II. Giải pháp để tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong
1. Chính sách tài chính
Chính sách tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là côngười nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đảm bảo cho
nền kinh tế phát triển nhanh đi đô với thực hiện công bằng xã hội. Muốn vậy, chính sách tài chính quốc gia trong thời gian tới cần hướng vào những vấn đề sau:
a/ Xây dựng và phát triển nền tài chính nhiều thành phần.
Trước hết, cần cải tiến hệ thống thu-chi ngân sách Nhà nước trên nguyên tắc thu đúng, thu đủ, chi tiết kiệm, hợp lý, ưu tiên cho đầu tư phát triển phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân cấp hợp lý giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, giữa các ngành, các cấp. Việc xây dựng và củng cố ngân sách Nhà nước phải đảm bảo cho Nhà nước đủ sức mạnh để điều tiết kinh tế và hướng nền kinh tế phát triển theo kế hoạch và định hướng đã định. Bên cạnh ngân sách Nhà nước, phải đặc biệt coi trọng tài chính doanh nghiệp với tư cách là nền tảng của nền tài chính quốc gia, là động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Phát triển tài chính doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt chú ý xây dựng và làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ tự chủ tài chính, thống nhất chế độ thu- chi và phân phối tài chính trong các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Từng bước hướng các doanh nghiệp tư nhân thực hiện chế độ tài chính phù hợp với các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và xã hội chủ nghĩa. Chính sách tài chính cũng phảI hướng tới bộ phận tài chính dân cư, coi đây là một bộ phận cung cấp tài chính không nhỏ cho nền kinh tế. Từ đó hướng dẫn họ thực hiện nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tiêu dùng và tích luỹ.
b/ Tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường tài chính.
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tài chính là khâu trung gian gắn các khâu tài chính với nhau, có tác dụng thúc đẩy quá trình giao lưu các nguồn lực tài chính, tăng cường sự vận động của giá trị trong nền kinh tế. Nhà nước cần hết sức tạo điều kiện để thị trường tài chính hình thành và phát triển. Cùng với sự phát triển của kinh tế
thị trường, từng bước thu hút vốn của xã hội và năng động hoá hoạt động đầu tư của nền kinh tế.
c/ Xây dựng hệ thống thông tin, phân tích, kiểm tra, kiểm soát tài chính.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các hoạt động tài chính trong xã hội ngày càng trở nên phức tạp. Tài chính là một lĩnh vực rất nhạnh cảm, nếu không có đối sách hợp lý và giải quyết kịp thời các các vấn đề về tài chính nảy sinh thì hậu quả sẽ rất nặng nề, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng kinh tế. Thực tế cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ cuối năm 1997 vừa qua ở châu Á đã chứng tỏ điều đó. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin tài chính nhanh nhạy, tăng cường khả năng phân tích, kiểm tra, kiểm soát tài chính là nhu cầu khách quan và có tầm quan trọng đặc biệt của chính sách tài chính quốc gia.
d/ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về tài chính.
Với đà phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ tài chính nước ta ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, vì vậy xây dựng cải tiến và hoàn thiện luật pháp về tài chính là một nội dung lớn của chính sách tài chính. Trong thời kỳ quá độ, luật pháp tài chính tập trung vào các mục tiêu:
+ Xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, khai thác tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, công nghiệp hoá.
+ Phát triển dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa 7 nguồn tài chính bên ngoài.
+ Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế tạo điều kiện cho chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
e/ Kiện toàn bộ máy quản lý tài chính.
Vai trò của tài chính cao hay thấp là nhờ yếu tố chủ thể mà trước hết là bộ máy quản lý tài chính. Trong thời kỳ quá độ, bộ máy quản lý tài chính cần
được cảI tiến và tổ chức cho thích ứng với từng thời kỳ của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ máy quản lý tài chính phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo hướng: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; cảI tiến kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính từ trung ương đến địa phương, từ quản lý tài chính doanh nghiệp đến các bộ phận quản lý tài chính dân cư và các tổ chức xã hội.
