Tình hình thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hệ thống tài chính tại Việt Nam ppt (Trang 27 - 31)

II. Cải cách hệ thống tài chính ở một số nước trên thế giới

6. Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Việt Nam

6.2.3. Tình hình thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân

thời gian qua.

Chương trình cơ cấu lại NHTMNN những năm qua đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể: 60% nợ tồn đọng đã được xử lý. Một số NH (Ngoại thương, Đầu tư) về cơ bản đã xử lý xong nợ quá hạn trên bảng cân đối. Nhưng những khoản nợ cho vay theo chỉ định (tập trung chủ yếu vào các chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ, xi măng lò đứng...) vẫn đang còn là gánh nặng với 1.836 tỉ đồng. Số nợ tồn đọng theo đề án còn lại chưa xử lý đúng thời gian dự kiến cũng là một gánh nặng lớn... Vốn tự có của các NHTMNN 2 năm gần đây dù đã được cấp thêm 11 nghìn tỉ đồng nhưng cũng mới chỉ đạt được hệ số an toàn cao nhất là 5,43% (NH Nông nghiệp).

Theo ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển NH (NHNN), thay đổi cách tính nợ của hệ thống NH là rất cần thiết vì cách tính nợ như hiện nay mới chỉ cho thấy nợ quá hạn (theo thời gian) mà không thấy rõ thực chất nợ xấu, trong khi tình trạng nợ xấu trong các NHTMNN hiện rất trầm trọng.

Cùng với quan điểm này, ông Vũ Quốc Sáu - Chủ tịch Hội đồng quản trị NH Đầu tư và Phát triển VN - trong một bài viết mới đây đăng tại tạp chí của NH này cho biết: "Nếu tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, IMF cho rằng nợ quá hạn thực tế của các NHVN dao động ở mức 40% tổng dư nợ, gấp 8 lần mức cho phép... Trong đó, 58% nợ quá hạn không có khả năng thu hồi...". Vì thế, thực hiện cách quản lý mới, các NH buộc phải trích dự phòng rủi ro lớn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến nộp ngân sách và tiền lương. Đây sẽ là vấn đề khó khăn nhất vì thu nhập của người lao động trong các NH sẽ bị giảm sút...

Một công ty kiểm toán quốc tế đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 962 tài khoản cho vay của một NHTM nhà nước (NN) với tổng dư nợ trên 16 nghìn tỉ đồng (chiếm 38% tổng dư nợ cho vay của NH này), kết quả cho thấy tỉ lệ nợ xấu chiếm tới 46%. Trong đó, nợ hiện hành chỉ có

17%, còn lại là nợ chú ý đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi, nợ mất vốn...

Việc tái cơ cấu NHTM đã được Chính phủ thành lập hẳn một ban chỉ đạo do Phó Thủ tướng là trưởng ban, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước là phó ban và các ủy viên là thứ trưởng của 6 bộ, ngành liên quan. Thế nhưng, theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng, cho đến nay chỉ mới xử lý được 60% nợ xấu. Mặc dù đã đưa được nợ xấu từ 14% năm 2000 xuống còn 5% thời điểm hiện nay, nhưng đây vẫn là một tỉ lệ rất lớn so tiêu chuẩn quốc tế, đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cổng thách thức.

Ông Đặng Văn Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng, cho biết đến 30/9/2004, ngoại trừ Ngân hàng Ngoại thương đã cơ bản xử lý được nợ tồn đọng, còn lại Ngân hàng NN-PTNT chỉ mới xử lý được 80%, Ngân hàng Đầu tư xử lý được 78%, Ngân hàng Công thương vẫn chưa đạt tiến độ đề ra do nợ tồn đọng quá lớn phát sinh từ những vụ án.

Việc tăng vốn tự có trong giai đoạn tái cơ cấu, theo TS Nghĩa, cho đến nay đã có 4 lần tăng vốn nhưng vẫn chưa thực hiện xong. Dù tỉ lệ tăng vốn tự có hiện tăng lên 4%-5% so thời điểm trước năm 2001, nhưng xem ra vẫn chưa thấm tháp gì nếu so với tốc độ tăng trưởng tính bình quân 20%/năm. Tính thời điểm hiện nay, vốn tự có của các NHTM đạt 15.000 tỉ đồng, gấp 2,2 lần so với hồi cuối năm 2001, nhưng vẫn chưa đạt tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động của hệ thống NHTM được thực hiện bằng 9 môđun: Quản lý rủi ro, quản lý vốn, quản lý tín dụng, giám sát hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh mới, xây dựng hệ thống thông tin, chuyển sang hệ thống kế toán quốc tế, phát triển dịch vụ mới và quản lý nguồn nhân lực. Nhưng đến nay, 9 môđun này các NHTM vẫn chưa thực hiện một cách bài bản. Ngay như dự án do Chính phủ Hà Lan tài trợ 3 triệu euro cho hệ thống VCB thực hiện 9 môđun này, nhưng 3 năm trôi qua VCB chỉ tương đối hoàn thành 4/9 môđun.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, điều rất dễ nhìn nhận việc tái cơ cấu NHTM giậm chân tại chỗ là do: Thiếu sự rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của chủ sở hữu, ban giám đốc, hội đồng quản trị và chức năng các bộ phận trong ngân hàng; thiếu một nền tảng văn hóa doanh nghiệp; thiếu sự minh bạch, chưa tách hoạt động cho vay chính sách ra khỏi hoạt động của NHTM; quản trị tổ chức kinh doanh yếu... Và như vậy, kế hoạch của Chính phủ đề ra là sẽ hoàn thành tái cơ cấu NHTM vào năm 2006 xem ra bất thành.

Một vấn đề được các chuyên gia ngân hàng đặt ra: Trung Quốc từng dùng biện pháp táo bạo là dùng vốn dự trữ ngoại tệ để tăng vốn tự

có cho các NHTM. Vậy liệu Việt Nam có làm được điều này không? TS Nghĩa cho rằng Việt Nam không thể làm được.

Thứ nhất, hiện nay chúng ta có một quan niệm không thật rõ ràng về hệ thống tài chính nói chung và NHTM nói riêng. Đơn cử như bỏ vài trăm triệu xây dựng một nhà máy thì dễ, nhưng bỏ vài trăm triệu để tăng vốn cho ngân hàng thì quả là chuyện lớn.

Thứ hai, Việt Nam chúng ta cũng không có đủ tiền để tăng vốn hay xử lý nợ. Cách duy nhất để tái cơ cấu NHTM được thành công không còn con đường nào khác hơn là cổ phần hóa. Bởi chỉ có dựa vào kinh tế thị trường thông qua việc cổ phần hóa thì NHTM mới dễ dàng tăng vốn cũng như nâng cao năng lực quản lý nhờ cổ đông chiến lược từ bên ngoài.

Thời điểm 31/12/2000, nợ tồn đọng của Vietcombank là 4.562 tỉ đồng. Đến nay, 96% tổng số nợ đó được xử lý từ nguồn vốn ngân sách và nguồn trích lập dự phòng rủi ro 188 tỉ đồng nợ tồn đọng còn lại dự kiến sẽ được xử lý ngay trong năm 2005. Vietcombank đạt hệ số an toàn vốn là 4,7% trong khi hệ số này theo chuẩn quốc tế tối thiểu là 8%.

PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hệ thống tài chính tại Việt Nam ppt (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)