Minh ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2003)
2. Dự báo quỹđạo bão bằng mô hình MM5 (Tạp chí khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Khí tượng động lực của TS. Thái Thị Thanh Minh 4. Khí tượng Synop của PGS.TS Nguyễn Viết Lành