Danh Y Hải Thượng Lãn Ông:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 26 - 38)

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác là một đại y tôn của nước Việt Nam.Một trong những tấm gương tiêu biểu của sự vận dụng sáng tạo thuyết Âm dương - Ngũ hành vào việc phát triển nền y học nước ta, là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển.

Đây là tác phẩm y học đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đã tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa việc xây dựng và phát triển các tri thức y học với thế giới quan và phương pháp luận triết học. Trong tác phẩm này, Lê Hữu Trác đã dành một phần quan trọng để trình bày sự nhận thức, cũng như những quan điểm riêng của mình về thuyết Âm dương - Ngũ hành. Ông coi trọng vai trò của thuyết Âm dương - Ngũ hành đối với việc nhận thức và triển khai hệ thống lý luận y học như thế nào. Ông nói: "Học Kinh Dịch đã rồi mới nói tới chuyện làm thuốc nhưng nói học Kinh Dịch không phải là học những quẻ, những hào, những từ của Kinh Dịch mà cần học để biết quy luật biến hoá của âm dương, quy luật sinh khắc của ngũ hành tựa như chiếc vòng không đầu không cuối. Vì bệnh tật phát sinh ra đều do sự thịnh suy của âm dương và do sự thắng phục của Ngũ hành. Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý của Âm dương - Ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh tật nguy nan”.

Qua tác phẩm y học của ông, lý thuyết Âm dương - Ngũ hành đã được vận dụng và phát triển thêm một bước mới. Nó không chỉ khẳng định vai trò không thể thiếu được của thuyết này trong việc vận dụng và phát triển lý luận y học cổ truyền phương Đông, mà còn chỉ ra vai trò to lớn của triết học đối với sự phát triển của y học cổ truyền phương Đông nói chung và y học cổ truyền Việt Nam nói riêng.

KẾT LUẬN

Học thuyết Âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết Ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên một cách hợp lý.

Chúng ta đang sống trong thế giới tự nhiên, nguồn gốc sinh mệnh là ở giới tự nhiên, thuận với tự nhiên, có nghĩa là phải thuận theo bốn mùa khí hậu thay đổi, làm cho cơ thể thích hợp với điều kiện tự nhiên. Với thuyết Âm dương - Ngũ hành nhắc nhở mọi người chú ý cân bằng âm dương ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó cơ thể con người cần phải điều hoà được âm dương, thiên về âm hay lệch về dương đều đưa đến kết quả không tốt.

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Áp dụng trong y học cổ truyền đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết Âm dương và Ngũ hành. Vì học thuyết Âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết Ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.

Qúa trình học tập môn triết học nói chung và triết học Phương Đông nói riêng, đề tài tiểu luận thuyết Âm dương - Ngũ hành và ảnh hưởng của nó trong y học Phương Đông, giúp ta hiểu sâu hơn về sự vận động, điều tiết cơ thể cân bằng và áp dụng một phần nào đó như có thể tự chẩn trị bệnh tật trong cuộc sống hằng ngày.

Chân thành cảm ơn thầy Tiến Sĩ Bùi Văn Mưa đã giảng và truyền đạt những kiến thức quý báu và rất bổ ích, cảm ơn các thành viên nhóm 6 cùng nhau làm việc và nổ lực để hoàn thành tốt tiểu luận này!

Biểu đồ tổng kết Âm dương trong y học (xem phụ lục 5 – Trang) Biểu đồ tổng kết Ngũ hành trong y học (xem phụ lục 6 – Trang)

PHỤ LỤC 1: BỆNH SỐT

Sốt có thể do 2 nguyên nhân: do Dương hỏa vượng (hưng phấn) hoặc do âm hỏa suy không ức chế được dương hỏa, cả 2 trường hợp trên đều gây nên sốt.

Nếu do dương hỏa vượng thì chứng sốt đó là Thực chứng. Nếu do âm hỏa suy thì chứng sốt đó là Hư chứng.

Phân tích sâu hơn ta thấy:

- Có khi Âm vượng gây ra triệu chứng dương suy, cần tả âm để bớt ức chế dương.

- Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm.

- Có khi dương suy gây ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm. - Có khi âm suy gây ra dương vượng, cần bổ âm để ức chế dương lại. Nếu chỉ

lo tả dương, là chỉ lo trị ngọn mà bỏ quên gốc, bệnh không hết mà còn có thể gây biến chứng làm cho âm và dương suy thêm.

