2. Qua hai nhân vật Mị và A Phủ , nêu những giá trị hiện thực của tác phẩm: của tác phẩm:
+ Tác phẩm tố cáo, lên án tội ác thực dân, phong kiến.
+ Phơi bày cuộc sống thống khổ của đồng bào miền núi dưới ách thống trị thực dân , phong kiến.
+ Phản ánh chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và quá trình giác ngộ cách mạng từ tự phát đến tự giác của nhân dân miền núi.
Gợi ý cụ thể
1. Giới thiệu
+ Tác giả: Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 10-8-1920 ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông
( nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Năm 1943 , ông gia nhập Hội văn hóa cứu nước. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng trong sáng tác, tiêu biểu là tập Truyện Tây Bắc
+ Tác phẩm:
* Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Tô Hoài chuyên hai đề tài: - Đề tài vùng ngoại ô: Quê người ( tiểu thuyết, 1941), Trăng thề ( tiểu thuyết, 1941), Nhà nghèo ( tập truyện ngắn, 1944), Xóm Giếng ngày xưa ( tiểu thuyết, 1944). Ở các tác phẩm này, Tô Hoài nhìn nông thôn nghiêng về phía các phong tục, nhưng qua đó, ta vẫn thấy rõ cuộc sống gieo neo, cơ cực của người nông dân pha thợ thủ công.
- Đề tài về loài vật: Nổi bật nhất là Dế Mèn phiêu lưu kí ( truyện 1941), O chuột ( tập truyện ngắn , 1942). Ở các tác phẩm trên, nhà văn bộc lộ khả năng quan sát tinh tường, trí tưởng tượng mạnh mẽ,
tài miêu tả ( tả cảnh, tả động vật…sinh động, hóm hỉnh), đồng thời cũng thể hiện thái độ phê phán cuộc sống thực tại và ước mơ về một xã hội tốt đẹp.
* Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn được rút ra từ tập Truyện Tây Bắc , kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội trong tám tháng và giải phóng Tây Bắc ( 1952). Do có những giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật , tác phẩm đã đạt giải nhất của Hội Văn học Việt Nam năm 1954- 1955 ( đồng hạng với đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc).