Omega-3 với bệnh tâm thần.

Một phần của tài liệu Omega Fatty Acids - Omega-3 và Omega-6 doc (Trang 25 - 29)

Não bộ là cơ quan có tỷ lệ chất béo khá cao, tới 60% trọng lượng. Nghiên cứu gần đây cho hay Omega-3 dường như giúp tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn. Nhờ đó sự suy tư, diễn tả cảm xúc đều trôi chảy, tích cực hơn.

Ngoài ra omega-3 cá có thể làm giảm triệu chứng khó chịu khi có kinh kỳ, giảm tiêu chẩy và đau bụng ở bệnh bị bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), giảm cơn suyễn, bớt trầm cảm, tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, và rất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường của não bộ, nhất là ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

Chất béo omega-3 có tự nhiên ở nhiều loại cá nước lạnh như cá thu mackerel, cá hồi (salmon), cá sardines, cá cơm anchovies, cá ngừ (tuna) và trong một số thực vật như dầu canola, đậu nành, hạt lành (flax seed). Muốn được hưởng những ích lợi của dầu mỡ cá Omega-3, ta không cần phải tiêu thụ một lượng cá lớn như người Eskimo.

Theo các cuộc nghiên cứu kéo dài 20 năm ở Hòa Lan thì chỉ cần ăn cá 2 lần trong một tuần là đã được giảm đến phân nửa các vụ tai biến về tim mạch so với người không ăn một chút cá nào.

Theo Giáo sư William E.Connor của Viện Khoa Học Sức Khỏe ở tiểu bang Oregon thì chỉ cần ăn chừng 180 gr cá, một lần mỗi tuần thì đã đủ để hưởng sự che chở của Omega-3.

Theo Health Canada và Brtish Nuitrition Task Force thì ta nên ăn khoảng 0,5% tổng số lượng calories mỗi ngày dưới hình thức omega-3 fatty acid.

Omega-3 cũng được bán trên thị trường dưới dạng viên mà theo nhiều người có kinh nghiệm thì dùng một hoặc hai viên mỗi ngày là quá đủ. Ngoài ra, cần được sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa tác dụng phụ, dùng quá nhiều cũng như tương tác với các dược phẩm khác.

Sự an toàn, công hiệu, phân lượng của viên dầu cá chưa được kiểm chứng, xác định và các nhà chuyên môn đều khuyên là không nên thay thế cá trong thực phẩm bằng dầu cá.

Vài dè dặt với omega-3 fatty acid

Dùng quá nhiều omega-3 cá, nhất là loại viên dầu, có nguy cơ băng huyết vì tác dụng loãng máu của chất béo; nguy cơ khó chịu cơ quan tiêu hóa, thiếu hồng huyết cầu hoặc tai biến động mạch não. Những ai đang uống thuốc Aspirin hoặc thuốc chống đau nhức cũng nên cẩn thận khi dùng mỡ cá vì cả hai đều làm máu loãng. Bệnh nhân dùng thuốc suy tim nhóm Digitalis cũng phải cẩn thận vì chất béo cá có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.

Chất béo của cá cũng có rủi ro nhiễm hóa chất, nhất là thủy ngân. Cá mập (shark), cá thu vua (Mackerel king) có nhiều. Tôm, cá sardine, cá ngừ tuna có rất ít. Phụ nữ có thai nên dè dặt lựa cá ít nhiễm thùy ngân để tránh rủi ro cho thai nhi.

Cũng cần phân biệt chất béo trong mỡ cá với dầu gan cá như dầu gan cá thu Cod-Liver oil, dầu gan cá Mập. Các dầu này được dùng trong việc trị bệnh từ thuở xa xưa, khi sinh tố chưa được khám phá. Ta còn nhớ, cách đây

dăm chục năm, con trẻ bên nhà được cho uống mỗi ngày một thìa dầu gan cá tanh muốn ói. Khi đó ta chỉ biết là dầu gan cá rất bổ xương, làm cơ thể mau lớn

Ngày nay ta biết là dầu gan cá có nhiều sinh tố A và D và một ít sinh tố E.

Trong 100 gr dầu cá có khoảng 85.000IU sinh tố A, 8500 IU sinh tố D và 20mg sinh tố E.

Dầu gan cá rất dễ bị hư hao vì không khí, nên cần được đậy kín và cất nơi không có ánh sáng. Dầu gan cá được bán dưới hình thức viên hoặc nước.

Chất béo trong các loại thủy sản

Thông thường cá biển có nhiều Omega-3 hơn cá sông, đặc biệt những loại cá béo như cá mòi (sardine), cá xô mông (salmon), cá thu (markerel).

Còn tôm cua thì sao? Tuy chúng có 1 lượng cholesterol đi đôi với lượng Omega-3 nhưng may mắn là lượng Omega 3 của chúng đủ khả năng kềm chế ảnh hưởng không tốt của cholesterol.

Cá salmon: 3.6 gr; Cá tuna:2.6 gr; Cá Mackerel: 1.8 tới 2.6 gr; Cá Herring: 1.2- 2.7 gr, Cá trout: 1.0 gr; King crab: 0.6 gr; Tôm: 0.5 gr.

Kết luận

Omega-3 fatty acids được coi như có tác dụng tốt cho cơ thể và ta nên dùng thường xuyên.

Thực phẩm có nhiều chất béo này là cá. Mà cá lại là món ăn mà dân mình rất ưa thích. Những món ăn như cháo ám cá quả miền Bắc, bún riêu cá Kiên Giang, cá rô Ðầm Sét kho vùi trấu, cá sứt mũi sông Chu nấu với dưa cải sen núi Mục đều nổi tiếng khắp ba miền quê hương đất nước.

Trời vào Ðông lạnh lạnh mà được khúc cá thu kho với vài miếng nho nhỏ thịt heo, nắm lá chè tươi, vài quả chám, ăn với cơm gạo tám thơm thì quả là “có cá đổ vạ cho cơm”. Chẳng gì ngon bằng. Mà lại có lợi cho sức khỏe nữa.

Một phần của tài liệu Omega Fatty Acids - Omega-3 và Omega-6 doc (Trang 25 - 29)