Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Phù Cát (n=52) Kim Bảng (n=58) p Tuổi 27,15 ± 3,78 26,12 ± 2,82 > 0,05 Cân nặng 48,66 ± 6,63 48,84 ± 5,04 > 0,05 Chiều cao 152,40 ± 5,44 152,69 ± 5,10 > 0,05 BMI 20,91 ± 2,21 20,94 ± 1,90 > 0,05
Qua bảng 3.1 cho thấy các đặc điểm chung như tuổi, cân nặng, chiều cao và đặc biệt là chỉ số BMI của những người mẹ ở khu vực điểm nóng dioxin và khu vực không phơi nhiễm là không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Trong bảng này chỉ ra rằng tuổi trung bình của các bà mẹ ở Phù Cát là (27,15 ± 3,78) và ở Kim Bảng là (26,12 ± 2,82).
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của các đối tượng ở hai khu vực nghiên cứu
Trình độ Phù Cát Kim Bảng
n % n %
Tiểu học 16 30,8 12 20,3
Trung học cơ sở 16 30,8 28 49,2
Phổ thông trung hoc 17 32,7 14 23,7
Đại học, cao đẳng 3 5,7 4 6,8
Tổng 52 100 58 100
Kết quả phân tích về trình độ học vấn của hai khu vực nghiên cứu cho thấy khu vực Phù Cát tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học cao nhất (32,7%) trong khi Kim Bảng tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sơ là cao nhất (49,2%). Tỉ lệ học hết phổ thông trung học, đại học và cao đẳng ở khu vực Phù Cát (38,4%) cao hơn so với khu vực Kim Bảng (30,5%). Từ đó cho thấy trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu ở khu vực Phù cát cao hơn so với khu vực Kim Bảng.
Loại nghề nghiệp Phù Cát Kim Bảng n % n % Làm ruộng 11 21,2 5 8,6 Giáo viên 7 13,5 4 6,9 Văn phòng 7 13,5 9 15,5 Công nhân 10 19,2 13 22,4 Khác 17 32,7 27 46,6 Tổng 52 100% 58 100%
Nghề nghiệp chủ yếu của ở khu vực Phù Cát là làm ruộng và công nhân chiếm tỉ lệ (21,2% và 19,2%), còn ở khu vực Kim Bảng là công nhân và văn phòng (22,4% và 15,5%). Tỉ lệ làm ruộng ở Kim Bảng chiếm 8,6% và giáo viên chiếm 6,9 % thấp hơn so với khu vực Phù Cát là 21,2% làm ruộng và 13,5% giáo viên.
3.2. Tình hình sức khỏe của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4: Tiền sử sinh đẻ của các bà mẹ ở 2 khu vực
Nội dung Phù Cát Kim Bảng p n=52 n=58 Tuổi lập gia đình 23,4 ± 3,2 21,4 ± 3,0 <0,01 Số con sống/Số lần mang thai 59/70 87,3% 104/116 89,7% 0,17 Tiền sử có TBSS/N1 7/52 13,5% 8/58 13,6% 0,86 Số TBSS/Số lần mang thai 8/70 11,2% 8/116 6,9% 0,73 Con bị dị tật bẩm sinh 13,5% 0% <0,01
TBSS: Tai biến sinh sản; N1: Tổng số phụ nữ có tiền sử sinh sản.
