CHẤT LƢỢNG LỚP BỀ MẶT SAU GIA CÔNG CƠ 2.1 Khái niệm chung về lớp bề mặt
2.4.7. Ảnh hưởng của độ cứng vật liệu gia công
Tugrul Ozel và đồng nghiệp [15] cũng chỉ ra được ảnh hưởng của độ cứng phôi và hình dạng lưỡi cắt đến nhám bề mặt.
Hình 2.8 đã chỉ ra ảnh hưởng chình của hình dạng lưỡi cắt và các thông số độ cứng đến nhám bề mặt khi tiến hành gia công ở tốc độ cắt 200 m/phút, lượng chạy dao 0,2 mm/vòng và chiều dài cắt là 203,2mm. Dựa trên các phân tích trước, ảnh hưởng chính của sự tương tác giữa hình dạng lưỡi cắt và độ cứng phôi được thống kê có ý nghĩa quan trọng với các thông số nhám bề mặt Ra. Đồ thị đã chỉ ra rằng với lưỡi cắt tròn và độ cứng phôi thấp hơn thì sẽ cho độ nhám tốt hơn.
Đặc tính và độ cứng của vật liệu phôi có ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của bề mặt gia công cuối. Dụng cụ CBN phải phù hợp với các loại vật liệu phôi khác nhau để thuận tiện cho việc gia công lần cuối. Ở đây, vật liệu gia công thường có độ cứng nằm trong khoảng từ 45 ÷ 70 HRC [12].
Các nghiên cứu gần đây của Chou và đồng nghiệp, Thiele và đồng nghiệp, Ozel và đồng nghiệp với các loại vật liệu khác nhau cho thấy khi độ cứng phôi tăng thì nhám bề mặt giảm, ngoài ra độ cứng phôi còn ảnh hưởng đến mòn và tuổi bền của dao [12].
2.5. Kết luận
Chất lượng bề mặt khi tiện cứng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như tình trạng máy, dao, khả năng công nghệ, cơ tính vật liệu phôi và chế độ cắt… Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các máy CNC và NC, các mảnh dao lắp ghép có độ bền, độ cứng đồng thời khả năng chịu nhiệt đặc biệt cao đã làm tính công nghệ trong tiện cứng phần nào giảm tính phức tạp.
Nhiệm vụ của các nhà chuyên môn là làm thế nào để chọn được mỗi bộ thông số chế độ cắt thích hợp ứng với mỗi khoảng độ cứng nhằm đạt được hàm mục tiêu đã đề ra.
Trong luận văn tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng phôi đến mòn dụng cụ và chất lượng bề mặt nhằm tối ưu các thông số trong quá trình công nghệ này.
Chương III