Người bệnh cảm thấy nóng bừng, sốt nhưng lại sợ lạnh, mạch nhanh nhưng vô lực. Nhìn triệu chứng sốt bên ngoài làm nghĩ đến hỏa vượng lên, và trị liệu ở đây là lo tả hỏa nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây lại do âm suy làm hỏa vượng lên. Nếu chỉ lo tả hỏa, sốt có thể giảm nhưng sau đó sốt lại trở lại ngay. Ngược lại, vì do âm suy, nếu bổ âm, âm mạnh lên sẽ khắc dương, làm cho hỏa hạ xuống.

Trên lâm sàng hay gặp chứng Thận Thủy suy, Can hỏa vượng. Có thể biện chứng như sau: Thận và Gan là 2 cơ quan có chức năng bài tiết, thanh lọc các chất bên ngoài đưa vào cơ thể: Gan lọc các chất bên ngoài đưa vào, Thận thanh lọc các chất bên trong đưa ra ngoài. Vì 1 nguyên nhân nào đó, Thận không làm được chức năng của mình (âm hư), còn lại 1 mình Can hoạt động. Để đảm bảo công việc, Can sẽ phải làm việc gấp đôi, tức gánh vác thêm công việc mà thận không làm, do đó, Can sẽ phát nhiệt vì làm việc quá mức. Theo đúng lý, thấy Gan hỏa vượng lên, cần phải tả Can cho nó mát đi. Can đang làm việc, nay lại bị tả bớt, chắc chắn sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng sở dĩ Can phải làm việc nhiều như vậy là do Can phải gánh thêm nhiệm vụ của Thận, vì Thận hư kém. Nếu Thận khỏe mạnh lại và làm được nhiệm vụ của mình. Can sẽ bớt gánh nặng và sẽ khỏe. Như vậy cần phải bổ cho Thận mạnh lên chứ không phải Tả Can.

PHỤ LỤC 3: CÁCH SỬ DỤNG THUỐC THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Chứng thực nhiệt

Huyết nhiệt: Mụn nhọt tái phát nhiều lần do huyết nhiệt chỉ cần dùng những thuốc mát để lương huyết như sinh địa, rễ cỏ tranh, huyền sâm, đan bì, xích thược dược, thổ phục linh...kết hợp thuốc thanh nhiệt giải độc kim ngân hoa, bồ công anh, quán chúng, lá chàm...Đây là những thuốc tính hàn nhẹ.

Thấp nhiệt:Viêm gan siêu vi trùng, viêm phần phụ, viêm âm hộ, âm đạo, nội mạc tử cung, viêm đài thận, bể thận do sỏi, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm ruột mạn tính...Thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Đây là chứng bệnh do thấp nhiệt, tuy bệnh dai dẳng nhưng mức nhiệt không cao nên chỉ dùng thanh nhiệt trừ thấp: Nhân trần, long đởm thảo, nha đảm tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, rễ chàm, dây hạt bí, ý dĩ nhân, rau sam...

Hỏa nhiệt: Sốt cao co giật mức nhiệt mạnh, cần hạ sốt ngay, dùng thuốc hàn mạnh, liều cao như thạch cao sống, chi tử, lá cối xay, hạt muồng sống, tri mẫu, mật gấu, cốc tinh thảo, hạ khô thảo...

Thử nhiệt: Là say nóng, say nắng, choáng váng khi làm việc trong lò nhiệt như lò rèn, lò luyện gang thép...Dùng thuốc mát để thanh nhiệt giải thử như lá sen, đậu ván, quả dưa hấu...

Nhiệt độc: do nhiễm trùng bởi vi trùng, vi rút dùng thuốc thanh nhiệt giải độc kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, rẻ quạt, lá dấp cá...

Chứng hư nhiệt

Âm hư sinh nội nhiệt, nóng trong, sốt thấp 37o5-38o về buổi chiều đêm, ngũ tâm phiền nhiệt, bức bối, môi khô, đỏ... dùng các thuốc bổ âm như Thục địa, mạch môn, thiên môn, thạch hộc, kỷ tử, lá dâu non, hoàng tinh... trong vài ba tuần sẽ hết sốt.

Nội nhiệt do thận âm hư hoặc vị âm hư, can âm hư, phế âm hư, tâm âm hư, tỳ âm hư, thông thường nhất là thận âm, vị âm, phế âm hư.

