Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết trịnh thanh long (qua hai tiểu thuyết ma làng và đồng lành đom đóm) (Trang 29 - 125)

II. Lịch sử vấn đề

1.2.3.Những điểm khác biệt

Cùng viết về đề tài nông thôn nhưng mỗi nhà văn chọn cho mình một mảnh đất để đặt bút, để tâm huyết. Vì thế, bên cạnh nét chung của làng quê nông thôn Việt Nam là những nét riêng của mỗi làng quê được tác giả chọn đưa vào tác phẩm của mình. Nét khác biệt này xuất phát từ màu sắc địa phương, đánh dấu bởi dấu ấn văn hóa riêng của từng làng, từng miền quê, thể hiện đầu tiên ở chính hình ảnh nông thôn được miêu tả trong các tác phẩm. Nếu trong tác phẩm Chuyện làng Cuội là bức tranh nông thôn với những lễ

hội đông vui, phong tục thờ thành hoàng của người miền xuôi, cảnh sống của người dân những ngày lụt lội (khu vực Đồng bằng sông Hồng), trong tác phẩm Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ là cảnh sắc phong tục lối sống

của người dân miền biển Nam Bộ thì trong tác phẩm Đồng làng đom đóm và

Ma làng của mình, Trịnh Thanh Phong đã phác họa một vùng miền núi với

những đặc trưng riêng về không gian, về phong tục, về con người và lối sống. Trong lời tựa cuốn Ma làng, nhà văn tâm sự “tất cả chất liệu để dựng nên khuôn hình, cảnh vật, con người trong cuốn sách này tôi đã tìm nhặt ở cái làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền chân núi Châm chạy noài ra phía bờ sông Lô ở chỗ con gà gáy ba tỉnh cùng nghe thấy. Bỏ vào túi da, tôi trở về dưới căn nhà lá cọ ở cái phố “Hủng “thị xã tuyên Quang sắp đặt lại. Công việc tôi làm giống như người đan lát, kỳ cạch mãi cũng xong”. Điều này ta

cũng gặp trong tác phẩm Đồng làng đom đóm với hình ảnh làng Thông nhỏ bé dưới chân núi Châm nơi quê hương tác giả. Có lẽ chính điều đó đã làm nên cái “chất” riêng của Trịnh Thanh Phong, khiến cho những sáng tác của ông

vừa mang đậm hơi thở mộc mạc, giản dị của quê hương vừa thể hiện được những trải nghiệm riêng của nhà văn về cuộc sống và con người của chính vùng quê ấy.

Nhân vật trung tâm thường trở đi trở lại trong các truyện ngắn của Trịnh Thanh Phong là thân phận người lính sau chiến tranh. Họ ở hầu hết các mặt trận trở về quê cha đất tổ của mình với những dằn vặt trăn trở thời hậu chiến. Đây là điểm khác biệt thứ hai - khác biệt về nhân vật trong sáng tác của Trịnh Thanh Phong so với tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn khác. Cũng viết về nông thôn với những con người khổ sở trước sự tranh chấp quyền hành giữa các phe cánh, dòng họ nhưng ta thấy sự khác biệt về nhân vật giữa Ma làng

của Trịnh Thanh Phong và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Trong thế giới nhân vật Ma làng, Trịnh Thanh Phong đã rất thành

công khi xây dựng nhân vật người lính nông dân Tâm - đây chính là một điểm sáng trong bóng đêm Ma làng. Cũng viết về nông thôn và chiến tranh, tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng, Chuyện làng cuội của Lê Lựu số lượng nhân vật là người lính - nông dân không nhiều, Hai nhân vật người lính đó là Vạn (thời kháng chiến chông Pháp), Nghĩa (thời kháng chiến chống Mỹ) (Bến không chồng), trong Chuyện làng Cuội của Lê Lựu chủ yếu

là dân quân, du kích. Còn trong những tác phẩm của Trịnh Thanh Phong chúng ta thấy hầu hết nhân vật chính trong các câu chuyện đều là những người nông dân - người lính. Họ bước lên từ luống cày đi vào chiến trường đạn lửa rồi lại trở về từ đạn lửa để hòa nhập với cuộc sống đầy những thử thách cam go như Hoàng, Thái, Trăng, Tư, Bồng trong Lời ru ban mai - tác

