0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giải pháp công nghệ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK.DOC (Trang 26 -34 )

i. Thay đổi quy trình phân phối:

- Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management-CRM) của SAP. Đây là dự án giai đoạn hai trong việc triển khai ERP của công ty này. Sau tám tháng, dự án ERP giai đoạn hai đã được nghiệm thu phần lõi (SAP CRM) sau khi triển khai đến hơn 40 nhà phân phối và dự kiến tất cả các nhà phân phối khác sẽ được tích hợp vào hệ thống này.

- Trước khi có hệ thống SAP CRM, thông tin phân phối của Vinamilk chủ yếu được tập hợp theo dạng thủ công giữa công ty và các đại lý. Hiện nay, hệ thống thông tin báo cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo (Business Intelligence-BI) được thiết lập ở trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình khuyến mại. Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua đường truyền Internet sử dụng chương trình SAP, hoặc kết nối theo hình thức offline sử dụng phần mềm Solomon của Microsoft. Riêng các đại lý sử dụng phần mềm được FPT phát triển cho PDA để ghi nhận các giao dịch. Các nhân viên bán hàng sử dụng PDA kết nối với hệ thống tại nhà phân phối để cập nhật thông tin.

- Chương trình đã giúp CRM hóa hệ thống kênh phân phối của công ty qua các phần mềm ứng dụng. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống.Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.(theo http://eac.vn)

- Mỗi cô bò còn được gắn hai con chíp điện tử để có thể phát hiện khi nào chúng động dục, ốm đau hoặc tự động ngắt van nếu khi vắt sữa nhưng chất lượng không đạt chuẩn vi sinh.

- Trang trại cách ly hoàn toàn với khu dân cư, không khí rất trong lành, đang nuôi khoảng 1.000 con bò cho vắt sữa được nuôi trong nhiều khu trại đồng nhất với mái che cao, có hệ thống bể uống tự động và cả những nơi giúp cho bò… gãi ngứa.

- Áp dụng việc vắt sữa tự động với công nghệ “siêu sạch” - Đó là mỗi chú bò được gắn hai chíp điện tử, thông qua chiếc chíp này có thể cho biết bò cho được bao nhiêu sữa, và chất lượng như thế nào. Trong quá trình vắt toàn bộ nguồn sữa được chảy qua hệ thống quản lý, nếu phát hiện sữa nhiễm vi sinh lập tức van tự động sẽ tự đóng lại và đẩy vòi sữa ra ngoài.

d. Mục tiêu đặc ra cho hoạt động kinh doanh:

- Đẩy mạnh xây dựng và cải tạo vùng chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2012 lượng sữa tươi nguyên liệu trong nước cho sản xuất đạt 240 triệu lít, Vinamilk đã cho các nhà đầu tư đến dự ĐHĐCĐ cái nhìn dài hạn về tiềm năng phát triển lâu dài của công ty.

 Về lượng sữa tươi công ty hiện tại phát triển thành công 5 trang trại lớn trong cả nước và mới đây công ty đã nhập thêm l 371 bò giống từ New Zealand loại thuần chủng và cải thiện kỷ thuật công nghệ…Dưới sự đầu tư ấy thì mục tiêu mà công ty đưa ra là rất khả thi.

- Căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và dự kiến tình hình thị trường trong thời gian tới, công ty đã lập chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010–2012 với những dự kiến về mức doanh thu, lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng khả quan.

(theowww.vnecono.vn.)

 Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động sau khủng hoảng, Vinamilk vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, so với năm 2008 tổng doanh thu tăng 29%, LNTT tăng gần gấp đôi và LNST tăng 90%. Và ta thấy nhu cầu về sữa của người dân ngày càng tăng đồng thời thương hiệu Vinamilk đã trở thành quen thuộc với người tiêu dùng nên mục tiêu về doanh thu là rất khả quan.

- Công ty đang đẩy mạnh mảng hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe và dự án quy hoạch lại quy mô sản xuất Miền Nam. Nhà máy sản xuất nước giải khát tại Bình Dương của công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2010 .

