III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁ N
2. Phương pháp gợi mở vấn đáp:
nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới.
Ví dụ:
Khi dạy bài: Phép nhân
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Mỗi tấm bìa có mâý chấm tròn? ( 2 chấm tròn) + Có mấy tấm bìa? ( 5 tấm bìa)
Học sinh tính được tổng số chấm tròn sau đó nhận xét được 2 được cộng 5 lần và viết được phép nhân 2 x5 = 10.
Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này giờ học sẽ sôi nổi hơn phát huy được khả năng học tập của từng học sinh, rèn luyện được cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, phát triển các năng lực tư duy của học sinh.
Dạy toán 2 còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất hình thành được phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
Ví dụ: Khi dạy học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 chương trình đã cấu tạo từng bộ ba các bài học dạng 9 + 5, 49 + 5, 49 + 25 để học sinh vận dụng ngay kiến thức của tiết học trước trong và các tiết học tiếp liền.
Khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 mỗi công thức cần ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
Chẳng hạn: Với 11 – 9 cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2 = 11, 2 + 9 = 11. Và cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia: 9 = 11 – 2; 2 = 11 – 9. Đồng thời trong quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 – 9 = 2 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như 11 – 1 = 10; 10 – 8 = 2.