203/2009/TT-BTC hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/10/2009, có hiệu lực từ 01/01/2010 thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định.
b. Đối với Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình được trình bày theo nguyên giá và hao mòn lũy kế.
Tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính có thời gian khấu hao là 3 năm và được tính theo phương pháp đường thẳng.
c. Đối với Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định thuê tài chính được trình bày theo nguyên giá và hao mòn lũy kế. Tài sản cố định thuê tài chính là giá trị cần cẩu Mobile Harbour Crane có thời gian khấu hao theo thời gian thuê là 5 năm và được tính theo phương pháp đường thẳng.
2.2.4.2. Tình hình khấu hao Tài sản cố định của Công ty
Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Nguyên giá (đ) (đ) Thời gian khấu hao (năm) Mức khấu hao hàng năm (đồng) TSC Đ hữu hình 377.232.057.556 10 37723205755,6 TSC Đ vô hình 94.587.200 3 31529733,33 TSC Đ thuê tài chính 47.803.434.833 5 9560686966,6 Tổng cộng
Hiện nay, công ty trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Do vậy, tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng tài sản cố định hàng năm là không đổi, chi phí khấu hao phân bổ vào giá thành sản xuất tương đối ổn định. Về việc tính toán đơn giản, dễ làm, giúp tổng hợp số liệu hao mòn luỹ kế, tính toán giá trị còn lại của tài sản cố định kịp
hao tài sản cố định được xác định theo từng tháng, sau đó trên cơ sở số máy hoạt động để xác định mức khấu hao phân bổ cho sản xuất. Việc xác định một cách chính xác số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định cũng như cơ cấu đầu tư ở từng thời điểm hợp lý.
2.2.5. Cách thức quản lý Tài sản cố định của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ là Công ty hoạt động trong lĩnh vực cảng biển chuyên cung cấp các dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ kho vận, kinh doanh kho, bãi…vì vậy quy mô Tài sản cố định của Công ty tương đối lớn. Việc quản lý và sử dụng Tài sản cố định trong Công ty một cách khoa học, kịp thời và chính xác là một yêu cầu vô cùng quan trọng.
2.2.5.1. Quản lý Tài sản cố định về mặt hiện vật
Tài sản cố định của Công ty bao gồm nhiều loại máy móc, phương tiện với nhiều kích thước, mẫu mã, chủng loại khác nhau. Trước khi đưa Tài sản cố định vào sản xuất, Tài sản cố định được phân loại và kiểm tra chất lượng rõ ràng.
Với máy móc thiết bị dùng cho Phòng Điều độ khai thác thì được phân về từng đội và người đứng đầu đội sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về quản lý, bảo quản Tài sản cố định đó.
Trong quá trình thực hiện, vận hành máy móc, nếu có sự cố như hỏng hóc, người đứng đầu đội sử dụng tài sản đó phải thông báo kịp thời lên Ban lãnh đạo để có biện pháp sửa chữa.
Công ty luôn chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định hiện có cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các Tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các Tài sản cố định chưa cần dùng.
Đơn vị:... Mẫu số 05 – TSCĐ
Bộ phận:... (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC .. ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày...tháng...năm...
Thời điểm kiểm kê:...giờ...ngày...tháng ...năm... Ban kiểm kê gồm:
- Ông/Bà:...chức vụ...Đại diện - Ông/Bà:...chức vụ...Đại diện - Ông/Bà:...chức vụ...Đại diện Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
STT Tên TSCĐ Mã số Nơi sử dụng
Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch
Ghi chú Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cộng Ngày…..tháng…..năm………
Giám đốc Kế toán trưởng Trưởng Ban kiểm kê
Đơn vị:... Mẫu số 02 -TSCĐ
Bộ phận:... (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày...tháng...năm……
Số:...
Nợ:...
Có:...
Căn cứ Quyết định số:...ngày...tháng...năm ...của...
... ...
Về việc thanh lý tài sản cố định I. Ban thanh lý TSCĐ gồm: Ông/Bà:...chức vụ………Đại diện…………..Trưởng ban Ông/Bà:...chức vụ………Đại diện………Uỷ viên Ông/Bà:...chức vụ………Đại diện………Uỷ viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: -Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ...
-Số hiệu TSCĐ:……….
-Nước sản xuất (xây dựng)………
-Năm đưa vào sử dụng...Số thẻ TSCĐ………..
-Nguyên giá TSCĐ...………
-Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý...………
-Giá trị còn lại của TSCĐ...………
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ: ………
………
Ngày…….tháng. .……năm...
Trưởng Ban thanh lý (Ký, họ tên) IV. Kết quả thanh lý: -Chi phí thanh lý TSCĐ:………(viết bằng chữ)………...
-Giá trị thu hồi……….(viết bằng chữ).………
-Đã ghi giảm số TSCĐ ngày...tháng...năm...…….