 Là khá tiềm năng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của công ty cũng như xu thế tiêu dùng hiện nay.

- Xét về chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty có kế hoạch đầu tư vào một số dự án như Nhà máy Mega Bình Dương (2011 - 2012), Nhà máy Sữa bột Dielac 2 (2010 - 2013), xây dựng văn phòng Hà Nội và các chi nhánh… với khả năng thu hồi vốn trong vòng 5 năm, và chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh chính của công ty.

Bằng nền tảng của việc giải pháp công nghệ, nắm bắt xu hướng của thị trường những mục tiêu của Vinamilk trong ngắn hạn và dài hạn đều là những mục tiêu khả thi.

3. Vị thế của Công ty trong ngành:

Trong những năm qua, mặc dù cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài, doanh thu nội địa tăng trung bình hang năm khỏang 20% - 25%. Theo kết quả bình chọn100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng20 – 25%%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 1995-2004 và Top 10 hàng VN chất lượng cao 1995 -2007. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt.

4. Phân khúc và Đối thủ cạnh tranh:

Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk.

Số liệu khảo sát cho thấy, số người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục chọn mua sữa tươi - tiệt trùng của Vinamilk cao nhất, chẳng hạn sữa tươi 100% nguyên chất có đường của Vinamilk là 26,5%. Đối với Dutch Lady, có 15,3% số người tiêu dùng trả lời sẽ sử dụng sữa tiệt trùng 100% nguyên chất có đường trong thời gian tới; 10,9% chọn sử dụng sữa có đường.

Đối với các sản phẩm sữa chua ăn, Vinamilk chiếm vị trí gần như độc tôn. Với lợi thế phong phú về chủng loại, có thị trường rộng lớn, sữa chua Vinamilk là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Dự định tiêu dùng ngành hàng sữa trong

tương lai chủ yếu tập trung vào các sản phẩm sữa chua của Vinamilk. Có 72,1% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk có đường; 23,8% cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk trái cây; 20,0% sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk dâu.

Sữa chua uống Dutch Lady và Vinamilk có tỷ lệ người tiêu dùng dự định lựa chọn trong thời gian tới khá cao. Có 12,4% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sản phẩm sữa chua uống Yomost của Dutch Lady. Trong khi đó, sản phẩm sữa chua uống của Vinamilk cũng có tỷ lệ khá cao với 8,5% người tiêu dùng cho biết sử dụng sản phẩm sữa chua uống vị trái cây tổng hợp. Điều này cho thấy, Dutch Lady đang duy trì được sự cạnh tranh cần thiết với Vinamilk trong phân khúc thị trường sữa chua

5. Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Vinamilk so với các doanh nghiệp khác trong ngành:

- Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng;

- Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau;

- Vinamilk hoạt động sản xuất quy mô lớn với hệ thống các Nhà máy Sữa trên khắp cả nước;

- Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

6. Rủi ro trong kinh doanh: Ngành sữa là ngành có tiềm năng phát triển trong nền kinh tế hiện nay nhưng kèm theo đó nó mang tính rủi ro cao Việt nam nói chung và Vinamilk nói riêng.

- Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO: khi tham gia vào WTO thị trường sữa rất năng động, các công ty nước ngoài ồ ạt tham gia vào thị trường Việt Nam đe dọa sự phát triển của Vinamilk.

- Rủi ro tự thị trường xuất khẩu không ổn định: hơn 90% doanh thu từ xuất khẩu của công ty là từ Iraq nhưng tình hình chiến sự tại đây đã làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu. Và hiện tại công ty đã mở rộng thị trường qua các nước úc, Mỹ, Canada,

Thái lan và các nước khác.

- Rủi ro tiền tệ: khoảng 50% nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu. Vì vậy, đồng ngoại tệ tăng giá so với nội tệ sẽ ảnh hưởng bất lợi đến giá thành sản phẩm. - Rủi ro từ các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới: ngoài rủi ro nêu trên, lợi nhuận của Vinamilk còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự thành công hay thất bại của các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới.