Bảng 3.4 cho thấy, tuổi lập gia đình của các đối tượng nghiên cứu ở khu vực Phù Cát cao hơn so với nhóm Kim Bảng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỉ lệ các bà mẹ có con bị dị tật bẩm sinh ở Phù Cát (13,5%) cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ này ở Kim Bảng (0%). Nhưng tiền sử về tai biến sinh sản (số TBSS/số lần mang thai; số TBSS/số phụ nữ có tiền sử sinh sản) của các đối tượng nghiên cứu ở hai nhóm không có sự khác biệt. Tỉ lệ số con sống trên tổng số lần mang thai của các đối tượng nghiên cứu ở hai khu vực Phù Cát và khu vực Kim Bảng cũng không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.5: Tình hình mắc bệnh của các bà mẹ ở 2 khu vực Nội dung Phù Cát Kim Bảng p n = 52 n = 58 Số người % Số người % Hiện tại mắc bệnh 14 26,9 10 17,2 0,17 Trước đấy mắc bệnh 18 34,6 13 22,4 0,11
Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ các bà mẹ hiện tại đang mắc bệnh và tỉ lệ trước đây đã từng mắc bệnh tại hai khu vực nghiên cứu ở Phù Cát (lần lượt là 26,9% và 34,6%) và Kim Bảng (lần lượt là 17,2% và 22,4%), không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.6: Tình hình bệnh tật ở các đối tượng nghiên cứu giữa 2 khu vực
Nhóm bệnh Phù Cát Kim Bảng Số người mắc bệnh % Số người mắc bệnh % Tim mạch 0 0 0 0 Hô hấp 3 17,65 3 30 Tiêu hóa 5 29,41 2 20 Nội tiết 3 17,65 0 0 Thần kinh 1 5,89 1 10 Cơ xương khớp 2 11,76 2 20
Sinh dục - tiết niệu 2 11,76 0 0
Khác 1 5,89 2 20
Tổng 17 100% 10 100%
Khảo sát tình hình bệnh tật của các đối tượng nghiên cứu ở cả hai khu vực nhận thấy, ở Phù Cát tỉ lệ các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và nội tiết chiếm nhiều nhất (17,65%; 29,41%; 17,65%) trong khi đó ở Kim Bảng hô hấp, tiêu hoá và cơ xương khớp là những bệnh phổ biến nhất (30%; 20%; 20%). Bệnh
có tỉ lệ mắc cao nhất ở Phù Cát là các bệnh tiêu hoá, bệnh có tỉ lệ thấp nhất là tim mạch. Khu vực Kim Bảng bệnh có tỉ lệ cao nhất là hô hấp, bệnh có tỉ lệ thấp nhất là bệnh tim mạch, nội tiết và sinh dục-tiết niệu.
3.3. Nồng độ steroid hormone trong nước bọt và dioxin trong sữa của những bà mẹ ở các khu vực nghiên cứu
Bảng 3.7: Nồng độ dioxin trong sữa của các bà mẹ ở khu vực nghiên cứu
Khu vực Chỉ số Phù Cát Kim Bảng p n = 52 n = 58 TEQ PCDDs (pg/g) 6,43 (4,89 - 8,85) 1,88 (1,29 - 2,88) < 0,001 TEQ PCDFs (pg/g) 4,57 (3,09 - 5,85) 1,41 (1,10 - 1,77) < 0,001 TEQ PCDDs + PCDFs (pg/g) 11,11 (8,10 - 14,37) 3,16 (2,44 - 4,59) < 0,001 Dựa vào kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, các mức độ dioxin trung bình cho khu vực điểm nóng dioxin (sân bay Phù Cát) cao hơn nhiều so với khu vực không phơi nhiễm dioxin chiến tranh (khu vực Kim Bảng). Nói cách khác, mức độ phơi nhiễm dioxin ở khu vực Phù Cát là rất lớn với polychlorinate dibenzodioxin (TEQ PCDDs) là 6,43 (4,89 - 8,85); polychlorinate dibenzofuran (TEQ PCDFs) là 4,57 (3,09 - 5,85) và TEQ PCDDs + PCDFs là 11,11 (8,10 - 14,37). Trong khi đó các chỉ số tương ứng ở khu vực không phơi nhiễm là rất thấp: với TEQ PCDDs là 1,88 (1,29 - 2,88); TEQ PCDFs là 1,41 (1,10 - 1,77); và TEQ PCDDs + PCDFs là 3,16 (2,44 - 4,59). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
Bảng 3.8: Nồng độ steroid hormone trong mẫu nước bọt của các bà mẹ ở các khu vực nghiên cứu
Khu vực Chỉ số Phù Cát n = 52 Kim Bảng n = 58 P Cortisol (ng/ml) 1,92 (1,31 – 3,06) 1,08 (0,72 – 1,89) < 0,01 Cortisone (ng/ml) 10,84 (8,43 – 13,64) 7,74 (5,5 – 10,62) < 0,01 DHEA (pg/ml) 158,25 (105,8 – 234,65) 133,75 (104,6 – 189,2) > 0,05 Androstenedione (pg/ml) 55,9 (41,75 – 75,05) 55,45 (45,9 – 73,7) > 0,05 Estrone (pg/ml) 1,20 (0,58 – 2,15) 0,84 (0,63 – 1,44) > 0,05 Estradiol (pg/ml) 0,22 (0,13 – 0,49) 0,18 (0,1 – 0,33) > 0,05 Kết quả bảng 3.8 cho thấy, nồng độ các hormone trong nước bọt của nhóm nghiên cứu thuộc 2 khu vực, cụ thể là nồng độ cortisol, cortisone trong nước bọt của bà mẹ thuộc khu vực điểm nóng dioxin cao hơn khu vực không phơi nhiễm dioxin, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trong khi đó các hormone khác như DHEA, Androstenedione, estrone và estradiol trong nước bọt của những người mẹ ở khu vực điểm nóng dioxin và khu vực không phơi nhiễm dioxin là không có sự khác biệt (p > 0,05).