Hàn từ ngoài thiên nhiên xâm nhập vào cơ thể gây lạnh, sợ lạnh, rét run, đau họng, không ra mồ hôi, thậm chí sau đó phát sốt nóng nhưng vẫn sợ lạnh thì dùng thuốc chữa phong hàn, vì loại hàn này là biểu hàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàn thịnh tự trong cơ thể hoặc phục hàn từ trước là lý hàn, thường gặp nhất ở trung tiêu như đau dạ dày-tá tràng vào mùa đông, cơn co thắt đại tràng do lạnh, dùng các thuốc ấm, nóng như phụ tử chế, quế nhục, thảo quả, đại hồi, ngô thù du, càn khương, cao lương khương..

Hàn quyết: Do mất dương khí đột ngột, cảm lạnh đột ngột, tự nhiên người lạnh toát, mặt trắng bệch, chân tay giá lạnh, có thể vã mồ hôi loãng lạnh đầm đìa...Phải dùng thuốc nhiệt mạnh, tác dụng nhanh để hồi dương cứu thoát: Phụ tử chế, cồn gừng, cồn quế, ngô thù du, dầu hồi vừa uóng vừa xoa xát mạnh...

Hư hàn: do phần dương trong cơ thể suy giảm nên khi chữa chủ yếu bổ dương. Tùy theo mà có thể gặp các trường hợp sau:

TÂm dương hư sinh tâm hàn trong cơn đau thắt ngực của thiếu máu cơ tim do lạnh.

Tỳ dương hư sinh chứng ỉa chảy khi lạnh bụng, khi gặp thức ăn sống lạnh, viêm đại tràng mạn tính thể hàn phân sột sệt như phân vịt.

Thận dương hư: Lạnh thắt lưng, đái đêm nhiều lần, liệt dục, đau mỏi lưng gối, ù tai...

PHỤ LỤC 4: BỆNH VỀ PHẾ

Người bệnh đi nắng về, sốt, chảy máu mũi (máu cam). Biện chứng bệnh như sau : Đi nắng về sốt là bệnh cấp tính, thực chứng. Mũi chảy máu là do Hỏa khí của Phế vượng (Mũi có liên hệ đến Phế vì Nội Kinh ghi : Phế khai khiếu ở mũi, Máu màu đỏ, thuộc Hỏa). Đây là thực chứng, áp dụng nguyên tắc. "Thực tắc tả", do đó, cần tả Hỏa của Phế, tức tả Dương hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên trái (Ngư tế là hỏa huyệt của Kinh Phế, bên trái thuộc Dương).

Người bị bệnh lao phổi lâu năm, ho ra máu. Biện chứng bệnh như sau : Bệnh lâu năm thuộc Hư chứng. Ho ra máu là hỏa của Phế vượng (vì tiếng ho là tiếng của Phế, máu màu đỏ thuộc hỏa). Vì đây là bệnh lâu ngày, hư chứng do âm hỏa suy, không ức chế được dương kiến dương hỏa bùng lên. Áp dụng nguyên tắc "Hư tắc bổ" cần bổ Âm hỏa huyệt của Phế tức là huyệt Ngư tế bên phải (Ngư tế là hỏa huyệt của kinh Phế, bên phải thuộc âm).

Cũng bệnh về phế, cũng huyệt Ngư tế mà trường hợp thứ nhất dùng huyệt ở bên trái, trường hợp 2 lại dùng huyệt bên phải. Nếu không phân biệt được Âm dương của huyệt sẽ không bao giờ sử dụng huyệt 1 cách chính xác được.

− Các huyệt của kinh âm (mặt trong chân tay) thuộc âm, các huyệt của kinh dương (mặt ngoài chân tay) thuộc dương.

− Các huyệt thuộc Nhâm mạch (đường giữa bụng) thuộc âm. Các huyệt thuộc Đốc mạch (đường giữa sống lưng) thuộc dương.

− Những huyệt nào không nằm vào các đường kinh âm hoặc dương có thể dựa vào vị trí hoặc tác dụng của huyệt để xác định đặc tính Âm dương cho huyệt đó :

Thí dụ: Huyệt Ấn đường, khi kích thích, tiết ra chất Endorphin, làm giảm đau (có tác dụng ức chế) do đó, mang đặc tính âm

LOẠI ÂM DƯƠNG

Tính Chất

Tĩnh, lạnh, mát, nước, tối, bên phải, ức chế, số chẵn

Động, nóng, ấm, lửa, ngày, bên trái, hưng phấn, số lẻ.