7. Bảng cáo bạch từ năm 2007-2009:

o Dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ, ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm 2008 là -540208, dòng tiền đi ra chứng tỏ công ty đã có tăng trưởng

o Doanh thu năm 2008 tăng 25,93% so với năm 2007 là, lợi nhuận thuần tăng 29,9%. Trong năm 2009, ngân lưu hoạt động đầu tư là -2495196, chứng tỏ công ty cũng tăng trưởng nhiều. Doanh thu năm 2009 tăng 29,13% so với năm 2008, lợi nhuận tăng đến 90,25%. Ta có thể thấy rỏ vấn đề này hơn dựa vào tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Đối với năm 2007, tỷ suất này là 14,43%, đến năm 2008 thì tỷ suất này 14,77% và đến năm 2009 thì tỷ suất này đạt 23,9%.

Vấn đề đặt ra là công ty tăng trưởng bền vững hay không?

o Trong năm 2008, lãi ròng 1.251.554, thặng dư vốn 1.064.948, tiền thu từ phát hành cổ phần là 0, và chi cổ tức là -680.733. Tổng của các khoản mục này là 1.635.769, con số này lớn hơn hoạt động đầu tư, như vậy công ty tăng trưởng bền vững.

o Đối với năm 2009, lãi ròng 2.381.145, thặng dư vốn là 0, tiền thu từ phát hành cổ phiếu 3646 chi cổ tức là -351.281. Tổng của các khoản mục này là 2.033.510 như vậy vẫn nhỏ hơn ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm là -2.495.196, nên công ty tăng trưởng có rủi ro nhất định

Vấn đề đặt tiếp theo là cơ cấu tăng trưởng của doanh nghiệp do đâu, do trực

tiếp hay do đầu tư dài hạn từ các năm trước?

o Trong năm 2007, đầu tư dài hạn là 445.554, đến năm 2008 đầu tư dài hạn là 647.899 như vậy đầu tư dài hạn đã tăng 202.345, con số này tương đương với 37,5% của ngân lưu hoạt động đầu tư, nên trong năm 2008 tăng trưởng của công ty là do

trực tiếp.

o Trong năm 2009, đầu tư dài hạn là 153.282, tăng 801.181 so với năm 2008, tương đương với 32,1% của ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm, nên năm 2009 tăng trưởng cũng do trực tiếp.

o Trong năm 2007 nợ phải trả là 1.045.107, đến năm 2008 nợ phải trả đạt 1.121.759 như vậy đã tăng 76.652 hay 7,33% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4.763.337, tăng 10.37% so với năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng nợ phải trả nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, như vậy công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính.

o Đối với năm 2009, nợ phải trả là 1.785.571, tăng 663.812 hay 59,2% so với năm 2008. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng, đạt 6.644.612, đã tăng 1.881.275 hay 39,5% so với năm 2008. Ta thấy tốc độ tăng nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, như vậy trong năm 2009 công ty sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tiếp theo, ta xem khả năng sinh lợi của công ty trong những năm qua như

thế nào?

o Trong năm 2008, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của công ty là 21,275. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) là 71,4%. Như vậy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty là 21,27% trong khi đó tỷ suất sinh lợi trên vố cổ phần là 71,4%, điều này cho thấy trong năm 2008, công ty đã sử dụng vốn vay hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

o Trong năm 2009, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn tài sản (ROA) lá 28,2%. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE) là 67,78%. Ta thấy ROA bằng 28,2% trong khi đó ROE bằng 67,78% như vậy công ty sử dung nguồn vốn vay có hiệu quả.

 Nhưng nếu xét riêng ROE của năm 2008 và 2009 thì ta thấy ROE trong năm 2009 đã giảm 71,4% xuống còn 67,78%, do nguồn vốn cổ phần đã tăng đáng kể. Năm 2008, vốn cổ phần chỉ có 1.752.575 nhưng đến năm 2009, vốn cổ phần của công ty đã lên đến 3.512.653, tức là tăng 100,4%

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK.DOC (Trang 26 -34 )

×