Bảng 2.2. Báo cáo tài chính các năm 2004 -2007

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN THUỐC lá THANH hóa (Trang 36 - 67)

P hò ng K ế ho ạc h P hò ng tạ i v ụ P hò ng tổ c hứ c nh ân s ự P hò ng h àn h ch ín h P hò ng th ị t rư ờn g P .K ỹ th uậ t c ôn g ng hệ P hò ng k ỹ th uậ t c ơ đi ện P hò ng ti êu th ụ P hò ng K C S Giám đốc Phó giám đốc

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính, lao động đã được chủ tịch công ty thông qua và các quyết định của chủ tịch công ty

- Ký kết các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự, và các giao dịch khác của công ty, ký các văn bản, quyết định thuộc thẩm quyền hoặc đã dược chủ tịch thông qua

- Quyết định các hợp đồng mua, bán, cho vay, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản…

- Quyết định dự án đầu tư, xây dựng có giá trị nhỏ hơn 10% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính theo định kỳ của công ty

- Tuyển dụng lao động theo kế hoạch hàng năm đã được chủ sở hữu thông qua - Xây dựng kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lương…

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, tiêu chuẩn, đơn giá nội bộ trình chủ tịch công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện

……

1.3.2. Phó giám đốc Công Ty:

Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Việc ủy quyền có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu công ty đều phải thực hiện bằng văn bản.

1.3.3. Phòng Kế Hoạch

Tham mưu cho giám đốc Công Ty trong việc:

- Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng. Điều hành

sản xuất theo kế hoạch thị trường, tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế, kỹ thuật, giá thành, thống kê và theo dõi công tác tiết kiệm.

- Lập, tổ chức thực hiện, giám sát quá trình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện kế

hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của công ty

- Tổ chức công tác đầu tư theo quy định của nhà nước, tổng công ty và điều lệ của

công ty từ khi lập dự án đến nghiệm thu quyết toán vốn đầu tư

- Giao kế hoạch sản xuất, định mức sử dụng vật tư cho các xưởng và các đối tượng

- Tổ chức công tác đảm bảo vật tư phục vụ sản xuất, quản lý và bảo quản vật tư, hàng hóa tại công ty

- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học

1.3.4. Phòng Kế Toán-Tài Chính

- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo có đủ vốn để sản xuất kinh doanh và trả lương cho cán bộ công nhân viên, nộp ngân sách nhà nước...

- Tổ chức hoạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt Nam và hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy chế tài chính của công ty có hiệu lực

- Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách theo quy định của nhà nước và pháp luật

- Tổ chức kiểm soát công tác quản lý tài chính nội bộ, chấp hành sự kiểm soát của các cơ quan chức năng cấp trên theo quy định

1.3.5. Phòng thị trường

- Phòng có nhiệm vụ theo dõi phân tích diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên

cứu thị trường, tiếp thị đại lý. Soạn thảo và đề ra các quy trình, kế hoạch, chiến lược tham gia công tác điều hành Marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế sản phẩm mới, tham gia triển lãm hội chợ. . .

- Tổ chức công tác thị trường của Công ty bao gồm chính sách, cơ chế, biện pháp tổ

chức thực hiện, biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến hoặc ảnh hưởng đến thị trường, thị phần của công ty cả hiện tại và tương lai

- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tham gia đào tạo nhân viên tiếp thị, bán hàng

- Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học

1.3.6. Phòng Tiêu Thụ

- Tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Theo dõi hoạt động của các đại lý,theo dõi các mặt hàng tiêu thụ ở từng địa

phương, từ đó cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch để đảm bảo cho sản xuất sát với yêu cầu của thị trường.

- Tổ chức quản lý khách hàng, hàng, tiền trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

- Tham gia xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo nhân viên tiếp thị, bán hàng.

- T ổ chức nghiên cứu khoa học

1.3.7. Phòng kỹ thuật cơ điện

- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp điện an toàn, thường xuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, khai thác sửa chữa, cải tạo, đổi mới, bổ sung máy móc, thiết bị và người sử dụng.

- Tổ chức giám sát việc chấp hành các quy định về khai thác, quản lý máy móc thiết bị. - Đảm bảo an toàn máy móc thiết bị và người sử dụng.

- Lựa chọn máy móc thiết bị phụ tùng thay thế, nhà cung cấp khi có yêu cầu đầu tư mua sắm.

