Nilon–6,6 B Polibutađien C Poli(vinyl clorua) D Polietilen.

Một phần của tài liệu Hóa hữu cơ trong các đề đại học (Trang 31 - 33)

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

A.Nilon–6,6 B Polibutađien C Poli(vinyl clorua) D Polietilen.

Câu 24. (B 14) Trùng hợp hidrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?

A. 2–metylbuta–1,3–đien B. Penta–1,3–đien

C. But–2–en. D. Buta–1,3–đien

Câu 25. (B 14) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng giữa axit terephtalic với chất nào sau đây?

A. Etilen glicol. B. Etilen C. Glixerol D. Ancol etylic

ĐÁP ÁN

1A 2B 3C 4B 5D 6D 7C 8D 9A 10D 11D 12D 13D

14D 15D 16B 17B 18C 19C 20D 21D 22C 23A 24D 25A

PHÂN BIỆT HỢP CHẤT VÔ CƠ – HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃHỘI MÔI TRƯỜNG HỘI MÔI TRƯỜNG

Câu 1. (A 07) Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu.

Câu 2. (B 07) Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3.

Câu 3. (A 08) Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.

Câu 4. (B 08) Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.

Câu 5. (A 09) Dãy gồm các chất đều có thể gây nghiện cho con người là

A. cocain, seduxen, cafein. B. heroin, seduxen, erythromixin.

C. ampixilin, erythromixin, cafein. D. penixilin, paradol, cocain. Câu 6. (B 09) Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt. Câu 7. (A 10) Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. CO2. B. N2O. C. NO2. D. SO2.

Câu 8. (A 10) Trong số các nguồn năng lượng sau: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch; những nguồn năng lượng sạch là

A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (1), (2) và (3).

Câu 9. (B 10) Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: (1) Do hoạt động của núi lửa.

(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. (3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.

(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. Những nhận định đúng là

A. (2), (3) và (5). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).

Câu 10. (B 10) Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

A. Cd2+. B. Fe2+. C. Cu2+. D. Pb2+. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 11. (A 11) Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 12. (A 11) Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

A. CO2 và CH4. B. N2 và CO. C. CO2 và O2. D. CH4 và H2O.

Câu 13. (B 11) Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. B. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.

C. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.

D. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.

Câu 14. (A 12) Cho các phát biểu sau: (a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon. (d) Moocphin và cocain là các chất ma túy. Số câu phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 15. (B 12) Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu. B. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc.

C. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch. D. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.

Câu 16. (B 12) Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. CO2. B. H2S. C. NO2. D. SO2.

Câu 17. (A 13) Cho các phát biểu sau:

(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 18. (B 13) Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 19. (A 14) Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

A. N2. B. CH4. C. CO. D. CO2.

Câu 20. (A 14) Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là

Một phần của tài liệu Hóa hữu cơ trong các đề đại học (Trang 31 - 33)