Phủ màng TiO2 và đánh giá khả năng diệt khuẩn 1 Phủ màng TiO

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ hóa xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật sol gel (Trang 38 - 41)

Kết thúc Nhấn nút “Bat dau”

2.2.2. Phủ màng TiO2 và đánh giá khả năng diệt khuẩn 1 Phủ màng TiO

Cho dung dịch sol TiO2 vào cốc đựng gắn trên hệ trục vít. Gắn lam kính vào giá đỡ.

Khởi động chương trình và chọn thông số phủ thực hiện các thủ tục như trình bày ở hình 2.5.

Hoàn tất phủ màng lên lam kính.

Cho mẫu vào hộp và đem đi sấy ở 120oC trong 30phút, nung ở 500o C trong 2giờ.

Hình 2.8. Giao diện hiển thị góc nghiêng bằng 0o, tốc độ nhúng bằng 50mm/min. Đường màu đỏ cho biết trị số tốc độ nhúng đặt và đường màu trắng cho biết trị số thực của tốc độ nhúng.

2.2.2.2. Đánh giá khả năng diệt khuẩn của màng TiO2

Hoạt lực diệt khuẩn của màng TiO2 được đánh giá bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên vi khuẩn đại diện là E.coli.

Tiến hành thí nghiệm với hai mẫu: mẫu đối chứng là lam kính không phủ màng TiO2 và mẫu lam có phủ màng TiO2 kết hợp chiếu tia UV. Gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xác định số lượng tế bào vi khuẩn trước khi cho tiếp xúc với màng.

Cho một ít giống E.coli vào ống nghiệm có chứa nước vô khuẩn nhằm tạo huyền phù tế bào.

Pha loãng dịch huyền phù tế bào ở nồng độ 10-1

; 10-2 ; 10-3 ;10-4

Lấy 0,1ml dịch mẫu có nồng độ pha loãng là 10-3cấy vào đĩa thạch và ủ trong 48giờ. Kết thúc thời gian ủ, tiến hành đếm khuẩn lạc và tính số lượng tế bào trong 1ml mẫu theo công thức:

Mi (CFU/ml) = AixDi/V

Trong đó: Ai là số khuẩn lạc trung bình trên một đĩa. Di là độ pha loãng.

V là thể tích huyền phù tế bào cho vào mỗi đĩa, tính bằng ml. Giai đoạn 2: Xác định số lượng tế bào vi khuẩn sau 24giờ cho tiếp xúc với màng.

Cho vi khuẩn tiếp xúc với màng trong thời gian 24giờ. Tiến hành rửa màng bằng nước vô trùng. Sau đó, lấy 0,1ml dung dịch sau rửa này cấy lại lên đĩa thạch để vi khuẩn phát triển. Khả năng diệt khuẩn của màng được đánh giá bằng cách tiến hành phân tích đếm số khuẩn lạc trên đĩa thạch sau 48giờ. Bảng 2.1. Số liệu nồng độ vi khuẩn trên các mẫu thử vi sinh

Điều kiện khử khuẩn

Nồng độ vi khuẩn (CFU/ml) Mẫu đối chứng Mẫu phủ TiO2

Chưa chiếu UV 4,1.104 4,1.104

2.3. Bàn luận

Từ những kết quả đạt được trong giải pháp này, chúng ta nhận thấy việc đưa các vật liệu dễ tìm và giá thành không cao vào để chế tạo một hệ thống phủ nhúng để làm thực nghiệm ở đây là hợp lý:

 Cung cấp cho người dạy, người học một hệ thống phủ nhúng tốt để triển khai các thí nghiệm, các đề tài.

 Dãy biến đổi tốc độ từ 8mm/min đến 80mm/min với độ chính xác là 5%, có thể đáp ứng tốt cho các nhu cầu về dạy và học trong các trường đại học.

 Các vật tư và thiết bị sử dụng trong giải pháp này dễ tìm và có giá thành không cao so với giá trị mà nó mang lại.

Tuy nhiên, hệ thống phủ nhúng ở đây vẫn chưa đáp ứng được các tốc độ nhúng cao và tốc độ nhúng cực thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ hóa xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật sol gel (Trang 38 - 41)