- Lập kế hoạch, phương án liên quan đến việc khai thác, sửa chữa, cải tạo, đổi mới, bổ sung máy móc thiết bị, phụ tùng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch, phương án đã duyệt.

- Xây dựng nội dung chương trình, đào tạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, thợ vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị

- Tổ chức nghiên cứu khoa học

1.3.8. Phòng kỹ thuật công nghệ

- Phòng có nhiệm vụ nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụ

quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật liệu, nghiên cứu phối chế sản phẩm mới kể cả nội dung và hình thức phù hợp với thị hiếu, thị trường từng vùng, quản lý quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất tại Công ty.

- Ban hành tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, sản xuất

cây đầu lọc, in ấn và quy trình, quy định bảo quản nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm tại kho.

- Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đảm bảo quy trình công nghệ có hiệụ lực

- Cơ chế, biện pháp thực hiện bảo mật bí quyết công nghệ

- Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, quyết định chủng loại nguyên liệu, phụ liệu sử dụng cho sản xuất tại công ty.

- Xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo công nhân công nghệ.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học

1.3.9. Phòng quản lý chất lượng

- Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về quản lý chất lượng sản phẩm,

phòng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư. . . khi khách hàng đưa về Công ty, kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn trên dây truyền sản xuất, phát hiện các sai xót để khắc phục.

- Tổ chức công tác quản lý chất lượng vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ, chấp hành quy định về quản lý chất lượng đối với người lao động.

- Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo kiểm tra viên, người lao động về nội dung, phương pháp quản lý chất lượng.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học

1.3.10. Phòng tổ chức nhân sự

• Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng phương án sắp xếp

bộ máy cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của Công ty, xây dựng nội qui, qui chế Nhà máy, quản lý cán bộ công nhân viên trong tổ chức, giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng,…

• Công tác quản lý lao động: Quản lý, lưu trữ gồ sơ, bổ sung hồ sơ cán bộ công

nhân viên, thực hiện các qui định của Nhà nước về BHXH, BHYT. Thực hiện các công tác tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế và công tác an toàn lao động của Công ty.

- Xây dựng và quản lý quá trình thực hiện hệ thống định mức lao động, tiền lương trong công ty.

- Xây dựng và thực hiện các chế độ liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật và quy định của công ty.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế điều chỉnh hoạt động của công ty. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tham gia đào tạo công nhân về các lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, quản lý sản xuất.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học

1.3.11. Phòng hành chính

- Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả các công việc liên quan tới

công tác hành chính trong Công ty, có nhiệm vụ quản lý về văn thư lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống kinh tế nhà ăn, đội xe, nhà trẻ.

- Tiếp nhận lưu hồ sơ, công văn, đón tiếp khách, phục vụ hội họp, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân trong công ty

1.3.12. Phân xưởng

- Phân xưởng sợi

Phối chế nguyên liệu, lên men, chế biến lá nguyên liệu thành sợi thuốc.

- Phân xưởng bao mềm

Thực hiện cuốn điếu và đóng bao các sản phẩm bao mềm

- Phân xưởng bao cứng

Thực hiện cuốn điếu và đóng gói các sản phẩm bao cứng.

- Phân xưởng cơ khí

Cung cấp điện, hơi khí, nước và gia công các chi tiết phụ thay thế, sửa chữa thiết bị.

- Phân xưởng phụ liệu

Sản xuất bao bì và sản xuất cây đầu lọc cho sản xuất.

Bộ máy tổ chức đồng bộ và chuyên môn hoá theo chức năng nên tạo ra sự chủ động giải quyết theo chức năng, quyền hạn thuộc phạm vi đơn vị quản lý.

Tuy nhiên, với tổ chức bộ máy chuyên môn hoá theo chức năng có nhược điểm là vẫn có lúc xảy ra tình trạng phối hợp hành động giữa các bộ phận chức năng chưa thực sự thống nhất, hạn chế việc phát triển đội ngũ quản lý chung

PHẦN II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY.

2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công 2.1.1. Sản lượng hàng năm

Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng phải duy trì sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời để hạn chế nhập lậu sản phẩm thuốc lá.

Mười năm đầu tiên, từ 1966 tới 1976 do điều kiện chiến tranh và do sản xuất thủ công là chủ yếu nên sản lượng mỗi năm chỉ đạt từ 12 – 14 triệu bao thuốc lá các loại. Với 100% thuốc lá không đầu lọc.