phẩm được mệnh danh là “bài ca người lính”, Hữu, Thăng, Dần trong Đồng làng đom đóm, Sơn, Tuấn, Hai Boi…trong Bãi cuối sông. Viết về người lính chính là sở trường, thế mạnh của Trịnh Thanh Phong. Nhà giáo Lã Hồng Minh sau khi đọc tác phẩm của Trịnh Thanh Phong cũng nhận định: “Nhân

vật trở đi trở lại trong truyện của Trịnh Thanh Phong là số phận của những người lính sau chiến tranh về làm nông dân, từng nếm trải nhiều cay đắng nhưng không bao giờ gục ngã”. Trong Kỷ yếu nhà văn Việt nam xuất bản

năm 2007 Trịnh Thanh Phong tâm sự: “Gắn bó với người nông dân, người

lính sau chiến tranh lại về làm nông dân. Những nhục nhằn của họ trong sinh sống đời thường luôn là nỗi day dứt trong tôi. Giúp đỡ họ về vật chất, bàn tay mình bé quá. Thế là tôi tìm đến văn học nhưng không phải động cơ để trở thành nhà văn mà tôi muốn nhờ văn học để sẻ chia với họ, từ họ lại viết ra văn để nhớ nhau, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua những nhục nhằn, thua thiệt và vươn lên cuộc sống làm người. Lý do đó khiến tôi cầm bút viết văn. Vẫn biết văn mình chưa hay, chưa đáp ứng với họ nhưng tôi còn viết nữa”.Những lý do đó khiến cho tiểu thuyết của trịnh Thanh Phong viết ra như

viết cho chính mình, viết ra cho những người thân thiết và chinh phục được trái tim độc giả.

Những khác biệt nói trên còn dẫn đến một sự khác biệt thứ ba, đó là khác biệt về giọng điệu. Mỗi nhà văn lựa chọn cho mình một giọng điệu phù hợp với tác phẩm và mục đích sáng tác. Cùng viết về một chủ đề nhưng cũng có nhiều giọng điệu khác nhau. Đến với Nguyễn Thị Ngọc Tư qua tập truyện

Cánh đồng bất tận là đến với giọng điệu dân dã mộc mạc, đôn hậu, ấm áp, trữ

tình sâu lắng trong những trang viết về cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, hay những số phận éo le bất hạnh gần gũi với con người vùng đồng bằng Nam bộ. Ngược lại giọng điệu dân dã mộc mạc nhưng mang đậm dấu ấn của con người vùng Đồng bằng Bắc bộ thể hiện rất rõ trong tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng. Gần gũi hơn với những tác phẩm của Trịnh

Thanh Phong, đặc biệt là hai tác phẩm Ma làng, và Đồng làng đom đóm về

phạm vi khai thác đề tài(cùng viết về nông thôn vùng miền núi) là tác phẩm

tác giả vẫn có giọng điệu riêng biệt. Nguyễn Khắc Trường chủ yếu đi vào khai thác mâu thuẫn xung đột giữa các phe cánh, dòng họ (Mảnh đất lắm

người nhiều ma) vì vậy ngôn ngữ và giọng điệu có độ căng nhất định nhằm

phục vụ việc thể hiện những mâu thuẫn xung đột, còn Trịnh Thanh Phong lại đi sâu vào phản ánh số phận bi kịch của những người dân lao động nghèo khổ (Ma làng), cuộc sống sinh hoạt đời thường với những suy nghĩ, dằn vặt của con người một vùng miền núi (Đồng làng đom đóm), có lẽ vì thế mà giọng

điệu của ông mộc mạc, tâm tình mang đậm dấu ấn người dân miền núi hơn. Để diễn tả được hình tượng nhân vật người nông dân ở một vùng nông thôn miền núi, trong sáng tác của mình Trịnh Thanh Phong sử dụng một giọng điệu mộc mạc, dân dã gần gũi với người dân miền núi. Trong hai tiểu thuyết

Ma làng và Đồng làng đom đóm, có nhiều từ ngữ khá đắc địa, mang bản sắc

riêng của làng quê miền núi. Những từ ngữ ấy được sử sụng rất “riêng” làm nên sự độc đáo của nhà văn.