Ngày……tháng…… năm...
Ngoài ra, Công ty cũng thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, dự phòng Tài sản cố định, khồng để xảy ra tình trạng Tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn sử dụng hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp Tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn thì cần phải cân nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó. Nếu chi phí sửa chữa Tài sản cố định lớn hơn mua sản phẩm thiết bị mới thì nên thay thế Tài sản cố định cũ.
Công ty cũng định kỳ hoặc thường xuyên bảo dưỡng, bảo quản vệ sinh công nghiệp các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, có chế độ khen thưởng bẳng vật chất đối với những cá nhân có tinh thần trách nhiệm.
Hàng năm, tài sản của Công ty được tiến hành đánh giá lại để có những biện pháp xử lý kịp thời tài sản hiện có của Công ty, tình trạng thừa, thiếu khi kiểm kê, nhượng bán hay thanh lý để có chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng, giúp cho kế toán phản ánh trung thực, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm Tài sản cố định để có những biện pháp giải quyết tốt tránh tình trạng hao hụt, mất mát tài sản.
Bên cạnh đó Công ty cũng tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho những lao động trực tiếp làm việc với máy móc thiết bị để nâng cao tay nghề đồng thời nâng cao được tuổi thọ sử dụng Tài sản cố định.
Công ty luôn mở rộng khai thác, tìm kiếm thêm khách hàng nhằm huy động hết khả năng của máy móc thiết bị, giảm hao mòn vô hình.
2.2.5.2. Quản lý tài sản cố định về mặt giá trị
a. Phương pháp đánh giá Tài sản cố định
Để xác định giá trị ghi sổ cho Tài sản cố đinh, Công ty tiến hành đánh giá Tài sản cố đinh ngay khi đưa Tài sản cố đinh vào sử dụng. Tuỳ từng loại Tài sản cố đinh mà Công ty có cách thức đánh giá khác nhau. Với những Tài sản cố đinh mua sắm, Tài sản cố đinh do đầu tư Xây dựng cơ bản hoàn thành, việc tính giá Tài sản cố đinh tại Công ty được tính theo công thức sau
Nguyên giá TSCĐ = Giá thực tế + Chi phí khác có liên quan.
Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn, kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của Tài sản cố đinh khi đã sử dụng theo công thức sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Như vậy toàn bộ Tài sản cố đinh của Công ty được theo dõi trên 3 loại giá là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất.
b. Quản lý tăng, giảm Tài sản cố định
- Trường hợp tăng, giảm Tài sản cố định tại Công ty
* Tại Công ty Tài sản cố định tăng trong các trường hợp • Mua sắm mới.
• Đầu tư xây dựng cơ bản.
* Tại Công ty Tài sản cố định giảm trong trường hợp sau
• Nhượng bán tài sản không cần dùng do yêu cầu sản xuất kinh doanh. • Thanh lý những tài sản không còn khả năng sử dụng.
- Các chứng từ sử dụng * Đối với tăng TSCĐ
Hình thành do mua sắm: Quyết định thành lập hội đồng mua bán, thanh lý tài sản; Hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán tài sản; Hóa đơn mua hàng; Biên bản nghiệm thu bàn giao tài sản; Phiếu nhập kho.
* Đối với giảm TSCĐ
• Giảm do nhượng bán: Quyết định thành lập hội đồng mua bán, thanh lý tài sản; Hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán tài sản; Hóa đơn mua hàng; Biên bản nghiệm thu bàn giao tài sản; phiếu nhập kho
2.2.6. Đánh giá tình hình sử dụng Tài sản cố định
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng Tài sản cố định trong 9 tháng đầu năm 2009 và 2010.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
Nhận xét:
- Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định cho biết khi đầu tư 1 đồng Tài sản cố định thì sẽ thu được bao nhiêu đồng Doanh thu. Trong 9 tháng đầu năm 2009, Công ty đầu tư 1 đồng Tài sản cố định thì thu về 0,534 đồng Doanh thu còn trong 9 tháng đầu năm 2010 thì thu về được 2,126 đồng Doanh thu. Như vậy Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định của Công ty đã tăng đáng kể.
- Hiệu suất sử dụng Vốn cố định phản ánh khi đầu tư 1 đồng Giá trị còn lại của Tài sản cố định vào sản xuất thì đem lại mấy đồng doanh thu. Công ty đầu tư 1 đồng Giá trị còn lại của Tài sản cố định thì trong 9 tháng đầu năm 2009 thu về được 0,833 đồng Doanh thu còn trong 9 tháng đầu năm 2010 thu về 1,1 đồng Doanh thu, như vậy hiệu suất sử dụng Vốn cố định của Công ty tăng 0,267 đồng.