• Trong giai đoạn 1979-1987: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 1987: 58 triệu bao.

Công Ty đã xuất khẩu sang thị trường Liên Xô (cũ) được 34 triệu bao.

• Giai đoạn 1988-1995: Sản lượng sản phẩm thời kỳ cũng tăng rất nhanh đạt mức cao nhất từ trước đến nay, năm 1988 là 70 triệu bao đến năm 1996 tăng lên 103,45 triệu bao, cơ cấu chủng loại sản phẩm phong phú, đặc biệt từ năm 1990 đến năm 1994 có sản phẩm có giá trị cao như: Kings, Lotaba đã được người tiêu dùng ưu chuộng.

• Giai đoạn 1996 đến nay sản lượng của công ty tăng nhanh chất lượng liên tục cải tiến theo hướng giảm độc hại cho người tiêu dùng. Sản lượng bán ra liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2007 từ 103,067 triệu bao năm 2004 lên 113,587 triệu bao năm 2007.

Bảng 2.1: Sản lượng thuốc lá bán ra thời kỳ 2002-2007.

Đơn vị tính: triệu bao

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Sản lượng 107,083 113,187 103,067 110,774 111,634 113,587

2.1.2. Sản phẩm

Với công nghệ trang thiết bi ngày càng hiên đại và ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến nên sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao về chất lượng, tăng về số lượng.

● Cơ cấu sản phẩm: đầu lọc chiếm 95%, không đầu lọc chiếm 5%, năng lực của Công ty: 200 triệu bao/ năm.

● Chủng loại sản phẩm của nhà máy hiện nay:

- Thuốc lá đầu lọc bao cứng,Vinataba, BluRiver, Blu River menthol, Caravan tím, Caravan menthol, thuốc lá Lam Kinh, thuốc lá Kings, thuốc lá Toruane, thuốc lá Vija, thuốc lá Mild Seven, thuốc lá Mild Seven Lights, thuốc lá Đông Dương, thuốc lá Valentin, thuốc lá Lotus, thuốc lá Sông Xanh....

- Thuốc lá bao mềm: Thuốc lá Bông Sen, Blue Bird menthol, Caravan, thuốc Vija - Thuốc lá không đầu lọc: thuốc Hàm Rồng, thuốc 12/6.

● Theo phẩm cấp, quy định của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam về cấp loại thuốc lá điếu như sau:

+ Thuốc lá đặc biệt cao cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu, có chất lượng rất cao, mức giá bán rất cao khoảng từ 10.000 đồng/bao trở lên.

+ Thuốc lá cao cấp: Là thuốc lá điếu đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng cao. Có mức giá bán từ 6000 đồng/bao trở lên.

+ Thuốc lá trung cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng trung bình. Có mức giá bán từ 2000 –dưới 6000 đồng/bao.

+ Thuốc lá thấp cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao mềm và có cả bao hộp cứng. Có mức giá bán dưới 3000 đồng/bao.

+ Thuốc lá đen: Là loại thuốc lá điếu không có đầu lọc, đóng bao mềm, sử dụng nguyên liệu có chất lượng rất thấp, giá bán hiện nay khoảng dưới 1000 đồng/bao.

+ Để sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trên, có thể dùng các nguồn lực riêng biệt cho từng nhóm, hoặc có thể sử dùng một số nguồn lực, nhưng thị trường hoặc phân khúc thị trường khác nhau cho các nhóm khác nhau.

2.1.3. Tình hình tài chính

Những năm trước đây, do để có nguồn vốn đầu tư dây chuyền chế biến lá sợi và đầu tư các thiết bị cuốn điếu, đóng bao Nhà máy đã phải vay vốn Ngân hàng và các đối tượng khác hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, chi phí cho sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh là rất cao, mỗi năm Nhà máy phải trả lãi vay từ 25 tỷ đến trên 30 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

 Giá thành sản phẩm cao dẫn đến phải định giá bán sản phẩm

cao, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 Không có khả năng đầu tư lớn cho thị trường như: quảng cáo,

khuyến mãi, khuyếch trương.

 Việc đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới với chất lượng cao

bị đình trệ do thiếu kinh phí.

Hiện nay, do nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và ổn định, lạm phát thấp Nhà nước có thể kiềm chế được lạm phát, từ đó mức lãi suất tiền vay ngân hàng và các

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN sự tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN THUỐC lá THANH hóa (Trang 36 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w