Nghiên cứu tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong chúng tôi nhận thấy trong cái nhìn đối sánh tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong có những điểm chung và những điểm riêng khi viết về đề tài nông thôn. Những đặc điểm này chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn ở phần sau trong chương nội dung.

Như vậy, đặt tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong trong hệ thống tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài nông thôn sau đổi mới năm 1986, chúng ta thấy được vị trí cũng như những đóng góp của ông cho tiểu thuyết Việt Nam nói chung, bộ phận tiểu thuyết này nói riêng. Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên diện mạo chung cho tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau đổi mới cả về nội dung phản ánh (những vấn đề nổi cộm đầy bức xúc, trăn trở đang diễn ra trong lòng nông thôn Việt Nam những tháng ngày trước và sau đổi mới) lẫn các phương thức nghệ thuật biểu hiện (nhân vật, giọng điệu, không thời gian, điểm nhìn

cũng như quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người). Tạo sức mạnh thúc đẩy bộ phận tiểu thuyết này phát triển mạnh mẽ theo xu hướng đổi mới của nền văn học nói chung. Không chỉ góp phần tạo nên cái chung mà tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong còn góp phần làm phong phú thêm cho văn học viết về nông thôn bởi những điểm khác biệt của mình (bức tranh nghệ thuật, nhân vật, giọng điệu). Nét khác biệt này tạo nên đặc trưng tiểu thuyết cũng như tên tuổi của nhà văn đồng thời thể hiện tâm huyết của nhà văn với mảnh đất mà ông đã chọn để đưa vào tác phẩm của mình. Như vậy khai thác tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong cái nhìn hệ thống với các tác phẩm khác trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài nông thôn sẽ mở ra nhiều thú vị mới mẻ.

CHƢƠNG II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH PHONG

2.1. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con ngƣời trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong.

Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cảm nhận về con người được hóa thân vào các nguyên tắc, thủ pháp, phương tiện thể hiện con người trong tác phẩm nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là phạm trù riêng của văn học mà thể hiện ở mọi ngành nghệ thuật. Chẳng hạn, trước đây khi vẽ truyền thần một người, hoạ sĩ một mặt phải quan sát đối tượng cụ thể để vẽ cho giống, cho “truyền thần”, mặt khác, bao giờ cũng vẽ người toàn thân có đủ cả hai tay, hai chân, hai tay thì đủ cả mười ngón. Trong quan niệm thẩm mĩ của họ không chấp nhận vẽ nửa người, bởi nguời ta có thể hiểu lầm là người có khuyết tật. Cách vẽ toàn thân đó là quan niệm nghệ thuật về con người. Còn trong văn chương, nhà văn dù sáng tác ở lĩnh vực nào cũng đều có một quan niệm nghệ thuật nhất định làm cơ sở. Sáng tác dân gian, do truyền miệng, dấu ấn tác giả bị mờ đi, song vẫn có quan niệm nghệ thuật về con người. Người mới sáng tác khi chưa tự mình tạo ra quan niệm nghệ thuật riêng của mình cũng sử dụng quan niệm nghệ thuật thịnh hành mà mình chịu ảnh hưởng. Nhà văn có tài năng tất nhiên có quan niệm nghệ thuật độc đáo. Quan niệm nghệ thuật là cái mẫu số chung để chúng ta nhìn nhận, đánh giá sáng tác nghệ thuật. Trên mẫu số chung ấy, các nhà văn có tài sẽ nổi lên với những khám phá mới, mở ra những giới hạn mới, chiều sâu mới trong sáng tạo nghệ thuật.

Tóm lại, quan niệm nghệ thuật về con người là một công cụ cần thiết để đánh giá thành công hay hạn chế của sáng tác văn học, bởi vì văn học là nhân

học; qua đó nó giúp chúng ta đánh giá chiều sâu trong việc khám phá về con người của một nhà văn. Khái niệm đó cũng cho thấy hướng phấn đấu của nhà văn là đi tìm cách hiểu mới, sâu sắc về con người, đột phá các giới hạn thông thường trong việc miêu tả con người của người đi trước, sáng tạo những tác phẩm mới xứng đáng với mong đợi của người đọc.

