- Cả đời ta đã cặm cụi đọc,nhưng vẫn chưa đọc được
Chiếc bao giận hờn
Một hôm thầy giáo của chúng tôi bảo mỗi người mang theo một bao khoai tây vào lớp. Thầy dặn chúng tôi ghi tên những người mà cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa tha thứ được lên các củ khoai, mỗi người tương xứng với một củ. Khi cho khoai vào bao, chúng tôi nhận thấy một số bao rất nặng nề. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi mang bao này theo mình trong vòng một tuần. Khi thì đặt nó bên cạnh giường ngủ, trên ghế xe hơi lúc lái xe, khi thì đặt bên bàn làm việc. Sự phiền toái vì lúc nào cũng có một bao khoai kè kè bên mình đã giúp chúng tôi nhận thấy gánh nặng tinh thần to lớn mà mình đang phải mang theo. Hơn nữa, chúng tôi còn phải luôn để mắt đến nó để không bỏ quên và cứ phải đặt nó ở những nơi thật dễ thấy khiến cho chúng tôi bị bẽ mặt. Dĩ nhiên sau một thời gian những củ khoai tây trong bao dần dần bị hư thối hoàn toàn.
Thấy đã muốn chỉ cho chúng tôi thấy cái giá mà chúng ta phải trả khi luôn cất giữ bên mình những nỗi giận hờn, phiền muộn và bi quan. Chúng ta
thường nghĩ rằng sự tha thứ là một món quà ta dành cho người khác, nhưng thực chất đó chính là món quà dành cho bản thân chúng ta.
Từ đó về sau, mỗi khi cương quyết không tha thứ cho một ai, chúng tôi luôn nhớ đến bài học này của thầy và tự hỏi liệu túi khoai tây thối của chúng tôi đã đủ nặng hay chưa.
Chiếc mũ
Đó là một chiếc mũ rất xinh xắn được đan bằng lông dê. Trên chóp mũ đính một cuộn len xoắn nhỏ nhắn và hai chiếc quai được buộc khít đến cằm. Tôi mua chiếc mũ này khi con gái tôi chỉ mới được sáu tuổi.
Vì cháu rất dễ bị đau tai nên tôi cứ đoan chắc rằng cháu sẽ không bao giờ rời khỏi nhà mà không có nó khi mùa đông đến. Nhưng cháu lại không thích và cháu có thể nghĩ ra đủ mọi lý do để khỏi phải đội nó. Rồi cũng đến lúc không thể nghĩ ra một lý do nào, cháu chỉ việc giấu chiếc mũ đi.
Một buổi sáng nọ, khi xe buýt của trường đang bấm còi inh ỏi trước nhà, tôi lại phải tìm mũ cho cháu! “Con không có giấu”- cháu rấm rứt trả lời.
Tôi vặn lại, “Con không có giấu à, sao mẹ tin con cho được?”
Bực tức, tôi kéo cháu ra khỏi nhà để chiếc xe buýt khỏi phải chờ thêm nữa. Khi chiếc xe lăn bánh, tôi với theo: “Tối nay về nhà đừng có than với mẹ là bị đau tai nhé.”
đồ, cơn giận của tôi lại nổi lên. “Nó biết nơi nó giấu chiếc mũ mà”. Tôi vừa lầm bầm vừa mở nắp máy giặt, và kìa, chiếc mũ nằm trong hộc máy, ngay nơi tôi đã quẳng nó vào tối qua!
Thật xấu hổ hết chỗ nói. Tôi cứ tới lui trong phòng mà canh đồng hồ. Cháu sẽ ra chơi vào lúc 9:15. Tôi có thể đợi được đến lúc đó để nói với cháu rằng tôi thật sự xin lỗi?
Tôi lái xe đến trường lúc 9:00 và đậu ngoài sân. Cuối cùng thì chuông cũng reng và học sinh các lớp ùa ra giải lao. Cháu kia rồi! tôi bước ra khỏi xe và vẫy tay gọi cháu. Cháu chạy nhanh về phía tôi với một gương mặt rạng rỡ.
“Mẹ mình đó”- cháu khoe với đám bạn đang đi cùng. Tôi ôm cháu và bật khóc.
“Lucinda, mẹ đã tìm thấy chiếc mũ ở chỗ mẹ đã cất tối qua. Cho mẹ xin lỗi nhé”. Cháu nhìn tôi bối rối một lúc rồi ôm tôi, cười rúc rích và nhanh chóng chạy đi chơi cùng các bạn.
Nhiều năm sau đó, tôi tìm thấy một xấp bài kiểm tra và các tờ giấy ghi chú của cháu. Khi mở một quyển tập ra, tôi phát hiện một mẩu giấy ghi bài tập về nhà. Đề bài là “Hãy viết một bài văn về một chuyện đã tác động sâu sắc đến em.”
Tựa đề của bài luận rất đơn giản: “Chiếc Mũ”. Bên trên là lời phê của cô và bài được điểm A+.
Đoạn cuối cùng kết luận về tác động của “chuyện chiếc mũ” : “Và em biết được rằng em có một người mẹ tuyệt vời, người không những biết nhìn nhận mình đã sai mà thậm chí còn dũng cảm nhận lỗi cùng người khác”.