Cơ Thể Bên trên, bên trong, phía trước (Bụng), tạng, huyết Bên dưới, bên ngoài, phía sau (Lưng), phủ, khí.

Biểu Lý Lý Biểu Thực Hư Thực Ngũ vị Chua, mặn, đắng. Cay, ngọt (nhạt). Ngũ khí Hàn, thấp. Nhiệt, thử, phong. Châm cứu

Kinh âm, Nhâm mạch, huyệt bên phải, ở bụng, huyệt gây ức chế.

Kinh dương, Đốc mạch, huyệt bên trái, ở lưng, huyệt gây hưng phấn.

Mạch Trầm, Trì, Vi, Nhược, Không lực. Phù, Hồng, Huyền, Sác, Hữu lực

Chứng trạng

Mặt xám xanh, nằm im, tiêu tiểu nhiều, bệnh phát chậm, mãn tính

Mặt đỏ, hồng, sốt, khát, nóng nẩy trong người, đại tiểu tiện khó, ít,

bệnh phát nhanh, cấp tính

Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Hiện tượng

Các tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận

Các phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngũ thể Cân Mạch Cơ bắp Da lông Xương tủy

Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng,

môi Mũi Tai

Ngũ chí Giận Vui mừng Lo nghĩ thươngBuồn Sợ hãi

Ngũ âm hét, thét Cười Hát Khóc Rên

Ngũ vị Miệng đắng

chua Miệng Đắng

Miệng

ngọt Miệng cay Miệng mặn

Vị trí bị bệnh Cổ gáy Ngực sườn cơ lưng mông vai hố đòn Eo lưng, bắp đùi

Đặc điểm bệnh Co quắp Hồi hộp đánh trống ngực Đầy bụng

nôn, ỉa Ho Run rảy

Hình 1: Biều tượng Âm dương

Hình 2: Biều tượng Ngũ hành

Hình 3: Biều tượng Ngũ hành tương sinh – tương khắc

Hình 4: Âm Dương Thắng - Suy PHỤ LỤC 8: TRÍCH DẪN

(1) http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/yly/ADCOTHE.htm (2) http://suckhoedoisong.vn/20101029101840767p0c19/ly-giai-ve-thuyet-am- duong.htm (3) http://yhocvietnam.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=438:quan-h-gia-am-dng-i-vi-vic-chn- oan-va-iu-tr&catid=55:y-hc-chuyen-sau&Itemid=413

(4)Quy kinh là gì? Quy kinh là hiện tượng thuốc tác dụng vào cơ quan đích theo

12 đường kinh trong cơ thể.

Một số hiện tượng quy kinh: Bạc hà trắng cay đi vào kinh phế; Huyền sâm, nhục thung dung, phác tiêu đen mặn vào kinh thận; chu sa, thần sa, sâm đại hành đắng đỏ và tâm, Táo nhân; Thanh đại, táo mèo chua xanh và kinh can; Hoàng kỳ, cam thảo vàng ngọt vào tỳ.

Hiện tượng quy kinh phức tạp, đan xen với tứ tính ngũ vị và không cứng nhắc trong vận dụng.

Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.

Thí dụ: Muốn thuốc vào tạng tỳ nên sao Hoàng thổ, hoặc sao mật, sao đường. Muốn thuốc vào tạng phế thì sao thuốc có tẩm nước gừng cay. Muốn thuốc vào tạng thận thì trong bào chế nên ngâm muối, hoặc nước tiểu trẻ em trai dưới 3 tuổi. Muốn cho thuốc vào can nên tẩm dấm để sao và thu hái khi còn xanh. Muốn cho thuốc dẫn vào tâm nên tẩm nước tâm sen có vị đắng.

1. Triết học phần 1: đại cương về lịch sử triết học, 2010. 2. Trang web: tailieu.vn

3. Trang web: deltaviet.net, Đoàn Quang Thọ, Tạp chí triết học

4. http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com

5. http://dongyvietnam.net

6. http://dongyvietbac.com.vn

7. Hoàng đế Nội kinh – Tg Hoàng Đế

8. Đông y Việt Nam: http://dongyvietnam.net/forum/ 9. Trung tâm nghiên cứu Lý học đông phương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 26 - 38)