Công tác quản lý công nợ phải trả:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ Đại Dương (Trang 37 - 39)

Nhìn chung, công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước chủ nợ cũng như với ngân sách nhà nước, tuy vậy công ty cũng cần chú trọng hơn nữa công tác tổ chức quản lý và thanh toán công nợ phải trả nhằm đảm bảo một cách tốt nhất hiệu quả kinh doanh và phát huy điểm mạnh của mình.

Đối với các khoản nợ phải trả như: thanh toán nợ ngắn hạn, phải trả người bán, khoản phải trả khác được theo dõi thường xuyên và phát hiện kịp thời và xử lý dứt điểm. Đặc biệt hạn chế các khoản phát sinh không có căn cứ làm giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả hoath động kinh doanh.

Các biện pháp xử lý nợ khó đòi thực hiện nghiêm minh có kết hợp cùng biện pháp của tòa án nên đã giải quyết đối với những đối tượng nợ có tình kéo dài nợ.

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

* Quản lý công nợ phải thu

- Mỗi đối tượng khách hàng mới là do khách hàng truyền thống giới thiệu, do họ tự tìm đến với công ty nên việc đánh giá về vị thế tín dụng là rất khó khăn. Công ty chủ yếu dựa vào đối tác đã có quan hệ kinh doanh từ trước hay những giấy tờ có liên quan về khách hàng tự tìm đến mà không nắm bắt một cách sát thực tình hình hiện tại của khách hàng nên những thông tin này có thể không được đảm bảo. Khi chưa nắm rõ về tình hình tín dụng của khách hàng thì việc quyết định hợp tác hay không sẽ gặp rủi ro tiềm tàng mà công ty không thể dự đoán được.

- Công ty chưa có các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản phải thu. Công ty vẫn chủ quan chưa đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra, chính vì vậy

mà khiến cho công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động.

- Việc đôn đốc, thu hồi nợ vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên khi phát sinh những vấn đề khó giải quyết thì việc giải quyết còn lung túng và thụ động.

* Quản lý nợ phải trả:

- Việc thanh toán chậm các khoản phải trả vẫn diễn ra, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty với nhà cung cấp.

- Công tác quản lý các khoản phải trả chưa thực sự hiệu quả do số lượng phát sinh lẻ nên không tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình ghi chép.

- Công ty chưa phát huy hết hiệu quả của việc thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán qua mạng nên sẽ không tận dụng được thời gian làm việc của nhân viên, họ sẽ mất thời gian đi lại, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

* Quản lý công nợ:

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thông được áp dụng chủ yếu dẫn tới các tiêu cực về tiền mặt tồn quỹ. Trong cơ chế bán hàng chậm trả phát sinh các khoản nợ thanh toán chậm gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ và quản lư các hoạt động kinh tế.

- Công ty chưa thực sự sát sao về những mặt hàng nhập vào cũng như bán ra nên dẫn tới tình trạng chưa cân đối được lượng tiền phải trả và phải thu một cách hợp lý.

b. Nguyên nhân của những hạn chế

* Quản lý công nợ phải thu

- Có nhiêu khách hàng chưa chứng minh được khả năng thanh toán và chủ yếu là sự tin tưởng của công ty với những khách hàng trước nên việc thu thập thông tin về khách hàng mới còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định hợp tác của công ty với khách hàng. Nhiều khách hàng giấu thông tin thật, làm bảng cân đối kế toán giả, giấy tờ giả… gây rủi ro trong công tác quản trị khoản phải thu của công ty.

- Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống nên khi cấp tín dụng xong thì một số khách hàng quen vẫn cố tình chậm thanh toán khi hợp đồng đến hạn. Chính vì sự chủ quan này mà công ty vẫn cho rằng là khách hàng quen nên không cần xem xét nhiều gây ảnh hưởng đến công tác quản lý các khoản phải thu của công ty. Ngoài ra, công ty cũng e ngại trong việc áp dụng các biện pháp phạt khi khách hàng thanh toán chậm bởi công ty muốn giữ chân khách hàng.

chưa có cán bộ chuyên làm về công tác tài chính để phán đoán, theo dõi đánh giá những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các nhân viên kế toán thường chỉ có kiến thức sơ lược về quản trị khoản phải thu và đối phó với tình huống dựa trên kinh nghiệm của bản thân chứ chưa được đào tạo chuyên sâu.

* Quản lý công nợ phải trả

- Do lượng tiền mặt trong quỹ của phòng kế toán không phải lúc nào cũng có, hơn nữa bộ phận kế toán cũng chưa có cách tổ chức, sắp xếp lịch thanh toán cụ thể cho nhà cung cấp nên dẫn tới tình trạng thanh toán chậm cho họ khi hợp đồng đến hạn.

- Do mô hình kinh doanh thương mại, hàng hóa nhập về không nhiều nhưng lại nhập làm nhiều lần, khối lượng công việc của phòng kế toán lại quá nhiều nên đôi khi bị thất thoát giấy tờ là điều khó tránh khỏi và dẫn tới tình trạng nhầm lẫn trong những lần phát sinh hàng hóa nhập về.

- Do nhận thức của cán bộ quản lý còn chưa thực sự tốt, chưa nhận thấy sự cần thiết của việc thanh toán qua ngân hàng cũng như bộ phận kế toán thì có ít người nên việc thanh toán bằng ủy nhiệm chi chưa áp dụng một cách hợp lý nhất.

* Quản lý công nợ

- Do việc quản lý chưa chặt chẽ từ bộ phận quản lý xuống nhân viên trong khối hành chính nên việc sử dụng tiền mặt dẫn tới những tiêu cực như tiền mặt tồn quỹ mà nhân viên có thể vay mượn làm việc cá nhân của riêng mình.

- Do lượng hàng nhập vào và bán ra là khác nhau, bộ phận kế toán lại không sát sao trong việc cân đối lượng tiền, có tiền là thanh toán cho khách hàng, chưa đọc lại hợp đồng xem xét xem khách hàng nào đã quá hạn thanh toán mà khi có tiền phải thanh toán luôn cho họ.

3. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại Công tyTNHH du lịch và dịch vụ Đại Dương. TNHH du lịch và dịch vụ Đại Dương.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý công nợ phải thu tại Công ty TNHH dulịch và dịch vụ Đại Dương lịch và dịch vụ Đại Dương

a. Đánh giá đúng vị thế của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại công ty TNHH du lịch và dịch vụ Đại Dương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w