Ảnh hưởng tới Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động)

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

- Gia tăng tình trạng nợ đọng

b, Ảnh hưởng tới Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động)

+ BHTN giảm gánh nặng trong việc chi trả trợ cấp nghỉ việc cho người lao động khi nghỉ việc cho các doanh nghiệp tham gia đóng BHTN (có số lao động > 10 người)

+ Doanh nghiệp chủ động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân để giữ chân lao động. Khi người lao động được hưởng đầy đủ những phúc lợi tối thiểu, họ sẽ làm việc bằng chính khả năng, chứ không phải là làm việc một cách đối phó

+ Tham gia BHTN làm cho doanh nghiệp có lợi ích hơn về mặt tài chính: trước khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc, người sử dụng lao động phải lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc từ lợi nhuận của doanh nghiệp; chi trả trợ cấp thôi việc bằng chi phí đầu vào và hoạch toán vào giá thành, làm tăng chi phí cho sản xuất- kinh doanh. Nay, tham gia BHTN, người sử dụng lao động chỉ đóng 1% quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Còn lại, mọi chi trả trợ cấp cho người lao động do cơ quan BHXH chi trả, ngành lao động, thương bình và xã hội chịu trách nhiệm quản lý lao động thất nghiệp, đào tạo và giới thiệu việc làm cho NLĐ.

2.2.2.6 Những gợi ý nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHTN trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau :

(1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHTN: Tiếp tục tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BHTN; khẩn trương nghiên cứu xây dụng Luật Việc làm, trong đó có nội dung về BHVL nhằm bổ sung các quy định nhằm hạn

28

chế, ngăn ngừa thất nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chế độ BHTN hiện hành và quản lý lao động...; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN cho phù hợp với thực tế triển khai thực hiện chính sách, như: vấn đề đối tượng áp dụng, hỗ trợ học nghề, trình tự thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, chi phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cán bộ của trung tâm giới thiệu việc làm đối với người thất nghiệp.

(2) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: về các chế độ, chính sách về BHTN với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về BHTN, nhất là NLĐ ở vùng sâu vùng xa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách BHTN, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức.

(3) Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản lý lao động: Làm cơ sở cho việc xác định và nắm chắc đối tượng tham gia BHTN, thực hiện các chế độ BHTN.

(4) Phát hiện, ngăn chặng và xử lý vi phạm: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, hành vi lạm dụng chính sách BHTN để trục lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách BHTN.

(5) Tăng cường các điều kiện để thực hiện BHTN: Tăng cường cơ sở vật chất, cán bộ và kinh phí cho các trung tâm giới thiệu việc làm để tiếp nhận, giải quyết và quản lý người thất nghiệp. Hoàn thiện phần mềm quản lý BHTN để thực hiện trên phạm vi cả nước, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan.

(6) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan: trong việc thực hiện chính sách BHTN để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động khi tham gia và thụ hưởng chính sách BHTN, trước hết là ngành Lao

29

động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tài chính, Nội vụ, Công đoàn.

KẾT LUẬN

Chính sách BHTN là một chính sách cơ bản của chính sách thị trường lao động và đã tổ chức triển khai thực hiện ở nước ta được hơn bốn năm. Chính sách BHTN không chỉ đơn thuần là hoạt động thu, chi trả trợ cấp thất nghiệp mà mục tiêu lớn hơn là các giải pháp ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp, đưa người lao động bị thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động, thông qua hoạt động tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Tuy thời gian thực hiện chưa được nhiều nhưng chính sách BHTN đã là chỗ dựa tin cậy cho những người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm được bù đắp một phần thu nhập, được chăm sóc y tế trong thời gian thất nghiệp và đặc biệt được tạo mọi điều kiện thuận lợi học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, việc triển khai thực hiện chính sách BHTN cũng đã bộc lộ những điểm còn tồn tại, hạn chế, bất cập cả về chính sách và trong tổ chức thực hiện chính sách BHTN cần phải được xem xét, giải quyết một cách nghiêm túc. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về thất nghiệp, chính sách BHTN và thực trạng chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm, thôi việc theo Bộ luật Lao động, chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chính sách BHTN đang thực hiện của nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở phân tích chính sách và thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN trong hơn bốn năm qua, đã đưa ra những quan điểm hoàn thiện chính sách, đặc biệt là đã có sự so sánh giữa hai mô hình là mô hình liên kết giữa hai ngành Lao động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô hình BHXH

30

Việt Nam thực hiện, đưa ra mô hình tối ưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật số 71/2006/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo hiểm Xã hội 2. http://duthaoonline.quochoi.vn/

31 3. http://tailieu.vn 3. http://tailieu.vn

4. http://www.gso.gov.vn 5. http://www.chinhphu.vn

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)