Các kịch bản thử nghiệm và kết quả giám sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng hệ thống giám sát môi trường tại các trung tâm tích hợp dữ liệu (Trang 63 - 66)

Kịch bản kiểm thử được thực hiện bằng việc đo giám sát môi trường tại TTTHDL Đại học Thái Nguyên với các thông số chọn lọc. Phương pháp giả lập sử dụng là các phương pháp cơ học để giả lập các trạng thái bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, báo cháy và điện lưới có thể xảy ra trong quá trình vận hành.

Trong khoảng thời gian giám sát này tại phút thứ 15 ta giả lập tăng nhiệt độ lên 70o

C trong vòng 2 phút, tại phút thứ 31 ta giả lập tăng nhiệt độ lên 28oC trong vòng 2 phút, kết quả giám sát trên hệ thống và các đáp ứng cảnh báo như sau :

Hình 3.6. Kết quả thử nghiệm giám sát nhiệt độ

Kịch bản 2 : Thay đổi độ ẩm môi trường

Trong khoảng thời gian giám sát này, tại phút thứ 40 ta tăng độ ẩm lên 80% trong vòng 3 hút, kết quả giám sát trên hệ thống và các đáp ứng cảnh báo như sau :

Hình 3.7. Kết quả thử nghiệm giám sát độ ẩm

Kịch bản 3 : Giả lập trạng thái báo cháy

Trong khoảng thời gian giám sát này, tại phút thứ 10 và thứ 40 ta lần lượt giả lập cháy cho đầu dò báo cháy số 1 và số 2. Cũng trong khoảng thời gian này ta giả lập tín hiệu cảnh báo từ tủ báo cháy về hệ thống xử lý trung tâm với lần lượt tín hiệu cảnh báo và tín hiệu báo cháy vào phút thứ 22 và phút thứ 40, kết quả giám sát trên hệ thống và các đáp ứng cảnh báo như sau:

Kịch bản 4 : Giả lập trạng thái nguồn điện

Trong khoảng thời gian giám sát này, tại phút thứ 10 ta giả lập trạng thái mất điện lưới cấp cho toàn bộ TTTHDL, tại phút thứ 22 ta giả lập tín hiệu mất điện UPS, kết quả giám sát trên hệ thống và các đáp ứng cảnh báo như sau:

Hình 3.9. Kết quả thử nghiệm giám sát nguồn điện

Như vậy tại mỗi thời điểm khi có các giá trị bất thường vượt ngưỡng thì hệ thống giám sát đã đưa ra các cảnh báo tại chỗ và cảnh báo từ xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng hệ thống giám sát môi trường tại các trung tâm tích hợp dữ liệu (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)