Chuẩn KTKN

Một phần của tài liệu Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 10 (Trang 47 - 63)

I. Chương trình, chuẩn KTKN môn Tin học lớp

B) Chuẩn KTKN

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1. Khái niệm cơ sở dữ liệu (CSDL)

Kiến thức

•Biết khái niệm CSDL.

•Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.

•Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.

- Lấy bài toán quản lí của nhà trường hoặc một cơ quan xí nghiệp để minh hoạ

2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Kiến thức

•Biết khái niệm hệ quản trị CSDL.

• Biết chức năng của hệ quản trị CSDL: tạo lập CSDL; cập nhập dữ liệu, tìm kiếm kết xuất thông tin; kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.

• Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.

- Phân biệt CSDL với hệ quản trị CSDL.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ MS ACCESS

1. Giới thiệu MS

ACCESS Kiến thức

•Hiểu các chức năng chính của ACCESS: Tạo lập bảng, thiết lập mối liên kết giữa các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin.

• Biết 4 đối tượng chính: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo.

•Biết 2 chế độ làm việc: Chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc) và chế độ làm việc

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

với dữ liệu.

Kĩ năng

•Thực hiện được khởi động và ra khỏi ACCESS, tạo một CSDL mới, mở CSDL đã có.

2. Cấu trúc bảng

Kiến thức

•Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng:

Cột (Thuộc tính): tên, miền giá trị. Dòng (Bản ghi): Bộ các giá trị của thuộc tính.

Khoá.

•Biết tạo và sửa cấu trúc bảng. •Hiểu việc tạo liên kết giữa các bảng.

Kĩ năng

•Thực hiện được tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu. •Thực hiện việc khai báo khoá

•Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng.

- Lấy ví dụ cụ thể để trình bày cấu trúc bảng.

- Cho ví dụ minh hoạ cho mục tiêu thiết kế đơn giản - Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

3. Các thao tác cơ sở

Kiến thức

•Biết các lệnh làm việc với bảng: Cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu.

Kĩ năng

•Thực hiện được: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu, cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu bằng Wizard, định dạng và in trực tiếp.

- Học sinh cần có kĩ năng bước đầu thực hiện những công việc này. - Sử dụng thích hợp hai chế độ: Tự thiết kế và dùng Thuật sĩ. 4. Truy xuất dữ liệu Kiến thức

•Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi. •Biết các bước chính để tạo ra một mẫu hỏi .

Kĩ năng

•Viết đúng biểu thức điều kiện đơn giản. •Tạo được mẫu hỏi đơn giản.

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

5. Báo cáo

Kiến thức

•Biết khái niệm báo cáo và vai trò của nó •Biết các bước lập báo cáo.

Kĩ năng

•Tạo được báo cáo bằng Wizard. •Thực hiện được lưu trữ và in báo cáo.

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

Cơ sở dữ liệu quan hệ

1. Các loại mô

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

• Biết 2 loại mô hình dữ liệu: logic và vật lí.

2. Hệ CSDL quan hệ

Kiến thức

•Biết khái niệm mô hình quan hệ.

•Biết các đặc trưng cơ bản của mô hình quan hệ: cột (trường), dòng (bản ghi).

•Biết khái niệm khoá và khái niệm liên kết giữa các bảng.

•Biết các thao tác với CSDL QH: Tạo bảng, cập nhật, sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL và lập báo cáo.

Kĩ năng

•Xác định các bảng và khoá liên kết giữa các bảng của bài toán quản lí đơn giản.

- Lấy ví dụ trong thực tế (thư viện, bảng điểm...) để minh hoạ

- Không lệ thuộc vào hệ quản trị CSDL quan hệ cụ thể nào Kiến trúc và bảo mật hệ cơ sở dữ liệu 1. Các loại kiến trúc cuả hệ CSDL Kiến thức

•Biết khái niệm về các cách tổ chức tập trung và phân tán.

•Biết được ưu nhược điểm của mỗi cách tổ chức này.

2. Bảo mật thông tin trong các hệ CSDL

Kiến thức

•Hiểu khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật CSDL

•Biết một số cách thông dụng bảo mật CSDL.

- Giới thiệu thông qua các ví dụ gần gũi với học sinh. - Cần lưu ý cho học sinh có thái độ đúng trong việc sử dụng và bảo mật CSDL.

II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKN

Sách giáo khoa gồm 4 chương tương ứng với 4 chủ đề của Chương trình tin học lớp 12, cụ thể:

Chủ để trong Chương trình Chương trong SGK Số bài

Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Chương I. Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu

02 LT + 01 BT&TH Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan

hệ MS ACCESS

Chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS ACCESS

07 LT + 8 BT&TH Cơ sở dữ liệu quan hệ Chương III. Cơ sở dữ liệu

quan hệ

02 LT & 01 BT&TH Kiến trúc và bảo mật hệ cơ sở

dữ liệu

Chương IV. Kiến trúc và bảo mật các hệ cơ sở dữ liệu

02 LT & 01 BT&TH * Lưu ý:

 02LT + 01 BT&TH được hiểu là 02 bài lý thuyết và 01 bài bài tập và thực hành.

