Dẫn học sinh ra quốc lộ 28 Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị giấy bút để ghi.

Một phần của tài liệu GAdoc (Trang 28 - 33)

giấy bút để ghi.

1- Nội dung 1 : Em hãy quan sát các tấm biển báo hiệu trên đoạn đường quốc lộ 28 (đoạn từ ngã ba vào trường Nguyễn Viết Xuân đến cầu) và cho biết các biển báo đó có đặc điểm gì ? báo hiệu điều gì ? mục đích dựng các biển báo đó để làm gì ?

Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm việc và chấp hành nghiêm túc kỷ luật đã nhắc nhở khi học tập.

Yêu cầu các nhóm trưởng trình bày nội dung đã ghi ra giấy. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.

Giáo viên chốt lại những nội dung chính :

- Hầu hết là các biển báo nguy hiểm có hình tam giác cân, viền đỏ, nền vàng, biểu tượng đen. Biển báo có sự phản quang khi có ánh sáng của đèn xe chiếu vào, mục đích là để khi tham gia giao thông lúc trời tối người tham gia giao thông dễ phát hiện biển. Biển báo thường đặt cách đoạn đường báo nguy hiểm từ 30-100m để người tham gia giao thông có thời gian xử lý, ví dụ giảm tốc độ, quan sát…

Biểu tượng là nội dung báo hiệu phía trước có nguy hiểm cần đề phòng khi tham gia giao thông trên đường, ví dụ :

+ Biển báo nguy hiểm sắp đến đoạn đường cua phải. + Biển báo nguy hiểm sắp đến đoạn đường cua trái.

+ Biển báo nguy hiểm sắp đến giao nhau với đường nhánh (đường không ưu tiên) đường ưu tiên là quốc lộ 28.

+ Biển báo đất đá lở.

+ Biển báo độ dốc của đường. + Công trình đang thi công. + Báo có trường học.

+ Báo hay có người qua đường. + Báo sắp đến cầu.

+ Cọc tiêu báo hiệu. …

- Mục đích dựng các biển báo hiệu đó nhằm báo cho người tham gia giao thông trên đường biết những nguy hiểm phía trước phòng, tránh. Mỗi người tham gia giao thông cần phải quan sát kỹ biển báo bên đường, khi gặp những biển này cần chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật an toàn giao thông.

- Giáo viên quán triệt về ý thức trách nhiệm của học sinh phải thực hiện nội dung biển báo. Có trách nhiệm bảo vệ những biển báo này. Nếu thấy hư hại, mất mát phải báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng biết để khắc phục…

2- Nội dung 2 : Hướng dẫn học sinh tham gia giao thông trên đường. - Mô hình mặt đường :

- Luôn đi bên tay phải. Đi hàng 1, không được đi hàng 3, 4.

- Không lấn đường của xe cơ giới. Không nô đùa khi tham gia giao thông, phải giữ trật tự an ninh trên đường giao thông. Khi điều khiển xe đạp tuyệt đối không kéo, đẩy xe hoặc vật khác.

- Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi tham gia giao thông trên đường khi chưa đến tuổi.

- Khi qua đường cần quan sát kỹ thấy ở hai chiều đường không có xe đang tới thì bình tĩnh qua, dùng tay ra hiệu cho người tham gia giao thông biết mình sắp hoặc đang qua đường.

- Chú ý các biển báo và tuân thủ những quy định của biển báo.

- Báo cho chính quyền, cơ quan chức năng về các vấn đề : Hư hỏng đường, biển báo, các công trình giao thông khác, các vụ tai nạn giao thông…Nếu thấy tai nạn giao thông cần cứu giúp người bị thương, bảo vệ hiện trường, cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho cơ quan chức năng khi mình biết.

3- Nội dung 3 : Cho học sinh tự liên hệ bản thân và nói lên ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt những quy định của luật an toàn giao thông đường bộ.

4- Căn dặn : học sinh về ôn tập các bài đã học để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau (tiết 17).

Xe cơ giới Xe cơ giới Người đi bộ và xe thô sơ Người đi bộ và xe thô sơ Tim đường

Tuần 17 Ngày soạn: 16/12/2008

Tiết 17 Ngày giảng: 19/12/2008

ÔN TẬP HỌC KỲ IA- Mục tiêu: A- Mục tiêu:

1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu

- Học sinh ôn tập lại những kiến thức cơ bản của các bài đã học trong học kỳ I (từ bài Giản dị đến bài Tự tin).

2- Thái độ: Tiếp tục rèn luyện thái độ, tình cảm, tư tưởng qua nội dung các bài đã học. bài đã học.

3- Kỹ năng: Học sinh tiếp tục rèn luyện một số kỹ năng : ôn tập, hệ thống hóa kiến thức về những chuẩn mực đạo đức đã học. hóa kiến thức về những chuẩn mực đạo đức đã học.

B- Tiến trình tiết ôn tập :

I- Giáo viên quán triệt nội dung, cách thức tiến hành tiết ôn tập. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

II- Nội dung ôn tập :

1- Em hãy kể tên những chuẩn mực đạo đức mà em đã học từ đầu năm đế tiết 14 ?

- Giản dị, trung thực, tự trọng, đạo đức và kỉ luật, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ, khoan dung, xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đinhg dòng họ, tự tin.

2- Thế nào là giản dị? biểu hiện, ý nghĩa của giản dị?

