Nhiễm đất do phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất (Trang 29 - 32)

II. Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường đất

b. nhiễm đất do phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ - chủ yếu là phân chuồng, phân bắc là nguồn dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng phục hồi độ phì nhiều cho đất. Tuy nhiên, sử dụng phân hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng xấu về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật vì ngoài các vi sinh vật gây bệnh cũng có nhiều hoá chất bị phân giải đang tồn tại ở dạng độc hại. Vấn đề này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý và xử lý phân trước khi sử dụng của bà con nông dân nước ta. Điều tra ở Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội trong những năm qua cho thấy: vùng trồng lúa 90% hộ dân có hố tiêu dạng cũ, trong đó gần 60% số hộ sử dụng phân bắc chưa xử lý tưới bón cho cây trồng. Điều tra ở Phú Thọ năm 2005, Điện Biên năm 2006 cũng thấy khoảng 70 - 80% số hộ sử dụng phân bắc, thậm chí chưa xử lý trong canh tác nông nghiệp. Hơn 80% số hộ trồng rau ở nông thôn dùng phân tươi bón rau. Cũng theo các số liệu điều tra của các tác giả ở Hà Nội, trong nước tưới vùng Mai Dịch trứng giun tròn ký sinh từ 0,2 đến 2,8 trứng/lít còn trong bùn cặn từ 13 đến gần 30 cái/100 gam bùn. Trong đất trồng rau ở Mai Dịch mật độ trứng giun đạt đến 27,4 cái/100 gam đất, còn ở Vân Canh là 10,2 cái/100 gam đất. Tổng kết công tác an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2006, các nhà khoa học cho biết hơn 90% các mẫu rau bán ờ chợ khu vực Hà Nội có nhiễm trứng giun.

30 Theo Phạm Bình Quyền (1994) ở Cổ Nhuế người trồng rau có tập quán sử dụng phân tươi, phân bắc; thấy trên 60% người bị bệnh ngoài da, 53% bị bệnh thiếu máu, trên 70% người bị bệnh giun, gần 50% người bị bệnh đau mắt.

Năm 1997 Trường Đại học Y khoa Hà Nội thông báo: tại một số xã ở Kim Bảng, Hà Nam trong 100 ngàn người có 1097 người mắc bệnh tiêu hoá. Tập quán sử dụng phân tươi vẫn rất phổ biến. Riêng ở Hà Nội hàng ngày thải ra 550.000 tấn phân trong đó thu gom mới chỉ được khoảng 30 - 35%. Đó chính là một nguyên nhân làm nhiễm bẩn đất, nước mặt và ngay cả nguồn nước sạch và thực phẩm nhất là rau quả tươi.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 1999 đến 13/8/2004, trên toàn quốc đã xảy ra 1245 vụ ngộ đốc thực phẩm với 28014 người mắc, trong đó 333 trường hợp tử vong. Phân tích các nguyên nhân xảy ra ngộ độc trong thời gian trên cho thấy tỷ lệ số vụ ngộ độc do vi sinh vật cao nhất (32,8 - 51,3%), sau đó là ngộ độc hóa chất (11- 25%) và thực phẩm có độc (6,4 - 31,8%), còn lại là ngộ độc chưa xác định được nguyên nhân.

Hiện nay, tập quán sử dụng phân bắc tươi theo các hình thức:

- 50% lượng phân bắc trộn tro bếp để bón lót, 10% lượng phân bắc được pha loãng bằng nước để tưới cho cây trồng.

- 40% phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột và ủ khoảng 10 – 14 ngày, sau đó bón cho cây trồng.

Cách bón phân tươi này đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước và cả không khí.

Bảng 5. Một số chỉ số dùng để tham khảo

Đối tượng nghiên cứu Vi khuẩn

E.coli/100g đất

Số trứng giun/50g phân hoặc 1000ml

Giun đũa Giun tóc

1. Phân bắc tươi trộn tro bếp 2. Phân bắc đã ủ 2 tháng 3. Đất vừa tưới phân bắc 4. Đất tưới phân bắc sau 20

107 105 105 105 31 12 22 13 16 7 10 5

31 ngày

5. Đất vừa tưới phân tươi 6. Đất chỉ dùng phân hóa học 7. Nước mương khu trồng rau dùng phân bắc

8. Nước giếng khu trồng rau dùng phân bắc 105 102 450 20 5 3 3 7 1

Tập quán sử dụng phân tươi để bón ruộng, bón rau màu còn làm xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo.

Bảng 6. Ảnh hưởng của thói quen chăm sóc cây trồng đến các tác nhân sinh học

- Các bệnh truyền qua phân người, phân động vật tươi do:

+ Siêu vi trùng: bệnh phổi, bệnh viêm gan, bệnh truyền nhiễm,

bệnh bại liệt

+ Vi trùng: tả, kiết lỵ, thương hàn, ỉa chảy

+ Đơn bào: ỉa chảy, lỵ amip

+ Giun sán: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, sán dây lợn,

sán lá gan

- Các đối tượng có thể bị bệnh

+ Người tiêu dùng rau quả, hoa màu + Người tiêu dùng thịt và sữa

32 Đặc biệt, thời gian tồn tại của các tác nhân gây ô nhiễm sinh học tương đối dài trong môi trường đất.

Bảng 7. Thời gian tồn tại của các tác nhân gây bênh (tính bằng ngày) theo các điều kiện xử lý khác nhau

Điều kiện Vi khuẩn Virus Đơn bào Giun sán

Đất 400 175 10 Nhiều tháng

Hoa màu 50 60 Không rõ Không rõ

Phân bắc, phân, cặn bùn (20 – 30o C) 90 100 30 Nhiều tháng Ủ hỗn hợp (kị khí ở nhiệt độ thường) 60 60 30 Nhiều tháng Ủ nhiệt độ cao (50 – 60oC) trong nhiều ngày

7 7 7 7

Ao ổn định nước thải 20 20 20 20

Ngoài ra, sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4, CO2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)