QUAN HỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu chính sách để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nan -Nhật Bản (Trang 25 - 26)

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai nhưng phải đến những năm 80 quan hệ này mới được phát triển do xu hướng của Nhật Bản là tăng cường khai thác thị trường của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa trong những năm gần đây do chúng ta đã mở cửa thị trường để thu hút vốn từ bên ngoài vào điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đầu tư vào nước ta. Trong những năm 90 do khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng Nhật Bản đã phần nào phải rút vốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng đến năm 2000 Bộ ngoại giao của Nhật Bản đã lập song một danh sách các dự án ODA trung hạn và Việt Nam là nước đứng đầu danh sách đó với 55 dự án có khả năng được tài trợ, trong đó chủ yếu là các dự án về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các xí nghiệp vừa và nhỏ. Kim ngạch đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong năm 2000 sẽ lên đến 8 tỷ USD. Điều này đã chứng tỏ thị trường Việt Nam khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến nay ở Việt Nam đã có gần đến 100 doanh nghiệp liên doanh với Nhật Bản, đặc biệt là các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Sumitomo, Mitsui, Mitsubishi... đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng thị trường Việt Nam vẫn còn gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam như khả năng cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế tại chỗ còn yếu kém thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, tỷ giá chuyển đổi giữa VNĐ và ngoại tệ không ổn định. Và khi so sánh chi phí đầu tư nước ngoài tại 24 thành phố lớn thuộc 14 nước Châu á thì nhận thấy rằng chi phí đầu tư vào Việt Nam còn qúa cao so với các nước trong khu vực cụ thể là lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần so với Inđônêsia và cước phí điện thoại quốc tế tại Việt Nam cao gấp đôi so với các nước khác giá điện dùng cho sản xuất cũng cao gấp đôi so với Trung quốc và Thái Lan, thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam cao nhất trong khu vực (50%). Chính vì vậy để thu hút thêm vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam thì chúng ta phải có một số biện pháp cải thiện môi trường đầu tư như mở thị trường chứng khoán sửa đổi luật đầu tư sao cho phù hợp với thị trường quốc tế.

Còn về phía Việt Nam cũng nhận thấy rằng thị trường Nhật Bản là một thị trường có nhiều tiềm năng đối với các hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng đặc biệt từ năm 1991 đến năm 1997. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

thường chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ từ năm 1997 nên tỷ trọng này giảm xuống còn 15,8% và năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999 ước tính đạt khoảng 1680 triệu USD chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng mà ta xuất sang Nhật Bản chủ yếu là hàng đông lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu thô, may mặc... Như ta đã biết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Nhật Bản là 25% nhưng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá của Việt Nam chỉ có 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, điều này chứng tỏ chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để ngày càng xâm nhập vào thị trường Nhật Bản - một thị trường khó tính. Nhật Bản là một thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của tổ chức này, các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng lại sử dụng nhiều hàng rào phi thuế quan do vậy sự cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trường Nhật Bản là rất khó khăn về gía cả và chất lượng. Qua đó chúng ta cần có các biện pháp và chính sách để cải thiện cán cân thương mại của chúng ta với Nhật Bản.

Một phần của tài liệu chính sách để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nan -Nhật Bản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w