Các phân tích chênh lệch truyền thống đưa ra một bức tranh cổ phần thiếu chính xác về rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản trong bảng CĐKT của ngân hàng. Chúng cần được bổ sung, hỗ trợ bởi các phân tích mô phỏng (simulation analysis), liên quan đến việc dự đoán chi tiết bảng CĐKT tổng thể (điển hình cho 2 hoặc nhiều năm tới) và xem xét đến tất cả các luồng tiền dự tính tạo nên trạng thái bảng CĐKT trước hàng loạt các cú sốc giá, liên quan đến các dịch chuyển song song, xoắn thừng hoặc xoay vòng của đường cong lợi tức. Trạng
thái rủi ro có thể phát sinh từ các biến động trên sẽ được đo lường, dựa trên tiêu chí ảnh hưởng của chúng lên thu nhập từ lãi của ngân hàng. Với các thông tin này, các chiến lược đối với bảng CĐKT được xác định chính xác và RRLS hay RRTK có thể được bảo hiểm theo ý muốn cả ngân hàng.
Tăng trưởng bền vững thu nhập từ lãi của ngân hàng là một mục tiêu thông thường của hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mục tiêu hẹp và mang tính ngắn hạn, chưa liên hệ được các tăng trưởng trong phần thu nhập phi lãi của các ngân hàng. Vì thế, nhiều ngân hàng lớn với các hoạt động kinh doanh đa dạng đã và đang tiến tới việc quản lý tài sản nợ - có theo một tiêu chí rộng và bao quát hơn - đó là tối ưu giá trị kinh tế hay giá trị thị trường của ngân hàng mình, hay chính là NPV - giá trị hiện tại ròng.
NPV = PV (Tài sản có) - PV (Tài sản nợ)
Lý luận trung tâm của xu hướng phân tích này, xem xét bảng CĐKT như là một tập hợp của các dòng tiền hiện đại và tương lai. Một số dòng tiền là các dòng vốn gốc, một số khác là nguồn thu lãi hoặc phi lãi… .Về lý thuyết, rất nhiều yếu tố trong bảng CĐKT có thể định giá theo thị trường theo cùng một cách thức, theo đó mức giá của một công cụ tài chính đơn giản có thể tái ước lượng nhanh chóng sử dụng các thông tin thị trường. Vấn đề quản lý đối với ngân hàng được phát triển rộng hơn theo đó giá trị thị trường của ngân hàng (tương đương với giá trị vốn ngân hàng định giá theo thị trường) có thể hoặc nên hoặc nên được bảo vệ trước những ảnh hưởng của các thay đổi lãi suất có thể có.
3.2.6. Áp dụng các công cụ mới trong quản lý rủi ro thanh khoản
Hiện nay, quản lý rủi ro thanh khoản ngày càng linh hoạt hơn do sự tăng trưởng các hoạt động ngân hàng bán buôn, chứng khoán hóa tài sản, hay hoạt động ngân hàng điện tử. Nếu như trong quá khứ, các ngân hàng thường phụ thuộc vào giả định rằng bất cứ yêu cầu thanh khoản nào đều được đáp ứng bởi các khoản thanh toán nợ vay của khách hàng hơn là từ các chứng khoán ngắn hạn có tính lỏng cao, thì ngày nay hầu hết các ngân hàng đều cần phải chuẩn bị những lựa chọn khác nhau sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu thanh khoản. Cũng như đối với ALM và rủi ro lãi suất, quản lý thanh khoản ngày nay cần xem xét đến các kịch bản bất lợi tiềm ẩn, chứ không chỉ dừng lại ở việc tính toán và giám sát một vài chỉ số thanh khoản dựa trên bảng CĐKT tại thời điểm hiện tại. Nhìn chung, các ngân hàng nên ước lượng các dòng tiền tương lai, kiểm định các ước lượng đó dưới các kịch bản đa dạng và phát triển các kế hoạch chi tiết để thâu tóm các khả năng thiếu hụt thanh khoản tiềm ẩn.