3.4. Mối liên quan giữa nồng độ steroid hormone trong nước bọt và hàm lượng dioxin trong mẫu sữa của các bà mẹ
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ cortisol trong nước bọt của những bà mẹ ở hai khu vực.
Qua biểu đồ 4 cho thấy, có mối tương quan rất chặt chẽ giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ cortisol trong nước bọt của những bà mẹ đang cho con bú ở hai khu vực nghiên cứu. Biểu đồ 4 cũng chỉ ra rằng, khi hàm lượng TEQ PCDDs + PCDFs tăng cao trong khoảng từ 15 - 20 pg/g thì lượng cortisol cũng tăng, sau đó hàm lượng TEQ PCDDs + PCDFs tăng cao thì mức độ của cortisol giảm.
Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa nồng độ Dioxin trong sữa với nồng độ cortisone trong nước bọt của những bà mẹ ở hai khu vực.
Qua biểu đồ 5 cho thấy, cũng có mối tương quan rất chặt chẽ giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ cortisone trong nước bọt của những bà mẹ đang cho con bú ở hai khu vực nghiên cứu. Biểu đồ 5 cũng chỉ ra, khi hàm lượng TEQ PCDDs + PCDFs tăng cao trong khoảng từ 15 - 20 pg/g thì lượng cortisone cũng tăng, sau đó hàm lượng TEQ PCDDs + PCDFs tăng cao thì mức độ của cortisone giảm.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
Quân đội Mỹ đã ngừng rải chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam đã hơn 40 năm nhưng lượng dioxin vẫn tồn dư trong môi trường và gây tác động xấu đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái đặc biệt là khu vực bị ô nhiễm nặng, dioxin tồn tại lâu dài trong môi trường (đất và trầm tích). Mức độ TCDD cao là do thuốc diệt cỏ bị đổ tràn ra xung quanh trong khi lưu trữ, vận chuyển và sử dụng để phun rải phá huỷ cây trồng trong thời gian chiến tranh Việt Nam [49]. Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, nhưng lượng dioxin tồn dư vẫn gây tác động xấu đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái đặc biệt là khu vực điểm nóng [50], [51]. Dwernychuk và cs (2002) [52] đã chứng minh con đường xâm nhập của dioxin từ môi trường xâm nhập vào cơ thể người, mà nó đã được phát hiện nhiều nhất trong máu và sữa mẹ. Để đánh giá chính xác hơn gánh nặng dioxin ở phụ nữ, chúng tôi đã chọn chỉ sữa mẹ. Tất cả những phụ nữ này đều được sinh ra sau chiến tranh và nồng độ dioxin trong sữa của họ phải là kết quả của phơi nhiễm dioxin mãn tính.. Khu vực điểm nóng dioxin thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nơi đã được xác định là một trong 3 điểm có nồng độ dioxin cao nhất ở Việt Nam [49]. Khu vực đối chứng là khu vực không bị ô nhiễm bởi chất da cam/dioxin chiến tranh
thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cả hai khu vực không có khu công nghiệp và ít biến động dân cư.
