Thứ tám,đảm bảo độ tin cậy của thông tin do kiểm toán xác nhận và cung cấp.

Một phần của tài liệu Bàn về tổ chức và vai trò kiểm toán nhà nước tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

cấp.

Để Quốc hội có căn cứ thảo luận và quyết định, thực hiện các hoạt động giám sát đòi hỏi phải có đủ những tư liệu thông tin tối thiểu cần thiết. Thông tin cung cấp cho quốc hội phải minh bạch và có độ tin cậy cao. Trước hết là các thông tin về chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tài chính ngân sách , những ngân sách về đánh giá trung hạn, nguồn thu và nhiệm vụ chi. Tăng cường tính minh bạch của ngân sách trong trong giai đoạn lập dự toán , đặc biệt là các cơ sở dữ liệu và tiêu chí dùng cho việc dự tính các nguồn thu và nhiệm vụ chi. Sớm chuyển sang áp dụng kế toán dồn tích thay cho phương pháp kế toán thực thu thực xuất quỹ hiện nay, phản ảnh xác thực hơn tình hình tài chính quốc gia và ngân sách nhà nước theo nguyên tắc thừa nhận quyền và nghĩa vụ ngân sách gắn với năm ngân sách, hoàn toàn không phải là số thực nhập và thực xuất quỹ. Số liệu cung cấp cho Quốc hội phải có xác nhận và đánh giá của cơ quan KTNN, phải đạt độ tin cậy cao nhất có thể

Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của Nhà nước. Qua hơn 15 năm hoạt động, KTNN Việt Nam đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các đơn vị có sử dụng NSNN trên tất cả các lĩnh vực. Kết quả kiểm toán đã phát hiện nhiều vi phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, đã kiến nghị tăng thu, giảm chi và đưa vào quản lý qua NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng. Đó là những kết quả trực diện, có giá trị rất cụ thể. Nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn chính là báo cáo kết quả kiểm toán đã cung cấp những thông tin kịp thời, có độ tin cậy và tính thuyết phục cao cho Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp và các cơ quan khác của nhà nước sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Điều trên cho chúng ta thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTNN.

Tuy nhiên, kiểm toán Nhà nước đòi hỏi đội ngũ kiểm toán viên có trình độ cao, vừa phải có kiến thức vĩ mô, vừa có kiến thức kinh tế, kỹ thuật của các ngành khác nhau để có thể đánh giá xác đáng, hợp lý tình hình hoạt động của các cơ quan chính phủ. Đây là một thách thức lớn đối với cơ quan KTNN của các quốc gia đang phát triển nói chung và KTNN Việt Nam nói riêng. Vậy nên Nhà nước ta cần có những chính sách hợp lý để phát triển KTNN, nâng cao tầm ảnh hưởng của KTNN trong các hoạt động của đơn vị Nhà nước.

1. Giáo trình lý thuyết kiểm toán – nxb ĐH. KTQD. 2. Các website: “tailieu.vn”; “tailieuhay.vn”.

3. Một số tài liệu của thư viện trường ĐH. KTQD. 4. Các điều luật về Kiểm toán Nhà nước.

Một phần của tài liệu Bàn về tổ chức và vai trò kiểm toán nhà nước tại Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w