- Có hai loại điện tích là điện tích âm () và điện tích dương (+) Các
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là
Câu 1. Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là
A. km/h B. m/s2 C. m/s D. cm/s
Câu 2. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.
B. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.
C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một
độ cao khi
A. tiết diện của các nhánh bằng nhau.
B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dày của các nhánh như nhau.
D. độ cao của các nhánh bằng nhau.
Câu 4. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi
A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
A hA
h h'
D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, Công cơ học được thực hiện khi
A. cô phát thanh viên đang ngồi đọc tin tức. B. một chiếc xe đạp dựng trong nhà xe.
C. học sinh đang ngồi nghe giảng bài trong lớp. D. chiếc máy cày đang cày đất trồng trọt.
Câu 6. Trong các công thức dưới đây, Công thức không dùng để tính công cơ học là A. A = P.t (P là công suất, t: thời gian thực hiện công)
B. A = F.s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng)
C. A = F.v (Lực tác dụng lên vật, vận tốc chuyển động của vật)
D. A = F/s (Lực tác dụng lên vật, quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực tác dụng)
Câu 7. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì
A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu
Câu 8. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
Câu 9. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét là
A. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được.
B. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.
C. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước.
D. Thả quả trứng vào bình đựng nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình.
Câu 10. Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu
A. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và được lợi hai lần về công.
B. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công. C. được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
D. được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi không cho lợi về công.
Câu 11. Bạn An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 4,8 km hết 20 phút. Tốc độ
trung bình của bạn An là
A. 0,24m/s B. 3m/s C. 4m/s D. 5m/s
Câu 12. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp
xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:
A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2.
C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2
Câu 13. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Nhúng miếng sắt chìm trong nước thì lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên miếng sắt là
A. 10N. B. 15N. C. 20N. D. 25N.
Câu 14. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã
thực hiện một công là:
A. 10000J B. 1000J C. 10J D. 1J
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 15. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát có lợi, có hại?
a) Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường. b) Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau. c) Ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay.
d) Ma sát giữa bánh xe của máy mài với vật được mài. e) Ma sát giữa các viên bi với thành trong của ổ bi.
Câu 16. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm
cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?
b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A B B D D D C A D C A C C B. TỰ LUẬN: 3 điểm Câu 15. 1 điểm + Ma sát có lợi: a, c, d. + Ma sát có hại: b, e. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 16. 2 điểm
a) Thể tích nước dâng lên trong bình bằng đúng thể tích của vật chiếm chỗ trong nước: V = 100cm3 = 0,0001m3.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA = dV = 10000.0,0001 = 1N.
0,25 điểm 0,5 điểm
b) Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật.
Số chỉ của lực kế bằng đúng trọng lượng của vật: P = 7,8N. Trọng lượng riêng của vật: 78000N/m3
0,00017,8 7,8 V
P
d= = =
Khối lượng riêng của vật: D = 7800 kg/m3.
0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm
B. HỌC KỲ 2:
I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 18 đến tiết thứ 26 theo PPCT (sau khi học xong
bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt).
1. Đề số 1.
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) 1.1. NỘI DUNG ĐỀ