Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

Một phần của tài liệu xuân hóa (Trang 32 - 39)

V- CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG XUÂN HOÁ

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

 A-Trong nước:

 Năm 1990, Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Kim Thanh đã nghiên cứu hiệu quả của nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất Khoai Tây.Củ giống thí nghiệm là

Ackersegen có kích thước 1cm được chia làm 2 công thức : bảo quản ở nhiệt độ 510oC trong tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ bình thường trên giàn đối chứng.Kết quả cho thấy nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản Khoai tây giống đã kìm hãm sự phân hủy tinh bột thành

đường, giảm sự bay hơi nước, giảm cường độ hô hấp do đó giảm tỷ lệ hao hụt về trọng lượng và tăng tỷ lệ củ thành giống. Bảo quản ở nhiệt độ thấp cây khoai tây tỏ ưu thế về sinh trưởng , hoạt động quang hợp và tích lũy chất khô và cuối cùng làm tăng năng suất rõ rệt, Như vậy nhiệt độ thấp trong bảo quản đã kìm hãm sự hóa già của giống khoai tây làm cho củ giống trẻ về sinh lý.

 Năm 1986, Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp và Gibberelin đế sự sinh trưởng phát triển của cây hoa loa kèn trắng kết quả cho thấy việc xử lý nhiệt độ thấp 10oC liên tục trong 40 ngày và Gibbrelin đã làm cho cây sinh trưởng phát triển nhanh, rút ngắn thời gian ra hoa trước hàng tháng.

• Seed production of cabbage after vernalization and then planted in the pot (left) or in the field

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

 Năm 1988, Vũ Quang Sáng đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý lạnh đến sinh trưởng và phát triển, năng suất của tỏi cho thấy trong điều kiện < 6oC. Nếu thời gian xử lý lạnh càng dài thì thời gian sinh trưởng càng được rút ngắn, thời gian bảo quản được lâu và không bị thối, nhưng năng suất giảm nhiều so với đối chứng, tuy nhiên thời gian xử lý tốt nhất là 15 ngày ở

khoảng thời gian này sẽ rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây từ 8-10 ngày đồng thời năng suất tăng hơn so với đối

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

 Năm 1986, Hoàng Minh Tấn, Mai Thị Tân, Nguyễn Quang Thạch đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến mạ xuân IR8. Thí nghiệm được tiến hành ở các tuổi thọ khác nhau, giai đoạn nứt nanh đến 5 lá với xử lý lạnh khác nhau(1-10 ngày ở 5oC) kết quả như sau: độ mẫn cảm của cây mạ IR8 với nhiệt độ thấp tăng dần từ giai đoạn nứt nanh đến 3 lá , sau đó có 1 bước nhảy rất đột ngột về tính chống chịu ở nhiệt độ thấp ở giai đoạn từ 4 lá trở đi.Trong phạm vi từ 1-9 ngày bị lạnh ở 5oC cây mạ không biểu hiện tình trạng chết ngay khi bị lạnh mà chỉ chết sau khi đưa ra ngoài. Nhiệt độ thấp ở mức độ khác nhau đã ức chế mạnh quá trình sinh trưởng của cây mạ giảm tốc độ sinh trưởng về chiều cao, giảm tốc độ ra lá và làm chết lá, thay đổi màu sắc lá…Làm lạnh giảm cường độ quang hợp rất rõ rệt nên làm giảm sự tích lũy chất khô. Đặc biệt lạnh đã làm tăng độ thiếu hụt

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

 B-Ngoài nước:

 Năm 1984, Koutepas đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ

thấp đến sự hình thành củ trong quá trình sinh trưởng và nở hoa ở Tulip như sau: các loại củ Tulip giữ ở nhiệt độ 5oC trong 10- 12 tuần sau đó đem trồng trên diện tích 250 m2 vào đầu tháng 11 trong nhà kính chống nóng và trồng ngoài ruộng. Kết quả cho thấy số củ giữ trong nhà kính sau từ (59,169,5 ngày) trồng thì bắt đầu nở hoa. Còn số củ trồng ngoài ruộng thì phải sau từ 91,4127,7 ngày trồng thì mới nở hoa. Số hoa nở trong nhà kính cũng lớn hơn số hoa trồng ở ruộng. Chiều cao những cây trong nhà kính cũng cao hơn những cây bên ngoài (53,8 so với 48,6 cm).Như vậy nhiệt độ thấp có kết hợp với nhà kính

chống nóng đã rút ngắn được thời gian ra hoa và chất lượng hoa cũng cao hơn so với trồng trong điều kiện ngoài đồng ruộng

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

Năm 1989 Jong Jde đã nghiên cứu và phân tích các yếu tố điều khiển sự ra hoa sớm của hoa cúc ở nhiệt độ thấp .Trong 27 dòng vô tính của hoa cúc ông đã chọn 19 dòng và trồng trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau cụ thể là 10 ,14,18,22 oC. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 10 thì khả năng cho hoa sớm có tỷ lệ cao nhất .

Năm 1987 Fukuda và Nishio ,Ara đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và Gibberelin đến sự sinh trưởng của cây hoa cúc đến sự thu hoạch lần 2. Kết quả là những cây được giữ ở nhiệt độ 2-3oC mọc cao hơn so với

những cây trồng trong điều kiện lạnh tự nhiên và việc phun lên cây

Giberellin thì phát sinh rễ dài như trong xử lý lạnh 5 tuần, thân mọc tốt ở điều kiện nhiệt độ đêm từ 14-16oC

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

Năm 1988 Sinoda, Suto và Hara đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ngày và đêm đến sự nở hoa của hoa phong lan. Nhiệt độ tối ưu cho sự cảm ứng ra hoa của phong lan là <20oC vào ban ngày và 10-15oC vào ban đêm, các ông đã thí nghiệm bằng cách đưa giống lan

Snowflake vào nhiệt độ 10oC trong 16 g liên tục thì mầm hoa được hình thành và phát triển nhưng cũng với ngưỡng nhiệt độ trên song chỉ giữ trong khoảng 4h thì chồi hoa cũng được hình thành nhưng sau đó bị thui chột đi nếu đưa giống lan Snowflake vào nhiệt độ 30oC thì chỉ 2h liên tục số lượng hoa mọc ra bị giảm đi rõ rệt

Năm 1989 Wilkin đã nghiên cứu tốc độ phát triển chồi hoa loa kèn lilium và sự liên quan đến nhiệt độ , ông đã nghiên cứu phát triển chồi hoa loa kèn ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Kết quả là nhiệt độ ở

ngưỡng 21oC ổn định cho sự phát triển của chồi hoa loa kèn, ở nhiệt độ > 21oC thì nụ hoa bị dị dạng nhiều.

Ứng dụng của hiện tượng xuân hóa trong sản xuất

Một phần của tài liệu xuân hóa (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(45 trang)