Việc sử dụng hệ thống quản lý tài sản nợ - tài sản có và nền tảng dữ liệu của hệ thống này không chỉ mang lại hiệu quả đối với quản lý rủi ro lãi suất, mà còn rất hữu ích trong quản lý thanh khoản, thông qua các kịch bản giả định về hoạt động kinh doanh và các luồng tiền phát sinh đối với ngân hàng trong tương lai. Các kịch bản giả định được sử dụng trong việc đánh giá rủi ro thanh khoản của các công cụ phức tạp, các tài sản nợ, tài sản có và các trạng thái ngoại bảng CĐKT. Các giả định cũng xem xét đến tính ổn định của các khoản tiền gửi bán lẻ, các khoản ký thác qua trung gian, và các khoản đi vay trên thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, các kịch bản cần được cân nhắc và sử dụng một cách hợp lý và chính xác. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam muốn phát triển đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình và vươn ra thị trường thế giới, sẽ có cấu trúc thanh khoản ngày càng phức tạp và nên xây dựng các kịch bản nhạy cảm đo lường ảnh hưởng của các thay đổi với các giả định mà ngân hàng sử dụng.
Mặt khác, các sự kiện rủi ro thanh khoản đang ngày càng khó lường trong môi trường kinh doanh đầy biến động phức tạp hiện nay. Tất cả các sự kiện, dù là tần suất cao/ảnh hưởng thấp hay tần suất thấp/ ảnh hưởng nghiêm trọng đều có thể tạo nên áp lực thanh khoản tức thời, ngắn hạn hoặc dài hạn cho ngân hàng, thậm chí áp lực có thể gia tăng hơn theo thời gian.
Để đối phó với tình trạng đó, các ngân hàng cần xây dựng các kế hoạch tài trợ dự phòng (CFP - Contingency funding plans) trong đó chỉ ra khi nào việc tiếp cận các nguồn tài
Lòng tin của công chúng
Sự biến động giá cổ phiếu
Phần bù rủi ro Lỗ từ việc bán tài sản Khả năng đáp ứng khách hàng vay Vay vốn từ NHTW Dấu hiệu thị trường nhận biết RRTK
trợ thay thế là thận trọng. Trong thời điểm khủng hoảng, nhà quản lý thường có rất ít thời gian để có thể xây dựng nên chiến lược đối phó, bởi vậy điều quan trọng là phải có sẵn một kế hoạch thanh khoản dự phòng được chuẩn bị tốt trước khi một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.
Một cuộc khủng hoảng thanh khoản thường tiến triển qua nhiều giai đoạn và mức độ nghiêm trọng. Các ngân hàng có thể xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm cho từng giai đoạn/mức độ nghiêm trọng nhất định, đánh giá các yêu cầu huy động tiềm ẩn tại các thời điểm khác nhau trong quá trình tiến triển của cuộc khủng hoảng, và định ra các kế hoạch hành động tương xứng.
3.2.7. Sử dụng các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm rủi ro
Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ bản (TSCB - underlying asset), ra đời xuất phát từ nhu cầu "quản trị rủi ro" bao gồm việc chia tách, kiểm soát và chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nói cách khác, sản phẩm phái sinh là công cụ để bảo hiểm rủi ro.
Như đã trình bày tại chương 1, có bốn loại sản phẩm phái sinh cơ bản: giao dịch kỳ hạn (forward), giao dịch tương lai (future), giao dịch quyền chọn (option) và giao dịch hoán đổi (swap).
Thị trường sản phẩm phái sinh trên thế giới đã hình thành và phát triển từ lâu đời, và đặc biệt sôi động từ những năm 1970, 1980 với sự ra đời của hợp đồng tương lai đầu tiên được giao dịch tại Thị trường tiền tệ quốc tế (IMN - một phân nhánh của CBOT (Chicago Board of Trade) và sự phát triển của thị trường phái sinh phi tập trung. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, các sản phẩm phái sinh vẫn còn khá mới mẻ và được sử dụng chưa nhiều.
Dù vậy, những lợi ích về bảo hiểm rủi ro và thu phí dịch vụ mà các sản phẩm phái sinh mang lại cho các NHTM là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các sản phẩm phái sinh đối với các NHTM Việt Nam sẽ rất hiệu quả. Trước mắt, các NHTM Việt Nam có thể sử dụng những sản phẩm phái sinh cơ bản như:
* Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ: là nghiệp vụ mà theo đó ngânhàng bán cho khách hàng quyền (chứ
không phải nghĩa vụ bắt buộc) mua hoặc bán một loại tiền sang loại tiền khác theo một tỷ giá thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai. Trên thế giới, các hợp đồng quyền chọn tiền tệ thường được niêm yết trên thị trường phi tập trung nên rất linh động và có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với các hợp đồng giao ngay với cùng giá trị danh nghĩa, đồng thời có thể được quản lý rủi ro dựa trên nền tảng danh mục.