Văn học nước nhà từ đầu thế kỷ XX đã vận động trên tất cả các phương diện, đương nhiên trong đó có phương diện quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu như trước 1945, quan niệm con người tha hóa, con người lãng quên, con người nghĩa hiệp … xuất hiện trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, các cây bút Tự lực văn đoàn thì đến giai đoạn cách mạng và kháng chiến kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1975), mẫu người phổ biến trong cuộc sống và trong văn chương phù hợp với yêu cầu cơ bản của lịch sử là người anh hùng. Họ chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường. Sở dĩ con người trong giai đoạn này được xây dựng như vậy là bởi chiến tranh có quy luật riêng của nó. Muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt, con người cần sống một cách thực tế, không thể quá suy tư và đa cảm, phải giản ước mọi ham muốn, không được mơ hồ về kẻ thù, không được phép nghĩ nhiều tới lợi ích và nguyện vọng riêng tây, và nhất là cần huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình. Để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Tuy nhiên, từ sau năm 1975, tình hình văn học ở cả hai quá trình sáng tác và tiếp nhận đã đổi khác rất nhiều. Giờ đây, với nhà văn, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình, cần tuân thủ những “quy luật muôn đời” của các kiệt tác trong lịch sử văn chương dân tộc và nhân loại. Đặc biệt, bệnh đơn giản, một

chiều trong quan niệm nghệ thuật về con người nên sớm được chấm dứt. Đã đến lúc cần lưu tâm đến tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Cùng với con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng, nhà văn cần coi trọng thêm tới con người siêu việt, con người tâm linh, con người tự nhiên, con người nhân loại, con người cá thể và con người đời thường - những phương

diện và những quan hệ mà trước đây do nhu cầu của đời sống thời chiến đã không được chú ý một cách thích đáng.

Song hành với sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là sự thay đổi trong phương thức biểu hiện nghệ thuật về con người. Các nhà văn đã sử dụng mọi phương tiện nghệ thuật... để đạt được mục tiêu sáng tạo của mình. Họ học hỏi từ nhiều phía, có người tiếp thu biện pháp thể hiện của các ngành khác như thủ pháp đồng biện của điện ảnh, tính tư liệu của báo chí...có tác giả lại tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực từ các trào lưu hiện đại phương Tây …tạo nên sự đa dạng về màu sắc thẩm mĩ, sự nhiều chiều về thời gian và không gian, sự đa thanh về giọng điệu và âm hưởng.

Trong xu hướng đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người như vậy, hai tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Trịnh Thanh Phong, cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người thông qua hệ thống những thủ pháp miêu tả, cắt nghĩa con người xuyên suốt toàn bộ hai tác phẩm. Vì trong quá trình khai thác nội dung của luận văn, chúng tôi có đề cập đến một số những yếu tố thi pháp đóng vai trò là những phương thức nghệ thuật cơ bản của tác phẩm, nên trong phần này chúng tôi sẽ không phân tích một cách tỷ mỷ những phương thức đó mà chỉ tiến hành đánh giá một cách khái quát quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thông qua hệ thống những phương thức, thủ pháp và phương tiện nghệ thuật được nhà văn sử dụng.

2.1.1. Con ngƣời cá nhân trong cảm hứng bi kịch và cảm thƣơng. Thực tế, quan niệm nghệ thuật về con người trong hai sáng tác Đồng làng đom đóm Ma làng của Trịnh Thanh Phong được thể hiện chưa thực sự đậm nét. Người đọc nhận ra quan niệm ấy chủ yếu qua một số nhân vật tiêu biểu. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi không phải ở bất cứ cây bút nào, việc bộc lộ quan điểm nghệ thuật về con người cũng thật sự độc đáo và rõ nét. Việc nhà văn chỉ thể hiện quan niệm của mình ở một góc độ nào đó là

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết trịnh thanh long (qua hai tiểu thuyết ma làng và đồng lành đom đóm) (Trang 29 - 125)