Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ của ngành dệt may (Trang 25 - 26)

Công nghệ nhập

Để có được mặt hàng chất luợng cao, đẩy nhanh xuất khẩu và cạnh tranh đuợc với thị truờng trong khu vực thì nhất thiết ta phải nhập những công nghệ và thiết bị tiên tiến đạt đuợc các điều kiện sau:

-Các bí quyết công nghệ mới.

-Các thiết bị công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng, tăng năng suất lao động, tạo mặt hàng mới hoặc tăng giá trị đầu vào của nguyên liệu mà Vịêt Nam cha thể chế tạo đuợc.

-Các thiết bị công nghệ đòi hỏi thời kỳ ấp ủ dài và chi phí lớn nếu tự làm trong nước.

Trong vấn đề nhập công nghệ mới thì điều quan trọng là phải chọn đúng đuợc công nghệ ta đang cần và có thể đẩy mạnh đuợc sản xuất phát triển đồng thời phải tổ chức tiếp thu và làm chủ đuợc các công nghệ nhập. Từ nay đến năm 2010 là giai đoạn cần coi trọng công nghệ nhập đ? tạo buớc phát triển đột phá cho ngành, đặc biệt là những áp dụng khoa học về nguyên liệu mới, vật liệu mới và các lĩnh vực còn bỏ trống.

Các doanh nghiệp nên có sự lựa chọn kỹ càng, chủ động tìm kiếm hoặc thông qua công ty tu vấn. Các doanh nghiệp phải chuẩn bị và đáp ứng mọi điều kiện, tiền đề cần thiết giúp cho việc đa công nghệ mới vào sản xuất nhanh chóng, duy trì và khai thác có hiệu quả. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng không nên nhập những thiết bị và công nghệ có khoảng cách quá xa về trình độ so với công nghệ hiện đại của ngành do điều này có thể dẫn đến việc công nhân không làm chủ đuợc công nghệ nhập và làm việc đầu tu công nghệ không hiệu quả. Đồng thời các doanh nghiệp phải tổ chức tốt các đơn vị thẩm định, kiểm tra khi nhập công nghệ, tránh truờng hợp công nghệ nhập đã cũ kĩ, lạc hậu.

Bên cạnh việc quản lý công nghệ nhập hiệu quả, các doanh nghiệp còn phải chú ý việc tổ chức tốt đội ngũ cán bộ, công nhân để tiếp thu tốt các công

nghệ nh? p. Từ đó có thể tổ chức sản xuất ổn định, tiến tới công nhân làm chủ công nghệ để phát triển sản xuất. Doanh nghiệp cũng nên tự sản xuất một số phụ tùng thay thế để phát huy hết công suất của thiết bị và khả năng của công nghệ để tạo ra sản phẩm có gía trị cao.

Công nghệ nội sinh

Các doanh nghiệp cố gắng có thể tự tạo ra một số công nghệ tiên tiến thay cho nhập ngoại.

-Đẩy mạnh hoạt động khoa học của các Viện nghiên cứu, các trung tâm thông tin, tu vấn để nâng cao, bổ sung kiến thức, thông tin KHCN cho cán bộ quản lý, KHKT làm nền tảng cho công nghệ nội sinh.

-Những công nghệ, thiết bị cần mở rộng, cải tiến để nâng cao năng suất chất luợng mà Việt Nam có thể tự giải quyết đuợc.

-Phục hồi, nâng cao các kỹ thuật, công nghệ cổ truyền, mặt hàng truyền thống để tạo ra sản phẩm đặc thù của Việt Nam.

-Các công nghệ xử lý bảo vệ môi truờng. -Nâng cao trình độ công nghệ quản lý.

-Đẩy mạnh hoạt động mẫu mốt để sớm hoà nhập đuợc với khu vực và thế giới với định huớng thời trang Việt Nam là kết hợp hài hòa bản sắc dân tộc và xu huớng thời trang thế giới.

Việc chuyển giao công nghệ không nên chỉ dừng lại ở những doanh nghiệp có vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài mà nên thực hiện ở mọi thành phần kinh tế. Những doanh nghiệp, có nhiều vốn có thể nhập thiết bị công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp lớn lại chuyển giao các thiết bị công nghệ hiện tại cho một số cơ sở nhỏ để củng cố, cải tiến nâng cao thành công nghệ nội sinh. Việc này sẽ tiết kiệm không nhỏ chi phí ĐMCN và tạo ra thị truờng chuyển giao công nghệ sôi động liên tục trong toàn ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ của ngành dệt may (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w