Đồ thị 3.1: Cơ cấu lợi nhuận/ rủi ro đối với quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua đối với đồng USD, tỷ giá thực hiện là 17560, kỳ hạn 4 tháng (ngày thanh toán 26/07/2009) có mức lỗ tối đa là 40 VND/USD với tỷ giá nhỏ hơn 17560 ("out of money") và có lợi nhuận không giới hạn tối đa với mức tỷ giá trên 17560.
Fixed Income TSCB: Tiền gửi
Foreign Exchange TSCB: Tiền tệ
- FRAs (Hợp đồng lãi suất kỳ hạn)
- IR futures (Hợp đồng thoả thuận lãi suất tương lai)
- IR options (HĐ quyền chọn lãi suất): Caps, Collars
- IR swaps: HĐ hoán đổi lãi suất
- Cross Currency Swaps (HĐ hoán đổi tiền tệ)
- Currency Options - Currency Futures
* Nghiệp vụ hoán đổi: trong giao dịch hoán đổi, hai bên đối tác ký kết thỏa thuận trong đó hai bên trao đổi các luồng tiền vào những khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Có hai nghiệp vụ hoán đổi:
- Hoán đổi lãi suất (IRS): Hoán đổi giữa hai nhóm vay cùng số lượng và cùng loại tiền với LSCĐ và LSBĐ.
- Hoán đổi tiền tệ: hoán đổi giữa hai món vay có loại tiền tệ khác nhau với quy mô tương đương.
Các hợp đồng hoán đổi được sử dụng linh hoạt có thể giúp NHTM giảm thiểu đáng kể rủi ro lãi suất, và rủi ro hối đoái. Khi nhận định lãi suất đi lên, ngân hàng có thể mua IRS, ngược lại khi nhận định lãi suất đi xuống, ngân hàng lại bán IRS. Thông qua các hợp đồng hoán đổi lãi suất, ngân hàng thậm chí có thể hoán đổi toàn bộ các tài sản LSBĐ cho một ngân hàng khác để nhận được một mức LSCĐ mong muốn.
3.2.8. Quản lý rủi ro chứng khoán và rủi ro hàng hóa
Như đã đề cập trong chương I, hiện nay rủi ro chứng khoán và rủi ro hàng hóa chưa được các NHTM Việt Nam quan tâm nhiều so với các dạng rủi ro thị trường khác, bởi lẽ các NHtMVN chưa trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các NHTMVN (vốn chiếm tới hơn 70% thu nhập) lại liên quan mật thiết tới hai dạng rủi ro này. Thực tế tại nhiều NHTM các vấn đề liên quan đến biến động giá cả hàng hóa và chứng khoán đang được xem xét bởi bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bởi xét trên khía cạnh này rủi ro chứng khoán và hàng hóa ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và khả năng trả nợ vay của các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh chứng khoán. Theo đó, việc quản lý rủi ro chứng khoán và hàng hóa chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản nhất và theo dõi và cảnh báo các biến động liên quan trong từng ngành hàng…, mà chưa áp dụng các công cụ tiên tiến trong QTRRTT. Thực tế này có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro lớn cho các NHTM khi thị trường ngày càng biến động mạnh, khủng hoảng tài chính với những ảnh hưởng sâu rộng và mức độ hội nhập kinh tế ngày càng cao. Chính vì vậy, đã đến lúc các NHTMVN cần chú ý đến rủi ro chứng khoán và hàng hóa như là một cấu phần trong hệ thống QTRRTT đồng bộ.
3.2.9. Một số giải pháp khác
Năng lực tài chính là nền tảng quan trọng đối với các NHTM khi triển khai QTRR nói chung và QTRRTT nói riêng.