- Giúp học sinh giải các bài tập mà các em thắc mắc? Liên hệ bản thân học sinh, trong lớp, trường?

3- Em hãy lấy một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực? Trung thực sẽ giúp gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

- Nêu những biểu hiện của tính trung thực trong học tập?

4- Người tự trọng thường có những biểu hiện gì? Hãy kể lại những chi tiết thể hiện tính tự trọng của nhân vật Rô be trong truyện đọc ‘‘Một tâm hồn cao thượng’’ .

5- Hãy nêu những biểu hiện của đạo đức, kỉ luật trong cuộc sống? ý nghĩa của có đạo đức, kỉ luật?

Trả lời những thắc mắc của học sinh qua các bài tập sách giáo khoa?

6- Lòng yêu thương con người được thể hiện như thế nào qua câu chuyện « Bác Hồ đến thăm người ngheod »? Hãy giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân ?

7- Thế nào là tôn sư trọng đạo? Trong dịp 20/11 vừa qua em đã thể hiện tôn sư trọng đạo ra sao?

Trong tương lai em có dự định gì đối với các thầy cô giáo đã dạy mình?

8- Những nội dung nào trong truyện « Một buổi lao động » thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ ? Em hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ? đoàn kết tương trợ sẽ giúp gì cho cuộc sống của mỗi chúng ta?

Giải thích câu ca dao : Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 9- Phân tích ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống?

10- Nêu các chuẩn gia đình văn hóa? Hiểu về các chuẩn gia đình văn hóa đó như thế nào? Liên hệ gia đình mình về tiêu chuẩn một gia đình văn hóa?

11- Hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình? Em phải có trách nhiệm gì để bảo lưu, phát huy truyền thống văn hóa đó của gia đình?

12- Thế nào là tự tin? Là một học sinh em phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Trong cuộc sống nếu không có tính tự tin sẽ dẫn đến hậu quả gì?

* Phần cuối cho học sinh đặt câu hỏi những bài tập, nội dung còn chưa hiểu, giáo viên giải đáp các nội dung đó. Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh theo các chuẩn mực đã học.

III- Giáo viên củng cố, căn dặn học sinh về nhà học tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ: tiết 18.

Tuần 18 Ngày soạn: 23/12/2008

Tiết 18 Ngày giảng: 26/12/2008

KIỂM TRA HỌC KỲ IA- Mục tiêu: Kiểm tra học sinh về: A- Mục tiêu: Kiểm tra học sinh về:

- Kiến thức giáo dục công dân đã học từ bài 1 đến bài 11

- Tư tưởng, tình cảm, kỹ năng qua nội dung các chuẩn mực đạo đức, kiến thức đã học.

- Tính nghiêm túc, tự giác trong kiểm tra, thi cử.

B- Đề bài:

I- Trắc nghiệm (3,5 đ)

1- Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Đúng hay sai

a- Đúng b- Sai

2- Qua câu truyện “Sự công minh, chính trực của một nhân tài” em học tập đực phẩm chất gì từ nhân vật Mi-ken-lăng?

a- Giản dị ` b- Trung thực

c- Tự trọng d- Sống có đạo đức và kỉ luật

3- Câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” khuyên người ta điều gì? a- Phải có tính tự trọng. b- Không cần tôn trọng người khác c- Biết giúp đỡ người khác d- Không cần quan tâm đến ai 4- Việc làm dưới đây thể hiện vừa có tính kỉ luật vừa là người có đạo đức? a- Không nói chuyện riêng trong lớp b- Luôn biết hối hận khi làm điều gì sai

c- Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp d- Cả a, b, c

5- Lấy ba câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lòng yêu thương con người?

……………… ……… ………

6- Em hiểu thế nào về câu nói “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” a- Người thầy có nhiều hiểu biết về chữ nghĩa

b- Một chữ cũng là thầy, nửa chữa cũng là thầy c- Người thầy luôn hết lòng vì học sinh

d- Thầy, cô luôn là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống để học sinh noi theo

7- Câu ca dao “Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” muốn nói lên điều gì? a- Phải biết thương yêu nhau b- Đề cao lòng khoan dung

c- Phải thật thà với mọi người d- Đề cao tinh thần đoàn kết, tập thể 8- Khi bạn mắc khuyết điểm ta cần:

a- A dua với khuyết điểm của bạn b- Che dấu khuyết điểm cho bạn c- Tìm nguyên nhân, giải thích, góp ý với bạn d- Có định kiến với bạn

9- Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu, cổ hủ đúng hay sai? Vì sao?

……………… ……… ………

10- Tự tin sẽ giúp chúng ta điều gì? (Chọn đáp án đúng nhất)

a- Giúp ta làm việc tốt hơn b- Có sức mạnh, nghị lực để vươn tới thành công, nâng cao danh dự của bản thân c- Làm cho ta tự hào về bản thân d- Mọi người tôn trọng mình II- Tự luận (6,5 đ)

1- Trình bày bốn tiêu chuẩn gia đình văn hóa em đã học? Em hiểu về bốn chuẩn gia đình văn hóa đó như thế nào? Là một học sinh em phải có trách nhiệm gì để xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa?

2- Hãy kể tên những lễ hội truyền thống của địa phương? Em phải có trách nhiệm gì đối với những lễ hội truyền thống đó?

C- Đáp án.

Một phần của tài liệu GAdoc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w