Môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến quặng tại công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Trường Anh (Trang 38 - 43)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SẮT TẠI CÔNG TY CPXD&TM HOÀNG TRƯỜNG ANH

2. Giải pháp: 1 Lao động

2.3 Môi trường

Để đảm bảo khai thác và chế biến quặng sắt có hiệu quả hơn nữa thì công ty Hoàng Trường Anh cũng phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường tại khu vực khai thác của công ty. Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công nhân, khu vực dân cư xung quanh mỏ quặng sắt và nhà máy chế biến:

Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của quá trình khai thác mỏ đến môi trường sinh thái, công ty cần chú trọng cải thiện các hoạt động sau:

Chống ô nhiễm bụi

a- Các tuyến đường vận tải: Dùng xe phun tưới đường thường xuyên, đều đặn trên tất cả các tuyến đường trên khai trường, bãi thải và đường vận chuyển trong mỏ. Trồng cây xanh tại các vị trí cho phép hai bên đường vào khai trường để giảm phát tán bụi. Đối với tuyến đường vận chuyển quặng từ khai trường về sân công nghiệp khi qua những khu dân cư đông đúc cũng cần phải phun nước tưới đường.

b- Khu vực bãi thải: Bãi thải cũng là nơi gây ra bụi. Bụi được sinh ra khi xe đổ thải và khi đất đá bị gió cuốn trong mùa khô hanh. Vì vậy đối với khu vực bãi thải giải pháp tốt nhất là trồng cây xanh ngay từ ban đầu tại các vị trí cho phép theo quy hoạch để giảm độ khuếch tán của bụi.

Giảm thiểu tác động của khí độc

Việc phát sinh khí độc khi vận hành các thiết bị mỏ là không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu tác động của khí thải, mỏ cần áp dụng các biện pháp sau:

- Định kỳ sửa chữa các loại thiết bị cơ giới để nâng cao chất lượng nhằm giảm lượng khí sinh ra.

- Tại phân xưởng sửa chữa các thiết bị mỏ cần có hệ thống thông gió, tăng khả năng pha loãng khí độc vẫn còn tồn tại trong phân xưởng trước khi khuếch tán ra môi trường.

- Sử dụng thuốc nổ cân bằng ô xi.

Hạn chế tiếng ồn và bảo vệ người lao động khỏi ảnh hưởng của tiếng ồn trong sản xuất

Để hạn chế các nguồn phát ra tiếng ồn và bảo vệ người lao động khỏi ảnh hưởng của tiếng ồn trong sản xuất

Để hạn chế các nguồn phát ra tiếng ồn và bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc cần thực hiện các giải pháp sau:

- Sửa chữa các thiết bị đúng định kỳ để hạn chế khả năng gây ra tiếng ồn, có thể lắp bộ phận giảm âm.

- Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với vị trí người lao động khi điều kiện cho phép. - Sử dụng cac phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm ở nơi có tiếng ồn trong trường hợp cường độ tiếng ồn ở đó vượt quá mức quy định.

- Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có tiếng ồn mạnh.

- Bố trí nổ mìn xen kẽ các hoạt động cơ giới để tránh bớt độ ồn cực đại tập trung. - Tổ cứhc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người làm ở nơi có tiếng ồn nhằm phát hiện sớm các bệnh lý do tiếng ồn gây nên.

Biện pháp xử lý nước thải

Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu nhất do nước thải gây ra đối với môi trường sinh thái cần áp dụng các biện pháp sau:

- Giảm lượng hữu cơ

- Giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng - Giảm độ a xít trong nước thải

1- Giảm thiểu hàm lượng chất hữu cơ ở nước thải

Sự ô nhiễm nước thải trong khu mỏ là do các chất thải sinh hoạt của người. Biện pháp xử lý tốt nhất đối với khâu này là không tốn kém nhưng đòi hỏi sự kết hợp các tác động xã hội:

- Xây các công trình vệ sinh phục vụ cho người lao động ngay trên công trường.

- Bố trí khu vực đổ rác thải hợp lý ngay trên công trường và có nhân lực dọn dẹp, xử lý kịp thời thường kỳ, đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch.

- Xây dựng các chương trình quảng cáo, vận động, tuyên truyền cho tất cả mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung cho cộng đồng.

2- Giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng

Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các vật liệu mịn như: bùn, mùn quặng, vật liệu hữu cơ phân giải…v.v. Vì vậy khối lượng nước thải của khai trường mỏ, mặt khác hệ thống mương thoát nước nằm trên sườn núi, để giảm thiểu hàm lượng cặn lơ lửng có thể áp dụng giải pháp sau:

Định kỳ nạo vét lượng bùn lắng ở trong mương thoát nước phục vụ cho công tác trồng cây, giải pháp này đơn giản dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.

3 - Xử lý nước thải

Do vậy nước thải các khai trường khai thác sẽ được xử lý bằng công nghệ tự lắng trọng lực qua các hố chứa trung gian. Nước sau khi xử lý cần đạt các tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống trước khi thải vào môi trường.

4 - Chống trôi lấp bãi thải

Để hạn chế khả năng trôi lấp của bãi thải áp dụng một số giải pháp sau:

- Quá trình đổ thải phải tuân thủ theo đúng thiết kế. Mặt bãi thải phải tạo hướng dốc vào phía trong để hướng lượng nước chảy vào dòng chảy tập trung theo thiết kế, không để hiện tượng dòng chảy qua sườn tầng thải, gây nên sự xói mòn và rửa trôi đất đá ở sườn bãi thải.

- Theo thiết kế đất đá thải từ các khai trường khai thác các thân quặng đều được đổ thải ra bãi thải ngoài cạnh các khai trường khai thác. Để phòng chống quá trình trôi lấp đất đá thải gây ra bồi lắng và lũ đất đá tại các bãi thải và các suối cần áp dụng các giải pháp chủ yếu sau:

- Quá trình đổ thải phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự và các thông số đã được thiết kế.

- Tại các chân tầng thải phải xây dựng các mương thoát nước, không để mặt nước tồn đọng trên bề mặt và chảy tràn qua sườn tầng thải.

- Các bãi thải sau khi kết thúc đổ thải cần được che phủ bằng cây trồng có sẵn trong khu vực.

Sau khi kết thúc đổ sẽ tiến hành phủ xanh thảm thực vật trên bề mặt và sườn bãi thải bằng những loại cây hiện có ở khu vực mỏ.

Công tác hoàn nguyên và phục hồi thảm thực vật

a- Công tác hoàn nguyên

Công tác tạo mặt bằng và phục hồi thảm thực vật đối với khai trường và bãi thải được tiến hành ngay sau khi kết thúc khai thác và đổ thải ở từng khu vực. Việc tạo mặt bằng được thực hiện bằng cách san gạt, tạo địa hình có độ dốc phù hợp với địa hình khu vực.

b- Tăng độ màu của đất bề mặt

Trong quá trình khai thác thì những lớp đất đá phủ có độ dinh dưỡng cao được cất giữ ở một nơi, khi công tác hoàn thổ ở khai trường và bãi thải xong tiến hành trải đều lớp đất

phủ lên bề mặt để tăng độ màu mỡ. Nếu khối lượng đất màu ít thì có thể bỏ vào từng hố để trồng cây.

c- Phục hồi thảm thực vật

Đặc điểm đất đá của khu vực mỏ thường là bạc màu, trơ sỏi đá và có độ chua. Do vậy cần phải trồng các loại cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khô cằn. Những loại cây có khả năng thích nghi trong môi trường đất đá mỏ ở Bắc Giang bao gồm: keo lá tràm, keo tai tượng, muồng đen, bạch đàn. Thực té, cây bạch đàn đã được trồng tại khu mỏ và phát triển tương đối tốt. Dự án đề xuất trồng keo lá tràm và keo tai tượng với khoảng cách 4m/cây.

• Các giải pháp về mặt tổ chức và tuyên truyền

Tham khảo các cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường của thế giới, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường chung của Việt Nam, chúng ta cần thực hiện những vấn đề sau:

- Tổ chức cho mọi cán bộ công nhân viên học tập về luật môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về môi trường và môi trường khai thác mỏ nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân trong khu mỏ là điều quan trọng, nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân. Trên cơ sở đó nhằm làm giảm đến mức tối thiểu các rủi ro về môi trường gây ra bởi những tác động vô thức của con người.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến quặng tại công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Trường Anh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w