Các đối tượng nghiên cứu ở hai khu vực không có sự khác nhau về tuổi, thể chất (cân nặng, chiều cao, BMI). Trong nghiên cứu này chỉ ra rằng tuổi trung bình của các bà mẹ ở Phù Cát là (27,15 ± 3,78) và ở Kim Bảng là (26,12 ± 2,82). Khi nghiên cứu về sự phân bố nghề nghiệp, trình độ văn hoá cũng không thấy có sự khác nhau. Về trình độ văn hoá như kết quả ở trên cho thấy khu vực Phù Cát tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học cao nhất (32,7%) trong khi Kim Bảng tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sơ là cao nhất (49,2%). Tỉ lệ học hết phổ thông trung học, đại học và cao đẳng ở khu vực Phù Cát (38,4%) cao hơn so với khu vực Kim Bảng (30,5%). Từ đó cho thấy trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu ở khu vực Phù cát cao hơn so với khu vực Kim Bảng. Sự khác biệt về trình độ văn hoá cũng phần nào được phản ánh qua sự phân bố nghề nghiệp của các đối tượng ở hai khu vực, tại Phù Cát là làm ruộng và công nhân chiếm tỉ lệ (21,2% và 19,2%), còn ở khu vực Kim Bảng ylà công nhân và văn phòng (22,4% và 15,5%). Tỉ lệ làm ruộng ở Kim Bảng chiếm 8,6% và giáo viên chiếm 6,9 % thấp hơn so với khu vực Phù Cát là 21,2% làm ruộng và 13,5% giáo viên. Một số nghề khác như nội trợ, thợ may, bán hàng tạp hóa hoặc đi làm ăn ở xa ở khu vực Kim Bảng cao
hơn khu vực Phù Cát, có thể huyện Kim Bảng là huyện gần thành phố Phủ lý và Hà Nội cho nên những bà mẹ trẻ hay đi làm xa nhà với những công việc khác nhau, vì vậy tỷ lệ làm ruộng thấp hơn so với những bà mẹ ở huyện Phù Cát.
Về tình hình sức khỏe của các bà mẹ ở hai khu vực nghiên cứu cho thấy, tuổi lập gia đình của các đối tượng nghiên cứu thuộc hai khu vực Phù Cát và Kim Bảng không có sự khác biệt. Tuổi trung bình khi kết hôn của các bà mẹ ở Phù Cát là 23,4 ± 3,2 và Kim Bảng là 21,4 ± 3,0; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỉ lệ các bà mẹ có con bị dị tật bẩm sinh ở Phù Cát (13,5%) cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ này ở Kim Bảng (0%). Nhưng tiền sử về tai biến sinh sản (số TBSS/số lần mang thai; số TBSS/số phụ nữ có tiền sử sinh sản) của các đối tượng nghiên cứu ở hai nhóm không có sự khác biệt. Tỉ lệ số con sống trên tổng số lần mang thai của các đối tượng nghiên cứu ở hai khu vực Phù Cát và khu vực Kim Bảng cũng không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng dioxin gây ra những hậu quả nặng nề lên sức khoẻ sinh sản và tai biến sản khoa. Theo nghiên cứu của tác giả Việt Nam, Nguyễn Thị Ngọc Phượng [23], nghiên cứu trên 7327 thai kỳ của 1249 phụ nữ tiếp xúc và 6690 thai kỳ của 1126 phụ nữ không tiếp xúc, cho kết quả nguy cơ bị các
dị tật bẩm sinh cao gấp 2,5 lần, nguy cơ xảy thai tự nhiên cao gấp 2,2 lần và nguy cơ thai chết lưu là 26,6 lần. Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Thuỳ Lan [53], tại xã Cam Chính và Cẩm Phúc cho kết quả: tỷ lệ phụ nữ có TBSS/tổng số phụ nữ có TSSS của nhóm phơi nhiễm cao hơn 2,15 lần so với nhóm không phơi nhiễm; tỷ lệ sảy thai/tổng số thai ở nhóm phơi nhiễm cao hơn 2,27 lần; tỷ lệ DTBS/tổng số thai của nhóm phơi nhiễm cao hơn 3,35 lần, trong đó DTBS sống/tổng số thai cao hơn 3,3 lần, càng chứng minh hậu quả nặng nề của chất da cam/dioxin. Với nghiên cứu này, do cỡ mẫu nhỏ và là một nghiên cứu mô tả cắt ngang nên cần có một nghiên cứu phân tích tiếp theo với cỡ mẫu mang tính đại diện hơn để có thể đánh giá hết được liệu rằng phơi nhiễm dioxin có ảnh hưởng tới sự sinh đẻ của các bà mẹ sống tại Phù Cát hay không [3].
