Sự khác nhau giữa hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại :

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KĨ THUẬT VÀ HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ.DOC (Trang 41 - 44)

1. Hiệp định SPS: thực chất là về sức khỏe và thương mại quốc tế. Du lịch và thương mại quốc tế đã phát triển không ngừng trong 50 năm qua. Chính nó đã làm tăng sự lưu thông hàng hoá có khả năng ẩn chứa các rủi ro tới sức khỏe. Hiệp định SPS ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO trước các rủi ro qua xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS tới thương mại.

Hiệp định SPS do Ủy ban về Các Biện pháp Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (gọi tắt là Ủy ban SPS) mà tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia, sẽ chịu trách nhiệm giám sát.

2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): được viết tắt là TBT (The WTO Agreement on Technical Barriers to Trade). Hiệp định này được các quốc gia thành viên của WTO thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục.

Mục đích của Hiệp định TBT nhằm: Thúc đẩy thương mại, khuyến khích các nước thành viên tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của các nước thành viên hài hòa càng nhiều càng tốt với tiêu chuẩn quốc tế; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua hoạt động tiêu chuẩn hóa. Đảm bảo các biện pháp quản lý kỹ thuật các nước đề ra nhưng không cản trở thương mại quá mức cần thiết. Không ngăn cản các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình để bảo vệ sức khỏe, an toàn cuộc sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại, bảo đảm an ninh quốc gia.

3. Sự giống và khác nhau giữa Hiệp định SPS và TBT

* Sự giống nhau giữa TBT và SPS

Cả hai hiệp định đều bao gồm các biện pháp hạn chế về thương mại và sức khoẻ.

a. TBT (Technical Barriers to Trade): là hiệp định liên quan đến việc dự thảo, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tại các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với mong muốn chúng không được tạo ra trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế. TBT áp dụng với mọi loại biện pháp vì bất cứ mục đích gì kể cả bảo vệ sức khỏe

b. SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures): Chỉ áp dụng với các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và động thực vật. SPS xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế như thế nào đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định nhằm mục đích bảo vệ

- Sức khỏe con người hoặc động vật từ những nguy cơ qua đường thực phẩm. - Sức khỏe con người khỏi các bệnh lây qua động vật, thực vật.

- Động, thực vật khỏi bệnh tật hoặc sâu bệnh.

* SPS hay TBT

Ví dụ:

- Nước uống đóng chai.

Chất lượng nước để đảm bảo cho sức khỏe con người -> SPS Tiêu chuẩn về kích thước, hình dáng chai để đóng nước -> TBT + Dán nhãn Sức khỏe, cách bảo quản -> SPS

+ Vị trí, chữ viết, nội dung của nhãn -> TBT - Trái cây

Xử lý trái cây, hoa quả nhập khẩu đề phòng sự lan truyền của sâu bệnh -> SPS Chất lượng, phân loại, dán nhãn cho trái cây nhập khẩu -> TBT

* Để đánh giá biện pháp bảo vệ sức khỏe có phụ thuộc sự điều chỉnh của Hiệp định TBT hay không, trước tiên nên xác định liệu có phải là biện pháp SPS hay không. Nếu là biện pháp SPS, thì không phải là biện pháp TBT.

Hiệp định cũng yêu cầu các biện pháp SPS, có tiêu chuẩn yêu cầu vượt quá các tiêu chuẩn quốc tế, nếu áp dụng cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học và phải có các đánh giá rủi ro. Hiệp định quy định rằng các biện pháp đưa vào áp dụng không được có các tác động hạn chế thương mại nhiều hơn mức độ bắt buộc và cần thiết phải hạn chế.

Điều này có nghĩa là khi các thành viên áp dụng các biện pháp SPS thì trong một chừng mực nào đó sẽ có tác động hạn chế thương mại, nhưng Hiệp định về SPS đưa ra quy định này để không khuyến khích hoặc cấm các thành viên WTO áp dụng các biện pháp SPS có tác động hạn chế thương mại không cần thiết. Mục tiêu này nhằm cho các thành viên chọn lựa được mức bảo hộ vệ sinh kiểm dịch cần thiết và phù hợp. Cũng trong khuôn khổ của Hiệp định SPS, các Thành viên WTO cũng được yêu cầu thông báo cho Uỷ ban chức năng có liên quan của WTO các biện pháp SPS đang áp dụng mà có các ảnh hưởng đến thương mại, đồng thời phải thành lập các cơ quan Quốc gia có chức năng kiểm tra các biện pháp này và chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin của thành viên đó.

Hiệp định SPS cũng quy định về việc trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên LDCs nhằm tăng cường năng lực cho các thành viên này trong quá trình triển khai các quy định trong Hiệp định này. Cũng giống như các quy định trong Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Hiệp định này cũng đưa ra quy định về việc cho các nước đang phát triển và các nước LDCs được hưởng các đãi ngộ đặc biệt trong quá trình thực hiện Hiệp định.

Ở nhiều nước phát triển, các quy định về SPS bao gồm các luật, Nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan như: các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các phương pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan tới việc vận chuyển cây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dưỡng chúng trong quá trình vận chuyển; những quy định về các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm. Nhìn chung các biện pháp kiểm dịch động thực vật là nhằm mục đích phát hiện ra dư lượng độc tố ( kháng sinh, hoá chất) và dư lượng vi sinh (nẫm, côn trùng) có trong sản phẩm. HACCP là một trong những biện pháp thường được áp dụng trong thương mại quốc tế để kiểm soát chất lượng của hàng thuỷ sản và thịt.

Theo quy định của Hiệp định SPS:

- Các thành viên WTO có thể ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tuỳ tiện, hay bóp méo thương mại.

- Các thành viên phải đảm bảo là việc áp dụng của bất kỳ biện pháp nào chỉ với phạm vi và mức độ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật, cũng như phải dựa trên các cơ sở khoa học và không được phép duy trì nếu không có chứng cớ khoa học đầy đủ.

- Trong trường hợp chứng cớ khoa học liên quan không đầy đủ, một thành viên có thể áp dụng một cách tạm thời các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật

trên cơ sở thông tin xác đáng sẵn có, kể cả các thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như các biện pháp kiểm dịch của các thành viên khác. Trong những trường hợp như vậy, các thành viên sẽ tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết cho sự đánh giá rủi ro khách quan hơn. Đồng thời tiến hành xem xét đánh giá các biện pháp tạm thời này trong một thời hạn hợp lý.

- Các thành viên đảm bảo rằng các biện pháp SPS được dựa trên đánh giá rủi ro đối với sức khoẻ con người, động vật và thực vật, tuỳ theo hoàn cảnh, có cân nhắc tới những kỹ thuật đánh giá rủi ro của các tổ chức quốc tế liên quan.

Trong quá trình đàm phán WTO, Việt Nam đã phải cam kết sửa đổi/loại bỏ các quy định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật trái với quy định của WTO. Chính phủ chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là cơ quan chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm thông báo các vấn đề về SPS. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức OIE, CODEX và IPPC (cơ quan xác định tiêu chuẩn của WTO).

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KĨ THUẬT VÀ HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH DỊCH TỄ.DOC (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w