- Hàm lượng Vốn cố định cho biết để có 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng Tài sản cố định. Trong 9 tháng đầu năm 2009, để có 1 đồng Doanh thu thì Công ty cần
Chỉ tiêu 9 tháng đầunăm 2009 9 tháng đầunăm 2010
Doanh thu (đồng) 187.974.403.717 224.275.586.255 Lợi nhuận (đồng) 54.380.653.585 89.204.525.038 Nguyên giá TSCĐ bình quân (đồng) 352.377.630.841 105.531.644.374 Giá trị còn lại (đồng) 225.533.898.493 204.069.534.859 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0,534 2,126 Hiệu suất sử dụng Vốn cố định 0,833 1,1 Hàm lượng Vốn cố định 1,2 0,91
Tỷ suất Lợi nhuận Vốn
cố định 0,24 0,44
Sức sinh lợi TSCĐ 0,154 0,845 Suất hao phí TSCĐ 1,875 0,47
bỏ ra 1,2 đồng Tài sản cố định còn trong 9 tháng đầu năm 2010 thì cần 0,91 đồng Tài sản cố định. Như vậy, để có 1 đồng Doanh thu thì trong 9 tháng đầu năm 2009 Công ty phải đầu tư Tài sản cố định nhiều hơn so với 9 tháng đầu năm 2010.
- Tỷ suất Lợi nhuận Vốn cố định cho biết 1 đồng Giá trị còn lại của Tài sản cố định khi đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng Lợi nhuận. Trong 9 tháng đầu năm 2009, khi bỏ 1 đồng Giá trị còn lại của Tài sản cố định thì Công ty thu được 0,24 đồng Lợi nhuận còn trong 9 tháng đầu năm 2010 là 0,44 đồng.Như vậy với 1 đồng Giá trị còn lại của Tài sản cố định thì trong 9 tháng đầu năm 2010 sẽ thu về được nhiều Doanh thu hơn 9 tháng đầu năm 2009.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
3.1.1. Ưu điểm
- Việc đầu tư mua sắm Tài sản cố định đang tập trung vào máy móc thiết bị
phương tiện vận tải. Đây là sự đầu tư đúng hướng vì Công ty là một đơn vị thuộc ngành dịch vụ, đòi hỏi máy móc thiết bị và phương tiện vận tải luôn giữ vai trò trung tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty.
- Công tác tính khấu hao luôn đảm bảo chính xác, đầy đủ theo quy định của Nhà nước.Mức khấu hao Tài sản cố định từng năm cao làm cho vòng luân chuyển vốn cố định nhanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất giản đơn và mở rộng.
- Trong công tác quản lý và sử dụng Tài sản cố định, Công ty luôn có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận để Công ty luôn nắm được tình trạng của từng loại Tài sản cố định.
- Công tác duy trì bảo dưỡng luôn đảm bảo đúng kỳ, khi có hư hỏng đều được sửa chữa trong thời gian nhanh nhất có thể.
3.1.2. Nhược điểm
Trong những năm gần đây, Công ty đã hạn chế những điểm yếu của mình, tận dụng tối đa khả năng sử dụng Tài sản cố định, tăng doanh thu, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, song Công ty vẫn không thể tránh được những sai sót như:
- Nhiều Tài sản cố định có giá trị lớn vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả mong muốn.
- Trong Công ty vẫn tồn tại tình trạng người lao động không có ý thức giữ gìn Tài sản cố định, không để Tài sản cố định đúng nơi quy định, không thường xuyên vệ sinh Tài sản cố định …
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
3.2.1. Tăng cường đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho Tài sản cố định
Trong các Doanh nghiệp sự nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới, bổ sung tài sản cố định là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động... mặt khác nó cũng giải phóng lao động thủ công đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Về công tác tăng cường đổi mới Tài sản cố định: Công ty cần thường xuyên đổi
mới thay thế các tài sản cố định đã quá cũ, hư hỏng đặc biệt là phần máy móc thiết bị văn phòng bởi vì chúng có độ hao mòn cao.Việc thay thế đổi mới thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị.
- Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới Tài sản cố định: Để có thể đầu tư mua sắm thay thế Tài sản cố định máy móc thiết bị cần thiết phải có nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này. Hiện nay vốn tài trợ cho Tài sản cố định của Công ty gồm: vốn Ngân sách cấp, vốn tự bổ sung và vốn khác. Để đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho Tài sản cố định, máy móc thiết bị trong thời gian tới Công ty cần thực hiện các việc sau:
• Hàng năm ngoài số vốn Công ty tự bổ sung hàng năm, Công ty cần tích cực huy động như vay vốn tín dụng để đáp ứng được nhu cầu trang bị Tài sản cố định, máy móc thiết bị cho Công ty.
trình kinh doanh dịch vụ, Công ty cần phân định riêng phần giá trị tài sản này.
3.2.2. Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh.
Xử lý nhanh những tài sản đã quá cũ là một trong các biện pháp quan trọng nhằm