2.1. Đối với Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính
Cần có những chính sách thỏa đáng đối với lực lượng cán bộ giảng dạy nghệ thuật, các nghệ sỹ tài năng đang công tác tại trường, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực của mình, phục vụ tốt cho công tác đào tạo, dạy học của nhà trường nghệ thuật nói chung, và Khoa Âm nhạc, Trường CĐ VHNT & DL Nha Trang nói riêng.
UBND tỉnh Khánh Hòa cần có những văn bản quy định cụ thể việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi đủ ngân sách đào tạo tính trên đầu sinh viên đã được Bộ Tài chính quy định.
2.3. Đối với Lãnh đạo Trường CĐ VHNT & DL Nha Trang
- Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng hệ thống các quy chế, văn bản có tính pháp quy thật chi tiết, để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tự chủ, và chịu trách nhiệm của các cấp quản lý trong nhà trường.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học, và quy trình đánh giá cho các khoa, phòng (theo đặc thù và tính chất của từng chuyên ngành đào tạo).
2.4. Đối với Lãnh đạo Khoa Âm nhạc
- Lãnh đạo Khoa cần xây dựng hệ thống các quy chế hoạt động chuyên môn của Khoa một cách rõ ràng, minh bạch, nhằm phân định rõ trách nhiệm của từng tổ chuyên môn.
- Cần có sự chỉ đạo kịp thời trong việc tổ chức tìm hiểu đặc điểm tâm lý, cá tính của người học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học để phát huy năng lực của sinh viên, và hình thành cá tính sáng tạo cho sinh viên.
- Các cán bộ quản lý và giảng viên trong khoa cần có sự động viên, khuyến khích sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục, tránh lối giáo dục cứng nhắc, mà phải thường xuyên kích thích sự sáng tạo cho người học nghệ thuật.
Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở bậc Cao đẳng, Khoa Âm nhạc, Trường CĐ VHNT & DL Nha Trang được đề xuất vừa mang tính định hướng cải tiến công tác, vừa là hệ thống biện pháp gợi mở. Vì vậy các nhà quản lý cần sớm đưa vào áp dụng một cách đồng bộ, để từ cơ sở thực tế tìm ra những mâu thuẫn, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với đặc thù đào tạo nghệ thuật của nhà trường.