4. Bộ chỉ số, chỉ tiêu
5.1. Về sản xuất: 3.1.1 Lĩnh vực trồng trọt:
3.1.1. Lĩnh vực trồng trọt:
Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, về giống, vật tư nông nghiệp. Căn cứ tình hình lũ rút, vệ sinh đồng ruộng, tu sửa bờ vùng, bờ thửa, chuẩn bị máy bơm, trạm bơm chủ động bơm rút nước ra để xuống giống vụ lúa Đông xuân 2011-2012 đạt kết quả.
Điều tra lượng giống hiện có trong dân, chủ động cân đối để cung ứng đủ giống lúa cho sản xuất; khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận để gieo xạ.
Phối hợp với ngân hàng trong việc cho vay vốn kịp thời vụ, đặc biệt ưu tiên cho những hộ nghèo, hộ chính sách; xem xét khoanh, giãn nợ, cho vay gối vụ đối với các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ bị thiệt hại nặng do lũ lụt tạo điều kiện phát triển sản xuất; cân đối đủ nhu cầu vốn vay cho sản xuất vụ Đông Xuân.
Xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông với cơ cấu diện tích, mùa vụ, lịch thời vụ cụ thể hợp lý cho từng vùng, từng khu vực, chú trọng thời vụ lúa Thu đông nhằm chủ động ứng phó với lũ, sâu bệnh.
Chủ động khắc phục các công trình kênh mương, bờ bao, cống bọng, trạm bơm điện bị thiệt hại do lũ lụt kịp thời phục vụ sản xuất; Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư hạ tầng thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, chủ động tưới tiêu cho lúa, màu, cây ăn trái. tăng cường đầu tư hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu;
Triển khai kế hoạch để chủ động phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; triển khai sớm kế hoạch khuyến nông kịp thời, đồng bộ với kế hoạch xuống giống vụ Đông xuân.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới phương thức khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật theo Đề án khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 theo hướng tập trung, trọng điểm.
Tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ cao vào sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông của tỉnh, huyện (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, ...) nhằm hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng hàng hóa theo hướng an toàn sạch bệnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại,...
Tiếp tục đẩy mạnh tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, đưa cơ giới hóa vào sản xuất cây màu, đẩy mạnh phát triển hệ thống trạm bơm điện phục vụ sản xuất;
Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra các cơ sở cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giám sát các cuộc hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV trên địa
bàn Tỉnh theo quy định hạn chế tình trạng lưu thông, mua bán vật tư nông nghiệp kém chất lượng.
3.1.2. Chăn nuôi:
Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp;
Xây dựng kế hoạch chăn nuôi năm 2012 với các giải pháp cụ thể; Tăng cường quản lý nhà nước về chăn nuôi, tập trung phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi heo, gia cầm có quy mô lớn theo lợi thế từng vùng sinh thái như: Vùng Cao Lãnh phát triển chăn nuôi toàn diện heo, bò và gia cầm; Vùng Hồng Ngự phát triển chăn nuôi bò dạng vỗ béo (Tân Hồng), nuôi gia cầm phát triển dưới dạng vịt chạy đồng có kiểm soát; Vùng a Đéc phát triển toàn diện heo, bò và gia cầm, chủ lực là chăn nuôi heo.
Chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng bệnh trên gia súc, gia cầm KH 2012. Theo dõi chặt tình hình diễn biến dịch bệnh trên vật nuôi trong và ngoài tỉnh để kịp thời thực hiện biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh.
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đến tận khóm, ấp và từng hộ chăn nuôi. Cấp phát thuốc sát trùng miễn phí cho người chăn nuôi trong Tỉnh; khuyến cáo thực hiện quy trình nuôi an toàn sinh học. Thực hiện phúc kiểm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển lưu thông trong nước, chú trọng khâu kiểm tra, kiểm dịch tại nơi xuất phát (kiểm tra tại gốc). Triển khai xây dựng khu cách ly gia súc thu gom tại khu vực biên giới nhằm kiểm soát được số lượng gia súc, gia cầm vận chuyển qua biên giới.
Thường xuyên kiểm tra công tác, vận chuyển gia súc,gia cầm và các sản phẩm gia súc gia cầm, đặc biệt là kiểm dịch vùng biên giới, vùng giáp ranh liên tỉnh.Tăng cường kiểm soát giết mổ, vận động các tổ chức, cá nhân chuyển dần từ giết mổ trên nền sang giết mổ treo nhằm góp phần đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.Từng bước quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi. Hỗ trợ việc gieo tinh nhân tạo đối bò, heo nhằm nâng cao chất lượng, tầm vóc đàn gia súc. Điều tra khảo sát và kiểm tra định kỳ về chất lượng tinh heo đực giống.