Tỉ lệ các bà mẹ hiện tại đang mắc bệnh và tỉ lệ trước đây đã từng mắc bệnh tại hai khu vực nghiên cứu ở Phù Cát (lần lượt là 26,9% và 34,6%) và Kim Bảng (17,2% và 22,4%), không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai khu vực nghiên cứu. Khi khảo sát tình hình bệnh tật của các đối tượng nghiên cứu ở cả hai khu vực nhận thấy, ở Phù Cát tỉ lệ các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và nội tiết chiếm nhiều nhất (17,65%; 29,41%; 17,65%) trong khi đó ở Kim Bảng hô hấp, tiêu hoá và cơ xương khớp là những bệnh phổ biến nhất (30%; 20%; 20%). Bệnh có tỉ lệ mắc
cao nhất ở Phù Cát là các bệnh tiêu hoá, bệnh có tỉ lệ thấp nhất là tim mạch. Khu vực Kim Bảng bệnh có tỉ lệ cao nhất là hô hấp, bệnh có tỉ lệ thấp nhất là bệnh tim mạch, nội tiết và sinh dục-tiết niệu. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ dừng lại ở điều tra về tiền sử bệnh tật và cỡ mẫu nhỏ, nên chưa mô tả hết được những vấn đề sức khoẻ của các đối tượng nghiên cứu do chịu ảnh hưởng từ phơi nhiễm dioxin.
Kết quả thu được từ bảng 7 cho thấy, mức độ dioxin trung bình trong sữa của các bà mẹ cho con bú ở khu vực điểm nóng dioxin cao hơn nhiều so với khu vực không phơi nhiễm dioxin chiến tranh (khu vực Kim Bảng). Mức độ phơi nhiễm dioxin ở khu vực Phù Cát là rất cao với TEQ PCDDs là 6,43 (4,89 - 8,85), TEQ PCDFs là 4,57 (3,09 - 5,85), và TEQ PCDDs + PCDFs là 11,11 (8,10 - 14,37). Trong khi đó các chỉ số tương ứng ở khu vực không phơi nhiễm là rất thấp, với TEQ PCDDs là 1,88 (1,29 - 2,88); TEQ PCDFs là 1,41 (1,10 - 1,77) và TEQ PCDDs + PCDFs là 3,16 (2,44 - 4,59), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Một nghiên cứu trước đây trên các bà mẹ có con đầu lòng cũng ở khu vực Phù Cát và Kim Bảng cho kết quả khác biệt. Ở khu vực Phù Cát với TEQ PCDDs là 6,7 (4,87 - 9,54); TEQ PCDFs là 5,73 (4,06 - 7,28) và TEQ PCDDs + PCDFs là 12,32 (9,06 – 16,64). Còn ở khu vực Kim Bảng với TEQ PCDDs là 2,74 (0,99 - 3,3); TEQ PCDFs là 2,34 (1,55 - 2,73) và
TEQ PCDDs + PCDFs là 5,08 (2,28 - 6,03) (Nhu và cs, 2010) [43]. Qua hai nghiên cứu trên cùng khu vực cho thấy, nồng độ dioxin trong sữa của các bà mẹ sinh con đầu lòng cao hơn so với các bà mẹ đã sinh nhiều lần. Tuy nhiên, hàm lượng dioxin trong sữa của các bà mẹ sinh con nhiều lần