b/ Ảnh hưởng của dân số đến tích luỹ:
PHẦN II I: LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Thanh Trì có 3,56 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1,89 triêu người, chiếm 53,2% dân số của huyện. Tỷ lệ lao động tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1996 – 2000 là 3%. Tuy số lượng lao động đông nhưng chất lượng còn thấp, tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học là 8,9%, chưa biết chữ là 1,7%, tốt nghiệp tiểu học là 25,6%, tốt nghiệp THCS là 43,4% và tốt nghiệp PTTH là 20,4%. Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm huyện đã tạo ra được 32 vạn chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 6,6% năm 1996 xuông còn 6,32% năm 2000, đồng thời nâng tổng quỹ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn từ 66,7% lên 74,3%.
Hiện nay, Thanh Trì có 1.503.000 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó, lao động ngành nông lâm, ngư nghiệp chiếm 81,3%; công nghiệp – xây dựng 8,6%; thương mại dịch vụ 10,1%. Cơ cấu phân theo địa giới hành chính, thành phố, thị xã chiếm 8%, vùng đồng băng duyên hải 68,6% và vung trung du miền núi 23,4%. Phân theo thành phần kinh tế: kinh tế quôc doanh là 6,45%; ngoài quốc doanh là 932,52% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,03%. Nguôn lao động lại phân bổ không đồng đều và tập trung chủ yếu trong các ngành nông lâm ngư nghiệp (trên 83%). Lao động làm việc trong các ngành thương mại, du lịch – dịch vụ đã thấp (4%) nhưng lại có xu hướng không ổn định. Lao động làm việc trong khu vực quốc doanh chỉ chiếm gần 7% và đang có xu hướng giảm sút. Điều đáng quan tâm là cơ cấu lao động phân bổ theo khu vực chưa hợp lý, ở trung du miền núi, diện tích đất tự nhiên chiếm 2/3 toàn huyện, nhưng lao động chỉ có 23,45%.
Hàng năm, toàn huyện có hơn 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm (chưa kể số lao động chưa có việc làm những năm trước chuyển sang), số lao động thất nghiệp ở thành thị còn cao (năm 1996: 6,16%; năm 1998: 6,42%), tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn phổ biến (mới sử
Giải quyết việc làm và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội đang là vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển. Trong 3 năm 1996 – 1998, Thanh Trì đã tạo thêm viêc làm mới cho hơn 9 vạn lao động và hàng vạn lao động có việc làm đầy đủ hơn, nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 66,7% năm 1996 lên 72,6% năm 1998.
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thư 10, trong 2 năm 1999-2000 Thanh Trì phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 7 vạn lao động,giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 6,42% năm 1998 xuống 5% vào năm 2000, nâng cao tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động trong năm ở nông thôn lên 75% và phấn đấu tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trên 2%.
Dự báo dân số Thanh Trì năm 2005 là 3,77 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2005 là 1,13%. Nguồn nhân lực đến năm 2005 có khoảng 2,14 triệu người, chiếm 56,65% dân số. Để phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đồng thời có đủ khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong khu vực và quốc tế theo hướng CNH- HĐH cần tập trung vào một số giải pháp:
Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Đồng thời gắn chương trình phát triển kinh tế – xã hội với chương trình giải quyết việc làm.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác dạy nghề, đào tạo nhiều công nhân kỹ thuật, trang bị kiến thức thiết thực cho người lao động.
Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cường các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện, nhằm tư vấn cho người lao động chọn nghề học mình thích...
Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tạo thêm việc làm ở cả nông thôn và thành thị.
Có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển sản xuất như tạo điều kiện cho thuê mướn địa điểm, tổ chức sản xuất, cho vay vốn với lãi suất thấp, miễn giảm trong thời gian đầu ...
KẾT LUẬN
Giữa dân số và phát triển có mối quan hệ biện chứng gắn bó hữu cơ với nhau. Đây là hai quá trình kinh tế – xã hội trong nghiên cứu nhận thức và trong điều khiển chúng và có thể tách ra, song thực tế chúng hoà quyện vào nhau như hai mặt của chỉnh thể thống nhất. Khi nói tới quá trình phát triển kinh tế – xã hội đã hàm chứa tăng trưởng kinh tế và công bằng, tiến bộ xã hội. Mục tiêu của phát triển là vì con người, mà ở góc độ đang xét, đó chính là dân số – lao động. Mặt khác, động lực của sự phát triển cũng chính là con người, hay nói hẹp hơn lao động là yếu tố năng động nhất, quyết định nhất đến sự tăng trưởng kinh tế. Đó là xét ở góc nhìn dân số tác động đến phát triển.
Ngước lại, quá trình phát triển lại tạo ra tiền đề và điều kiện để phát triển dân số theo đúng định hướng do Đảng và Nhà nước ta đề ra. Sự phát triển kinh tế – xã hội mang lại của cải vật chất cà giá trị tinh thần để nâng cao dân sinh, dân trí và dân chủ cho người dân. Chính trong điều kiện đó từng người dân, từng gia đình sẽ tự ý thức và tự hành động trng quá trình dân số.
Nhận thấy đầy đủ và sâu sắc về mối quan hệ biện chứng, khách quan nêu trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc hoạch định hệ thống chính sách kinh tế – xã hội nói chung, chính sách dân số và phát triển môi trường nói riêng, chiến lược về dân số và phát triển, dó đó, đã chín muồi.
Nhận thức rõ tác động to lớn của dân số đối với phát triển kinh tế – xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số nhằm sớm hạ thấp mức sinh, ổn định quy mô dân số, phân bố dân cư hợp lý và nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển bền vững đất nước..
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 :THỰC TRẠNG DÂN SỐ VIỆT NAM 2
1. Dân số với lao động và việc làm: 4