Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy chế biến

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN TIỀN LƯƠNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CỦA MÁC (Trang 25 - 27)

Sắp xếp lại các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ theo hướng mở rộng công suất ở những vùng có lợi thế và điều kiện phát triển mía nguyên liệu, đóng cửa những nơi không có điều kiện mở rộng vùng mía nguyên liệu. Tạo điều kiện cho các nhà máy có công suất lớn tiếp tục phát huy, mở rộng công suất thông qua quy hoạch và hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu, chủ yếu tập trung vào thâm canh nâng cao năng suất.

Tạo môi trường cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng giữa tất cả các nhà máy chế biến đường, nghĩa là Nhà nước không nên hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các DN. Nhất là vào thời điểm bây giờ, khi đã gia nhập WTO, Việt Nam cần phải thực hiện theo những điều khoản chung khi đã tham gia vào một sân chơi lớn. Vì vậy, mỗi DN cần phải nỗ lực tự vận động để tồn tại trên thị trường đầy biến động này.

KẾT LUẬN

Các số liệu cho thấy ngành mía đường còn rất nhiều điểm mạnh chưa được khai thác. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của toàn ngành bị hạn chế phần nhiều do những nguyên nhân chủ quan hơn là những nguyên nhân khách quan. Thực tế cho thấy những chương trình đầu tư không đúng, bố trí quy hoạch bất hợp lý, công nghệ không thích hợp, hoạt động kém hiệu quả, phát triển tràn lan không phù hợp với từng vùng sinh thái…đã kéo ngành mía đường Việt Nam tụt hậu. Vì vậy các nhà máy chế biến đường phải tổ chức liiên kết lại thành tập đoàn theo từng vùng. Nếu không tổ chức lại sản xuất, chế biến và tiêu thụ, các nhà máy nhỏ lẻ sẽ bị cạnh tranh gay gắt, có thể dẫn tới phá sản vì đường từ các nước đưa vào Việt Nam theo tiến trình gia nhập WTO. Ngành công nghiệp mía đường đang đứng trước thách thức lớn ngay trước ngưỡng cửa của tiến trình hội nhập, khi nội lực yếu cả về vốn lẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Nếu muốn đứng vững, mỗi doanh nghiệp phải liên kết lại với nhau, cùng nhau hợp tác để ngành công nghiệp mía đường thực sự trở thành một ngành mũi nhọn trong khu vực kinh tế nông thôn Viêt Nam.

Tóm lại, liên kết kinh tế là một điều kiện tất yếu đối với doanh nghiệp và các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá. Muốn tồn tại và phát triển, DN cần có sự liên kết với nhau để tận dụng những lợi thế của nhau. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của liên kết kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc phát tiển các hình thức liên kết kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả của từng đơn vị kinh tế nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN TIỀN LƯƠNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CỦA MÁC (Trang 25 - 27)