II.10 THIẾT BỊ DI ĐỘNG GPRS

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC LOẠI VI KHUẨN KHÁC NHAU (Trang 30 - 32)

Muốn sử dụng các dịch vụ GPRS thì phải dùng các thiết bị di động thích hợp có hỗ trợ GPRS. Các MS này cho phép người dùng sử dụng cả hai công nghệ GSM và GPRS.

Một GPRS MS có thể hoạt động ở một trong ba chế độ. Chế độ hoạt động sẽ tuỳ thuộc vào các dịch vụ mà MS tham gia, ví dụ như chỉ GPRS hay cả GSM và GPRS. Ba chế độ hoạt khác nhau được định nghĩa dưới dạng các loại di động và có thể được định nghĩa như sau :

Loại A : Loại này hỗ trợ vào mạng đồng thời, kích hoạt đồng thời, giám sát đồng thời, yêu cầu đồng thời và lưu lượng đồng thời. Do đó, thuê bao sử dụng MS

loại A có thể thực hiện hai dịch vụ GSM và GPRS cùng một lúc, tuỳ thuộc vào sự đòi hỏi QoS.

Loại B : Loại này hỗ trợ vào mạng đồng thời, kích hoạt đồng thời, giám sát đồng thời. Tuy nhiên, loại này chỉ hỗ trợ hữu hạn các yêu cầu đồng thời để các kênh ảo GPRS không bị xoá khi có sự hiện diện của lưu lượng chuyển mạch kênh. Dưới những điều kiện đó, các kết nối ảo GPRS sẽ ở trạng thái “bận” hoặc “giữ”. Lưu lượng đồng thời không được hỗ trợ bởi MS loại B. Thuê bao có thể tiến hành hoặc nhận cuộc gọi cho một trong hai dịch vụ một cách liên tiếp nhưng không đồng thời. Việc lựa chọn một trong hai dịch vụ thích hợp được tiến hành tự động.

Loại C : Loại này hỗ trợ vào mạng không đồng thời, ví dụ chỉ sử dụng lần lượt. Nếu cả hai dịch vụ đều được hỗ trợ, MS loại C có thể tiến hành hoặc/và nhận cuộc gọi từ dịch vụ lựa chọn ngầm định hoặc lựa chọn bằng tay.

KẾT LUẬN

Giải pháp GPRS có thể đẩy tốc độ truyền dữ liệu lên 270 Kbps. Mục đích của phương án này là giải quyết vấn đề dịch vụ của điện thoại di động. Khi sử dụng dịch vụ GPRS vào mạng bước đầu sẽ nâng cấp tốc độ truyền đến 64 Kbps nên có thể ứng dụng các dịch vụ thương mại điện tử, truyền dữ liệu nhanh chóng vì mạng di động đã kết nối được với mạng chuyển mạch gói PDN sau đó khi đạt đến tốc độ 270 Kbps thì các ứng dụng mạng ISDN, dịch vụ đa phương tiện cũng từng bước được triển khai.

Mặt hạn chế của GPRS là tuy đã được đưa vào áp dụng trên thế giới nhưng giá thành của đầu tư còn khá cao. Hơn nữa nếu dịch vụ GPRS có lưu lượng cao thì dung lượng mạng GSM cần phải mở rộng nhất là phần vô tuyến vì mỗi cuộc truyền dữ liệu sẽ chiếm đến 8 khe thời gian, gấp 8 lần dung lượng thoại, mặt khác mạng GSM là khi phát triển mạng vô tuyến dung lượng lên cao sẽ bị ảnh hưởng chất lượng lưới do việc giới hạn bán kính ô phủ sóng.

Ưu điểm của giải pháp GPRS là dựa trên nền tảng mạng GSM nên tận dụng được thiết bị. Mạng di động của chúng ta hiện nay là hai mạng VinaFone và MobiFone đều sử dụng công nghệ GSM do đó sẽ tận dụng thiết bị và không gây “sốc” cho người sử dụng.

Mặt khác giải pháp này cũng có ưu điểm là có thể từng bước thăm dò thị trường dịch vụ để chọn thời điểm đầu tư nâng cấp thích hợp. Khi đưa giải pháp EDGE không thay đổi nhiều về phần cứng nên tiết kiệm đầu tư.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC LOẠI VI KHUẨN KHÁC NHAU (Trang 30 - 32)