Hệ thống kênh:

Một phần của tài liệu nghiên cứu các vấn đề thủy lực của cống lấy nước dưới đập và giải pháp xử lý (Trang 46 - 48)

Dự án thuỷ lợi Điện Biên là một hệ thống khai thác bậc thang. Bắt đầu từ hồ Pa Khoang trên núi Mường Păng nơi đặt đại bản doanh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Hồ đặt ở vị trí cao hơn lòng chảo Điện Biên Phủ 400m. Dòng nước của hồ được xả xuống bổ sung cho công trình Huổi Phạ - Nậm Rốm. Đập dâng Nậm Rốm được xây dựng bằng đá xây bọc bê tông. Đập dài 55m; cao 0,9m. Qtràn= 486 m3/s, Qtưới= 3,7 m3/s. Nước của hệ thống được truyền dẫn trên 30 km kênh vượt qua 17 cầu máng để cấp nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 12 hồ nhỏ tưới thêm cho 700 ha. Nước của hồ Pa Khoang còn cấp cho thuỷ điện Thác Bay có công suất N=2400 KW .

39

3.2. Mô tả sự cố ở cống Pa Khoang

Sau một thời gian vận hành, cống chứa nước của hồ chứa Pa Khoang bị hư hỏng nặng. Năm 1991, Bộ Thủy lợi (nay là Bộ NN&PTNT) cho phép nghiên cứu, lập dự án sửa chữa, cải tạo. Hiện trạng công trình được mô tả như sau:

- Hiện tượng thấm qua bê tông hai thành bên và trần vào thân cống xuất hiện trên toàn chiều dài thân cống với mật độ khá dày. Cường độ thấm lớn, có nhiều vị trí nước chảy thành dòng tia, lưu lượng đến 1,0m3

/s.

- Mặt bê tông bản đáy và hai thành bên bị bong tróc, xói lở nhiều

3.2.1. Biện pháp sửa chữa được thực hiện năm 1992

- Lót thép tấm dày 10mm toàn bộ lòng cống từ sau cửa van đến hết đoạn số 7 dài 48m.

- Liên kết giữa thép tấm và mặt bê tông cống bằng vữa xi măng mác cao.

- Những đoạn không lót thép tấm thì đục lớp bê tông bảo vệ cốt thép, hàn một lớp lưới thép φ6mm vào cốt thép, đổ vữa bê tông M150 có phụ gia chống thấm

Kết quả sau ba năm vận hành, năm 1995 Công ty quản lý, khai thác công trình phát hiện tình trạng ống thép lót trong lòng cống bị long rời khỏi mặt bê tông, võng vào phía trong, vùng cửa sau van có chỗ võng tới 20,8cm.

3.2.1. Biện pháp sửa chữa được thực hiện năm 1996

- Gỡ tấm thép gắn vào mặt bê tông

- Lắp một van côn đường kính D = 100cm vào phía cuối cống, thay đổi chế độ chảy trong cống từ không áp sang có áp ổn định..

Kết quả sau khi lắp thêm van côn để thay đổi chế độ chảy trong cống thành có áp, cống Pa Khoang đã làm việc được an toàn.

40

3.3. Phân tích chế độ thủy lực trong cống (tính với nhiều MNTL, nhiều độ

mở a)

Để có cơ sở đánh giá nguyên nhân hư hỏng trong lòng cống, việc phân tích chế độ thủy lực trong lòng cống là rất quan trọng, nó phát hiện những trường hợp bất lợi xảy ra trong quá trình khai thác gây hư hỏng thân cống.

3.3.1. Các thông số cơ bản của cống Pa Khoang

Một phần của tài liệu nghiên cứu các vấn đề thủy lực của cống lấy nước dưới đập và giải pháp xử lý (Trang 46 - 48)