2/ Chính sách tín dụng
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lưu thông tiền tệ nói chung, của tín dụng và ngân hàng nói riêng, góp phần củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước và nhân dân, chống thất thoát và tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hệ thống ngân hàng ở nước ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Kiềm chế lạm phát, đảm bảo tính vững chắc, từng bước ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế có nhiều hàng hóa và dịch vụ đưa vào tiêu dùng và xuất khẩu, nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc “vay để cho vay”, không phát hành tiền tệ cho vay.
- Việc xác định lãi suất tín dụng “lãI suất tiền gửi và lãI suất cho vay” phải căn cứ vào quan hệ cung – cầu vốn, vào hiệu quả thực tế của đồng vốn trong nền kinh tế, vào mức độ trượt giá của đồng tiền thông qua chỉ số giá cả,. Tiếp tục áp dụng chính sách lãI suất dương theo nguyên tắc lãi suất cho vay co hơn lãI suất tiền gửi và lãI suất tiền gửi phảI cao hơn mức lạm phát.
- Tăng cường vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đặt trong môI trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các hình thức ngân hàng
thương mại thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài ở nước ta.
- Toàn bộ hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
- Đổi mới cơ sở vật chất- kỹ thuật của bản thân ngành ngân hàng theô hướng hiện đại hoá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngân hàng về nghiệp vụ và đặc biệt là phẩm chất đạo đức để đáp yêu cầu phát triển ngành ngân hàng trong giai đoạn mới.
3/ Kế hoạch hoá
Đổi mới công tác kế hoạch hoá theo xu hướng kế hoạch hoá định hướng đồng thời đổi mới hệ thống các mục tiêu định hướng. Kế hoạch hoá là công cụ quản lý liên ngành của Nhà nước. vai trò chủ yếu của kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô là thúc đẩy hình thành cơ cấu hợp lí vì vậy cần đảm bảo tính thống nhất trong cân đói các nguòn lực, lựa chọn phương hướng phát triển đúng đắn và động viên được sức lực, trí tuệ của toàn xã hội thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra.
4/ Hệ thống pháp chế kinh tế
Đổi mới hệ thống pháp chế kinh tế theo hướng dân chủ hoá nền kinh tế. + Trong việc hoàn thành hệ thống pháp luật kinh tế, chúng ta đang phải đối mặt với một khó khăn lớn: phải tạo lập một hệ thống pháp luật trong đó cơ chế pháp lý của nó phải phản ánh sự đa dạng của chủ thể kinh doanh và lợi ích kinh doanh nhưng lại phải theo định hướng XHCN. Việc hoàn thiện pháp luật kinh tế phải được tiến hành từng bước vững chắc, có chương trình, có trật tự ưu tiên. Thêm nữa, để giúp cho việc sửa đổi bổ sung, kịp thời đáp ứng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chúng ta phải hành thường xuyên việc tổ
chức kiểm nghiệm lại hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật đã ban hành.
+ Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh là trung tâm. Tuy nhiên, tự do kinh doanh không có nghĩa là vô chính phủ, là vô hạn. Quan điểm cơ bản chi phối và quyết định việc xây dựng hệ thống pháp luật quản lý kinh tế theo cơ chế mới là quan điểm quản lý kinh tế bằng pháp luật. Để hoàn thiện nội dung này chúng ta cũng cần phải ưu tiên xây dựng khung pháp luật kinh doanh của CCTT.
5/ Chính sách giá cả.
Công bằng xã hội là mục tiêu mà chúng ta muốn đạt tới, xã hội không thể không công bằng khi phân phối chưa công bằng. Nhưng trong cơ chế thị trường vấn đề phân phối lại được thực hiện trong thị trường nhân tố sản xuất bằng sự cạnh tranh giá cả của các yếu tố sản xuất. Để thực hiện tốt công tác phân phối, Nhà nước cần phải có những chính sách giá cả đối với từng loại thị trường.
