Dự kiến phát triển các phân ngành công nghiệp:

Một phần của tài liệu Tăng trưởng của ngành sản xuất công nghiệp ở nước ta trong những năm qua. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Căn cứ mục tiêu phát triển, công nghiệp mũi nhọn được lựa chọn, định hướng phát triển trong kế hoạch 5 năm 2006 -2010 của từng ngành được xác định cụ thể như sau:

- Ngành điện tăng trưởng khoảng 12,5%/năm để đến năm 2010 dự kiến điện sản xuất đạt 96,1 tỷ Kwh; tập trung đầu tư phát triển nguồn và lới điện đồng bộ. Tập trung và u tiên vốn đầu tư công trình thủy điện Sơn La, các dự án nhiệt điện than, nhiệt điện chạy khí. Công suất nguồn điện tăng thêm giai đoạn 2006-2010 khoảng 9558 KW nâng tổng công suất nguồn điện năm 2010 khoảng 20862 KW.

- Ngành than tăng trưởng khoảng 4,2%/năm, đến năm 2010 dự kiến sản xuất 27 triệu tấn than sạch và xuất khẩu khoảng 8-9 triệu tấn/năm. Đầu t phát triển các dự án điện chạy than (Mạo Khê, Cẩm Phả, Sơn Động).

- Ngành dầu khí: Khai thác dầu thô tăng trưởng khoảng 3,7%/năm, đến năm 2010 dự kiến đạt sản lượng 21,6 triệu tấn dầu thô (kể cả phần khai thác ở nước ngoài). Khai thác khí tăng trưởng 15%/năm, đến năm 2010 khai thác 13,15 tỷ m3 khí. Đẩy mạnh đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, đạm Cà Mau, phấn đấu đến năm 2008 đa vào sản xuất, triển khai đầu tư các dự án hóa dầu, lọc dầu Nghi Sơn, đầu tư ra nước ngoài.

- Ngành thép tăng trưởng khoảng 12%/năm để đến năm 2010 dự kiến đạt sản lượng 6,5 triệu tấn thép các loại, 3 triệu tấn phôi thép, sản xuất thép tấm và thép lá đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Triển khai đầu tư dự án sản xuất phôi thép tại Quảng Ninh, gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy thép cán nóng thép tấm, nhà máy thép cán nguội giai đoạn 2 và nhà máy mạ nhôm kẽm, mạ màu; nhà máy thép chất lượng cao, giai đoạn 1 mỏ sắt Thạch Khê và liên hợp luyện kim tại Hà Tĩnh.

- Ngành khai khoáng và luyện kim màu: đầu tư Tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng công suất 600.000 tấn alumin/năm để xuất khẩu và giai đoạn tiếp theo đầu tư nhà máy điện phân nhôm công suất từ 72.500-150.000 tấn/năm.

- Ngành xi măng tăng trưởng khoảng 11,3%/năm, đến năm 2010 dự kiến sản xuất 50 triệu tấn xi măng. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự án xi măng đã triển khai trong năm 2004, 2005; nghiên cứu cải tạo, thay công nghệ lò đứng sang lò nghiêng ở một số nhà máy xi măng lò đứng hiện nay, phấn đầu đến năm 2010 thỏa mãn nhu cầu xi măng trong nước.

- Ngành giấy tăng trưởng khoảng 12,4%/năm, dự kiến đến năm 2010 sản xuất 1.250 ngàn tấn giấy-bìa. Tập trung đầu tư các dự án sản xuất giấy và bột giấy nhằm từng bước thay thế bột giấy nhập khẩu.

- Ngành cơ khí cần được u tiên phát triển các nhóm sản phẩm: dự kiến tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, đến năm 2010 đáp ứng được 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả nước. Phát triển cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, thiết bị toàn bộ, cơ khí đóng tàu, cơ khí chế tạo máy công cụ, công nghiệp ôtô, xe máy. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị toàn bộ và thiết bị thay thế trong ngành xi măng, giấy, điện, phân bón hóa chất dần từng bước thay thế thiết bị nhập khẩu. Chú trọng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất các sản phẩm cơ khí tới 60%.

- Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ngành phân bón hoá chất: Tập trung vốn đầu tư dự án phân đạm từ than cám, đạm Cà Mau, lốp ô tô công suất 1- 2 triệu bộ/năm công nghệ radian và một số hoá chất cơ bản xút, sô đa. Hợp tác với Lào đầu tư khai thác muối, ka li cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phân bón: Dự báo nhu cầu phân bón vào năm 2010 là: phân đạm urê 2,7- 3 triệu tấn, phân NPK 2,5 triệu tấn, phân lân 1,6 triệu tấn, dap 1,2 triệu tấn.

Dự báo năm 2010 sản xuất 2,2 triệu tấn phân đạm, 1,6 triệu tấn phân lân chế biến, phân NPK đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu một phần sang thị trường Lào, cămpuchia.

Hoàn thành đầu tư nhà máy dap 330.000 tấn/năm, đầu tư nâng năng lực sản xuất quặng tuyển apatit lên 1 triệu tấn/năm, đảm bảo nhu cầu quặng cho sản xuất supelân và dap.

Hoá chất cơ bản: Dự báo nhu cầu xút đến năm 2010 là 160 ngàn tấn. Để đáp ứng nhu cầu này cần tiếp tục cải tạo nâng công suất các nhà máy xút hiện có thuộc công ty hóa chất cơ bản miền Nam, công ty Hóa chất Việt Trì, Công ty vedan. Đồng thời, nghiên cứu thị trường, đầu tư nhà máy xút-clo công xuất 200 ngàn tấn/năm gần nơi cung cấp nguyên liệu (muối) và thuận tiện cho việc tiêu thụ cho các nhà máy sản xuất PVC, sản xuất giấy.

Phát triển công nghiệp sản xuất sôda, axit H3po4, HCl, hno3 cung cấp cho các ngành hoá chất phân bón.

Sản phẩm hoá chất khác: Dự kiến nhu cầu các sản phẩm cao su sẽ tăng cao, trong đó đến năm 2010 nhu cầu săm lốp xe đạp là 23-25 triệu bộ, săm lốp ôtô máy kéo là 3,2 triệu bộ, xe máy là 13 triệu bộ. Để đáp ứng sự gia tăng nhu

cầu này, cần đầu tư nâng cấp các cơ sở hiện có và dần từng bước chuyển các dây chuyền sản xuất lốp ô tô từ công nghệ bias sang công nghệ radian. Đầu t dự án sản xuất lốp ô tô công suất 1-2 triệu bộ/năm theo công nghệ lốp radian.

- Ngành dệt may: Tiếp tục thực hiện Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đệt may đến năm 2010 đã được phê duyệt, toàn ngành phấn đấu đến năm 2010 đạt 1100 m2 vải lụa thành phẩm, 1500 triệu sản phẩm may mặc. Thực hiện việc đầu tư di dời các cơ sở dệt, nhuộm trong các thành phố lớn ra các khu công nghiệp như: Dệt 8-3, Dệt Nam Định, Dệt Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng của ngành sản xuất công nghiệp ở nước ta trong những năm qua. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)