Trong việc triển khai QTRRTT, các NHTM Việt Nam hiện nay hầu như đều gặp nhiều khó khăn khi quyết định đầu tư vào các hệ thống phần mềm và chương trình quản lý do chi phí quá cao. Một hệ thống phần mềm QTRRTT cho một NHTM trung bình cũng phải tốn kém khoảng 1 triệu USD đến 2 triệu USD đầu tư ban đầu, chưa tính đến chi phí bảo trì hàng năm và chi phí đào tạo cán bộ.
Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với hệ thống NHTM Việt Nam đó là phải nâng cao năng lực tài chính.
3.2.9.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information System) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động của một NHTM. Đặc biệt khi hoạt động của Ngân hàng phát triển ở trình độ cao, trên quy mô lớn với mạng lưới rộng khắp, thì các vấn đề như quản lý tài sản, đo lường hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro, lập kế hoạch và ngân sách, quan hệ khách hàng… càng đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin quản lý hiện đại và đa năng.
Hệ thống thông tin quản lý của đa phần các NHTM Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, đi kèm theo đó là công nghệ Ngân hàng không đồng bộ. Do đó, điều kiện về nguồn thông tin dữ liệu của các NHTM Việt Nam bị hạn chế phần lớn. Trong khi đó, một trong những khâu mấu chốt của quá trình QTRRTT là thu thập và tích hợp thônt in, từ đó phân tích đưa ra những dấu hiệu rủi ro thị trường tiềm ẩn nhằm ngăn chặn thua lỗ cho Ngân hàng. Như vậy, để có được những đánh giá và phân tích chuẩn về mức độ rủi ro, đặc biệt để tính toán chính xác giá trị rủi ro VaR của một Ngân hàng, thì nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin sao cho đảm bảo tính chính xác, cập nhật, tích hợp với hệ thống quản trị kinh doanh chung của Ngân hàng (Core Banking).
3.2.9.3. Mua sắm, trang bị phần mềm quản trị rủi ro thị trường
Rõ ràng vấn đề QTRR nói chung và QTRRTT nói riêng đối với một Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, nó là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi quản trị chiến lược tổng thể của Ngân hàng. Tuy nhiên quản trị rủi ro thị trường là một công việc có độ phức tạp cao bởi sự non trẻ của thị trường tài chính Việt Nam và sự biến động khó lường của các yếu tố
thị trường gây nên. Do vậy, ngoài một số vấn đề cần cải thiện về mặt cơ cấu tổ chức và hoàn thiện thêm về mặt khung cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, đòi hỏi phải có hệ thống phần mềm hỗ trợ QLRRTT mới đảm bảo đạt được hiệu quả cao. Kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn như HSBC, BNY Mellon… cho thấy: hệ thống QTRR hiện đại trên cơ sở ứng dụng phần mềm CNTT chính là một trong những cơ sở để họ có thể phát triển thành những Ngân hàng hàng đầu trên thế giới.
Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm tiên tiến sẽ giúp cho các Ngân hàng kịp thời có được những đánh giá và xác định giá trị chịu rủi ro VaR và các hạn mức với độ chính xác tương đối cao. Ngoài ra còn tiết kiệm thời gian, các chi phí thủ công khác phát sinh trong quá trình thực hiện QTRRTT. Do vậy, yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các NHTM trong triển khai chương trình QTRRTT là giải pháp phần mềm và khung pháp lý, quy trình, quy định.
Vấn đề tối quan trọng khi các NHTMVN triển khai mua sắm, trang bị phần mềm QTRRTT đó là việc xác định các yêu cầu, hay các tính năng cần thiết đối với phần mềm QTRRTT. Sở dĩ như vậy vì đa phần các NHTM Việt Nam đều đã và đang triển khai hiện đại hóa ngân hàng, xây dựng được hệ thống quản trị kinh doanh cốt lõi (Core Banking), do vậy việc trang bị phần mềm QTRRTT phải tích hợp được với hệ thống Core Banking.
Bên cạnh đó, bài học kinh nghiệm mà không ít NHTM Việt Nam gặp phải là tình trạng công nghệ, phần mềm không đồng bộ, các chức năng không phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng bán tự động, bán thủ công… đồng thời việc chỉnh sửa rất tốn kém và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài do không có thỏa thuận ngay từ đầu. Vì vậy, các NHTM Việt Nam cần phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ một cách tỷ mỷ, kỹ càng, kết hợp