+ Trên thị trường cạnh tranh: Nhà nước quy định giá giới hạn đối với các hàng hoá dịch vụ cạnh tranh như giá đất, giá thuê phòng khách san …
+ Trên thị trường độc quyền: quy định giá chuẩn đối với hàng hoá dịch vụ độc quyền như giá điện, cước thư, cước điện thoại trong nước..
+ Bên cạnh đó, chế độ tiền lương cũng cần phải thực hiện theo nguyên tắc phân phối XHCN nghĩa là hưởng theo tài năng, khuyến khích sáng tạo trong lao động, làm việc bằng thành quả lao động…
Trên thực tế hiện nay không một nền kinh tế nào chỉ hoạt động theo sự chỉ đạo của một “bàn tay vô hình”. Tất cả các nền kinh tế thị trường của các nước đã và đang phát triển đều có sự quản lý, điều khiển, can thiệp của Nhà nước. Các công cụ điều tiết của Nhà nước như pháp luật, chính sách kế hoạch v.v.. ở các phạm vi và mức độ khác nhau song không có mô hình nào chung có thể áp dụng cho toàn thế giới, và cũng không có một nền kinh tế thị trường của nước này là bản sao của nước khác. Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế và đặc biệt là nền kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng và không ai có thể thay thế.
Đảng IX đã quyết định chiến lược phát triển 10 năm đầu của thế kỉ XXI như sau: “Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để thực hiện được điều này, ngoài việc toàn đảng toàn dân phải có những nỗ lực to lớn còn cấn đến sự quản lý điều tiết đúng đắn, cách mạng của Nhà nước đối với đất nước,đặc biệt là đối với nền kinh tế.
Là một sinh viên học về lĩnh vực kinh tế, sau bài viết này, em đã hiểu rõ hơn, và có câu trả lời đúng đắn hơn về những băn khoăn mà trước đây không thể giải thích được. Em xin hứa sẽ học tập chăm chỉ hơn để sau này góp phần nhỏ bé của mình xây dựng quê hương đất nuớc. Em xin được phép kết thúc bài viết tại đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế chính trị Mac-Lenin, tập II, NXB Giáo dục
2. Giáo trình lịch sử học thuyết kinh tế - Chủ biên: PGS-PTS Mai Ngọc Cường.
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9
4. Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của nhà nước, NXB Thống kê- 1994.
5. Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm các nước ASEAN, Nguyễn Duy Hùng, NXB CTQG-1996. 6. Kinh tế thị trường XHCN, PTS Nguyễn Cúc, NXB Thống kê-1995. 7. Tạp chí nghiên cứu trao đổi
+ Số 9, tháng 5/2005 + Số 18, tháng 9/2005 8. Tạp chí cộng sản: + Số 9/2004
+ Số16/2005
9. Tạp chí kinh tế & phát triển + Số 91, tháng 1/2005
+ Số 96, tháng 6/2005 + Số 104, tháng 02/2006
10. Kinh tế học của David Begg 11. Kinh tế học của P.Samuelson 12. Vietnamnet.com.Việt Nam
ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài: Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...3
I. Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường...3
1. Những điều kiện hình thành nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường ...3
2. Các giai đoạn phát triển của nền KTTT...5
3. Những ưu, khuyết điểm của nền KTTT...6
II. Cơ chế thị trường ở nước ta và các đặc điểm, đặc trưng của KTTT định hướng XHCN...9
1. Đặc điểm của cơ chế thị trường hiện nay...9
2. Đặc trưng cơ bản của nền KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam...11
PHẦN II: THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KTTT...14
I. Thực trạng vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước...14
1. Thành tựu...14
2. Hạn chế...19
3. Nguyên nhân...21
4. Nội dung công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước...23
II. Giải pháp để tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay...25
1. Chính sách tài chính...25 2. Chính sách tín dụng...27 3. Kế hoạch hoá...28 4. Hệ thống pháp chế kinh tế...28 5. Chính sách giá cả...29 KẾT LUẬN...30