Khi gia công trên thép C45 không nhiệt luyện

Một phần của tài liệu Chất lượng bề mặt chi tiết khi gia công vật liệu thép C45 sử dụng đá mài có bề mặt làm việc gián đoạn (Trang 87 - 89)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.1. Khi gia công trên thép C45 không nhiệt luyện

Thép C45 chưa nhiệt luyện có độ cứng khoảng 200÷250HB. Đây là vật liệu tương đối mềm khi gia công bằng phương pháp mài. Kết quả về mối quan hệ giữa tỷ lệ gián đoạn của đá mài () đến chiều sâu cắt thực tế (ta) được biểu diễn thông qua các đồ thị Hình 3.9; 3.10 và 3.11. Từ các đồ thị, nhận thấy:

- Trong tất cả các thí nghiệm đã thực hiện, chiều sâu cắt thực tế ta đều có giá trị nhỏ hơn chiều sâu cắt danh nghĩa.

- Với chiều sâu cắt danh nghĩa tdn=t1,(Hình 3.9) ở giai đoạn đầu khi tỷ lệ gián đoạn có giá trị nhỏ, ta có một giá trị xác định. Khi  tăng lên thì ta tăng dần và đạt đến giá trị cực đại, sau đó có xu hướng giảm dần. Chiều sâu cắt tathu được khi gia công bằng đá mài liên tục thông thường có giá trị nhỏ nhất trong tất cả các viên đá sử dụng để gia công.

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ % gián đoạn của đá mài (η) với chiều sâu cắt thực tế (ta )khi gia công thép C45 không nhiệt luyện với chiều sâu cắt

t1=0,015mm/hành trình kép

- Khi tăng chiều sâu cắt danh nghĩa lên t2, t3 (Hình 3.10; 3.11) thì quy luật này càng được thể hiện rõ ràng, ta tăng nhanh đến giá trị cực đại rồi giảm dần. Giá trị lớn nhất này dần chuyển về ổn định ở viên đá có tỷ lệ gián đoạn  = 18,19%.

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ % gián đoạn của đá mài (η) với chiều sâu cắt thực tế (ta )khi gia công thép C45 không nhiệt luyện với chiều sâu cắt

t2=0,025mm/hành trình kép

Chiều sâu cắt danh nghĩa (tdn)

Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ % gián đoạn của đá mài (η) với chiều sâu cắt thực tế (ta )khi gia công thép C45 không nhiệt luyện với chiều sâu cắt

t3=0,05mm/hành trình kép

- Kết quả tính toán cho thấy, trong cùng chế độ cắt, chiều sâu cắt thực tế ta

khi gia công với đá mài gián đoạn có thể lớn hơn đến 10% so với đá mài liên tục thông thường (thu được ở t1=0,015mm/htk). Sai lệch nhỏ nhất giữa chiều sâu cắt danh nghĩa với chiều sâu cắt thực tế ta (hiệu số tdn-ta) khi gia công bằng đá mài gián đoạn là ta_min = 0.007mm. Với đá mài liên tục thông thường giá trị này là

ta_min = 0.02mm (cao gấp 2,86 lần so với mài bằng đá gián đoạn).

Như vậy, trong cả ba trường hợp ta đều thu được giá trị lớn nhất của chiều sâu cắt thực tế. Giá trị này không thuộc về viên đá mài liên tục thông thường mà ổn định ở viên đá gián đoạn có Z = 20 rãnh (=18,19%). Trong hầu hết các trường hợp, gia công bằng đá mài gián đoạn cho giá trị ta cao hơn so với đá mài thông thường.

Một phần của tài liệu Chất lượng bề mặt chi tiết khi gia công vật liệu thép C45 sử dụng đá mài có bề mặt làm việc gián đoạn (Trang 87 - 89)