Phối hợp với các doanh nghiệp (Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ , Công ty CP…) trong việc sản xuất và tiêu thụ gia súc, gia cầm. Phát triển các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường. Hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp kỹ thuật xử lý, chế biến các phụ phế phẩm trong nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi.
Tiếp tục củng cố mạng lưới thú y chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi, kỹ thuật lai tạo giống, xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn sinh học.
3.1.3. Thuỷ sản:
Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện qui hoạch, công bố qui hoạch vùng sản xuất cá tra, tôm càng xanh. Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích việc đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ sản theo hướng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức đợt điều tra thống kê tình hình sản xuất cá tra thương phẩm. Phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất giống cá tra trong Tỉnh có đủ điều kiện đàn cá bố mẹ cải thiện về di truyền để thay thế dần đàn cá bố mẹ bị cận huyết hiện nay.
Định kỳ kiểm tra mẫu thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học, sản phẩm cải tạo môi trường; lấy các mẫu cá, tôm thương phẩm thực hiện tầm soát bệnh, kịp thời đưa các thông tin cảnh báo và hướng phòng trị đến các vùng nuôi.
Xây dựng chương trình nuôi cá tra bền vững theo quy chuẩn BMP; xây dựng các điểm trình diễn áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ViệtGAP để làm cơ sở nhân rộng các mô hình nuôi trong tỉnh. Tập huấn và tiến hành triển khai quy phạm về thực hành nuôi thủy sản tốt tại Việt Nam (Việt GAP) cho tất cả các cơ sở sản xuất giống cá tra, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.
Kiểm tra các cơ sở sản xuất giống tôm, tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất giống tôm áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến, ghi chép nhật ký đầy đủ, trung thực, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Theo dõi thường xuyên việc quan trắc môi trường vùng nuôi: nguồn nước cấp cho ao nuôi, nguồn thải ngoài cống thoát, nguồn nước xung quanh vùng nuôi, có hướng dẫn giải pháp xử lý kịp thời khi môi trường vùng nuôi diễn biến xấu.
Thực hiện sản xuất giống thủy sản theo Đề án phát triển Trung tâm giống thủy sản đến năm 2015.
Hỗ trợ Hiệp hội thuỷ sản, Hợp tác xã thủy sản thực hiện công tác xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm cho hội viên kết hợp chặt chẽ việc vận động, tuyên truyền, thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.
3.1.4.Lâm nghiệp:
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc trồng và chăm sóc cây ở các huyện, thị, thành phố; tuần tra, kiểm soát công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật lâm nghiệp và bảo vệ rừng cho các địa phương và đơn vị có rừng. Triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ
trồng rừng sản xuất và Dự án trồng cây phân tán; tiếp tục phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật trồng, quản lý, chăm sóc cây trồng, rừng trồng; quản lý lâm sản và động vật hoang dã.
3.2.Về công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
Thực hiện mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại; xây dựng mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái; trình diễn 2 ha giống lúa kháng rầy- chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; khảo nghiệm 16 bộ giống lúa.
Xây dựng mô hình trồng cây màu trên đất lúa, mở rộng diện tích mô hình trình diễn rau an toàn. Tiếp tục thực hiện mô hình kỹ thuật canh tác xoài theo hướng VietGAP.
Xây dựng thử nghiệm quản lý sâu bệnh trên rau màu, hoa kiểng, khoai lang; 1 mô hình trình diễn giống hoa cúc; khảo nghiệm 1 bộ giống đậu nành và 2 bộ giống bắp lai; tập huấn, chuyển giao công nghệ sinh học nhân giống hoa kiểng bằng nuôi cấy mô.
Triển khai thực hiện Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển lò sấy lúa giai đoạn 2011- 2013.
Nhân rộng gieo tinh nhân tạo cho bò cái, kiểm tra chất lượng tinh heo ở trang trại, mở lớp tập huấn cho cán bộ thú y xã, phường, thị trấn.
Xây dựng mô hình nuôi cá cảnh. Tổ chức lớp tập huấn về sản xuất giống tôm và phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường như: xử lý môi trường ao cá, ao thoát lọc nước bằng phương pháp sinh học; Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nước ao nuôi cá tra; sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để phòng bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tổ chức cuộc hội thảo về tiêu thụ sản phẩm; tham quan, hội chợ, học tập kinh nghiệm, toạ đàm về kỹ thuật canh tác, tập huấn về cơ giới hóa; phát báo nông nghiệp.