Xuất giải pháp ổn định tràn sự cố qua đê

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân sự cố sạt trượt và đề xuất giải pháp ổn định tràn sự cố qua đê (Trang 89 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.5. xuất giải pháp ổn định tràn sự cố qua đê

3.5.1. Những nguyên nhân ảnh hưởngđến quá trình sạt trượt mái tràn

Sau khi nghiên cứu, tính toán kiểm tra ổn định tràn, tác giả thấy công

trình đã bị sự cố khi xảy ra mưa, lũ. Sự cố trên không chỉ liên quan tới những

tác động đặc biệt của thiên nhiên mà còn liên quan đến các nguyên nhân chủ

quan khác như:

- Khảo sát thăm dò địa chất công trình: Chất lượng hồ sơ sát không

đạt yêu cầu (số lượng lỗ khoan, độ sâu lỗ khoan, chất lượng thiết bị khoan, chất lượng phân tích mẫu, báo cáo đánh giá không đầy đủ ±).

- Thủy văn: Số liệu quan trắc, liệt thủy văn không đầy đủ±, chưa đánh

giá đúng mức độ ảnh hưởng của dòng chảy lũđối với mái tràn

- Những khiếm khuyết trong thiết kế: Tính toán thiết kế sai, không phù hợp (sơ đồ tính toán thiết kế không phù hợp, tính thiếu hoặc sót tải trọng,

tính toán tổ hợp sai nội lực, không tính độ ổn định theo quy phạm, vi phạm quy định về cấu tạo...).

- Năng lực quản lý dự án: Chất lượng báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn phương án, chất lượng thẩm định, trình độ năng lực của chủ đầu tư, người quyết định đầu tư).

- Thi công công trình:

+ Lựa chọn nhà thầu thi công không phù hợp (không có chứng

chỉ hành nghề hoặcvượt cấp với cấp công trình). Nhà thầu không có hệ thống

quản lý chất lượng, trình độ năng lực đạo đức nghề nghiệp của tư vấn giám sát và nhà thầu kém.

+ Sử dụng vật liệu và chế phẩm xây dựng không phù hợp yêu cầu

của thiết kế (thép nhỏ, cường độ thấp, mác xi măng thấp, cường độ bê tông,

khối đất đắp không đạt...).

+ Biện pháp thi công không được quan tâm đúng mức dẫn đến

sai phạm, sự cố.

- Công tác vận hành, sử dụng và bảo trì:

+ Không thực hiện bảo trì theo quy định (tắc ống thoát nước trên

mái, , không theo dõi độ lún ...).

+ Sử dụng vượt tải (chất tải trên công trình vượt khả năng chịu

lực,...).

3.5.2. Hậu quả và khắc phục sự cố công trình

Hậu quả do sự cố công trình thường rất lớn, mức độ nghiêm trọng, có

khi là thảm họa, ảnh hưởng kéo dài hàng năm đến nhiềunăm.

Việc nghiên cứu, tính toán, đưa ra biện pháp khắc phục thường rất phức tạp và tốn kém.

Việc sử lý khắc phục hậu quả của sự cố có một cách khoa học, cẩn trọng có một ý nghĩa rất lớn đảm bảo hiệu quả sử dụng và kinh tế tốt nhất vì

vậy cần thiết phải:

+ Chọn phương án xử lý sự cố cho phù hợp đặc biệt lưu ý đến đặc điểm kết cấu của công trình xẩy ra sự cố.

3.5.3. Đề xuất giải pháp ổn định tràn sự cố qua đê

- Giảm lực gây trượt.

- Tăng áp lực chống trượt.

- Theo dõi, quan trắc.

- Ngăn chặn các hoạt độngcủa con ngườilàm mất ổn định các mái dốc.

- Tăng cường năng lực và nhận thức.

- Quy hoạch xây dựng dân cư hợp lý.

3.5.4. Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình,

phòng ngừa và giảm thiểu sự cố công trình

- Tuân thủ nghiên ngặt các quy định của Nhà nước về hoạt động trong

xây dựng: Cấp chứng chỉ hành nghề cho các đơn vị hoạt động xây dựng:

Khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát.

- Cần sửa đổi bổ sung những quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý

dự án, khảo sát, thiết kế theo hướng tăng phí khảo sát, tăng số lượng vị trí

khảo sát, tăng phí thiết kế, thử tải đồng thời các quy định; tăng trách nhiệm

của khảo sát, thiết kế.

- Bổ sung các quy định bắt buộc về phương pháp kiểm tra cũng như

khuyến khích áp dụng các thiết bị kiểm tra tiên tiến nhằm tăng cường công

tác quản lý chất lượng công trình (Đo mật độ thép, cường độ bê tông, thép,độ

đầm chặt của đất đắp ...).

- Bổ sung các chế tài nghiêm minh đối với các cá nhân, đơn vị để xảy

ra sự cố (phạt hành chính, thu hồi hoặc cấm có thời hạn về giấy phép hành

CHƯƠNG 4

Kết luận và kiến nghị 4.1. những kết quả đạt được của luận văn

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận

văn của mình. Luận văn đã đạt được những nội dung sau:

- Tổng quan về sự cố sạt trượt sảy ra ở tràn Lạc Khoái, nhận xét ban

đầu về nguyên nhân sự cố.

- Luận văn đã tiến hành nghiên cứu tính toán để kiểm tra nguyên nhân sự cố đã được đưa ra bằng những tính toán cụ thể. Trong luận văn đã

trình bày một số phương pháp tính toán thấm và tính toán ổn định mái dốc

hiện hành, phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp, từ đó lựa chọn

phương pháp tính toán cho luận văn là: Tính toán ổn định thấm theo phương

pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của modul Seep/W, tính toán ổn định mái

dốc theo phương pháp trạng thái cân bằng giới hạn phân thỏi với sự hỗ trợ của

modul Slope/W.

- áp dụng phương pháp đã chọn để tính toán kiểm tra nguyên nhân sự

cố đã nhận định. Phân tíchnhững nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.

- Đề xuất giải pháp ổn định tràn sự cố qua đê. Luận văn đã hoàn thành đầy đủ những yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân sự cố sạt trượt và đề xuất giải pháp ổn định tràn sự cố qua đê (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)