 Ms Access là một hệ QTCSDL cụ thể được sử dụng để minh họa yêu cầu về KTKN. Khi sử dụng phần mềm khác để dạy học, điều quan trọng là đảm bảo các KTKN tương đương. Thực hiện việc sử dụng các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở để dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Chương I. Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu

A) Nội dung trọng tâm của chương

• Khái niệm về Cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ quản trị cơ sở dữ liệu (hệ QTCSDL)

• Sự cần thiết của CSDL và các tính chất cần phải có để một tập hợp dữ liệu tạo thành CSDL

• Các chức năng cần có của một hệ QTCSDL, vai trò, vị trí con người trong hoạt động của hệ CSDL.

B) Yêu cầu KTKN của chương

Kiến thức:

• Biết khái niệm CSDL.

• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. • Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.

• Biết khái niệm hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL). • Biết chức năng của hệ quản trị CSDL.

• Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL. C) KTKN và nội dung trong bài

§1. Một số khái niệm cơ bản

1. Yêu cầu về KTKN

• Biết khái niệm CSDL.

• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. • Biết khái niệm hệ quản trị CSDL (hệ QTCSDL).

• Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL: Tính cấu trúc; Tính toàn vẹn; Tính nhất quán; Tính an toàn và bảo mật thông tin; Tính độc lập; Tính không dư thừa.

2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

• Biết công việc quản lí là phổ biến trong đời sống. Biết các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức là: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ (sửa chữa hồ sơ), khai thác hồ sơ (sắp xếp, tìm kiếm, tổng hợp và báo cáo). Biết công tác quản lí còn hỗ trợ cho nhà quản lí ra quyết định (Lấy ví dụ thực tế minh hoạ).

• Biết CSDL giúp hỗ trợ thực hiện các công việc thường xuyên của công tác quản lí như: thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu và hỗ trợ ra quyết định.

• Biết khái niệm hệ CSDL:

 Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.  Hệ QTCSDL là phần mềm cho phép tạo lập CSDL và khai thác thông tin từ

CSDL.

 Hệ CSDL bao gồm một CSDL và hệ QTCSDL để khai thác CSDL đó.

 Các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL:Tính cấu trúc; Tính toàn vẹn; Tính nhất quán; Tính an toàn và bảo mật thông tin; Tính độc lập; Tính không dư thừa. * Lưu ý:

 Không kiểm tra, đánh giá nội dung về yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL. Có thể để HS tự đọc nội dung này.

§2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1. Yêu cầu về KTKN

• Biết chức năng của hệ quản trị CSDL.

• Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL: Người quản trị CSDL; Người lập trình ứng dụng; Người dùng.

2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

• Biết các chức năng của hệ QTCSDL bao gồm:

 Cung cấp môi trường tạo lập CSDL bao gồm: khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu.

 Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu: cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xoá dữ liệu), khai thác dữ liệu (tìm kiếm, kết xuất dữ liệu).

 Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập CSDL: Thực chất là nhằm đảm bảo các yêu cầu của hệ QTCSDL ( Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép; Duy trì tính nhất quán của dữ liệu ; Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời ; Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm ; Quản lí các mô tả dữ liệu).

• Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL gồm:

 Người quản trị CSDL: Tổ chức và đảm bảo hoạt động hệ thống, quản lý tài nguyên của CSDL.

 Người lập trình ứng dụng: phát triển các chương trình ứng dụng khai thác CSDL phục vụ người dùng.

 Người dùng: sử dụng các chương trình ứng dụng để khai thác thông tin từ CSDL.

* Lưu ý:

 Cuối bài học này HS cần phân biệt được CSDL và hệ QTCSDL.

Bài tập và thực hành 1. Tìm hiểu hệ CSDL

1. Yêu cầu về KTKN

• Biết xác định những công việc cần làm trong một hoạt động quản lí đơn giản. • Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.

2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

• Xác định được đối tượng cần quản lí và một số thuộc tính cơ bản của đối tượng cần quản lí trong bài toán mượn, trả sách của thư viện.

Chương II. Hệ quản trị CSDL Microsoft Access

A). Nội dung trọng tâm của chương

• Hệ QTCSDL Access và các khái niệm chính của Access

• Bảng, cách tạo và sửa đổi cấu trúc bảng, cách tạo liên kết giữa các bảng

• Các lệnh và thao tác cơ bản trên bảng: cập nhật, sắp xếp, lọc, tìm kiếm đơn giản • Tạo biểu mẫu và sử dụng biểu mẫu để cập nhật dữ liệu

• Sắp xếp, lọc các trường và bản ghi, thống kê và tính toán, hiển thị dữ liệu thoả mãn điều kiện qua mẫu hỏi.

B) Yêu cầu KTKN của chương

1. Kiến thức

• Hiểu các chức năng chính của ACCESS: Tạo lập bảng, thiết lập mối liên kết giữa các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin.

• Biết bốn đối tượng chính: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo.

• Biết hai chế độ làm việc: Chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc) và chế độ làm việc với dữ liệu.

• Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng

• Biết các thao tác làm việc với bảng: tạo và sửa cấu trúc bảng, liên kết giữa các bảng, các lệnh làm việc với bảng: Cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu.

• Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi. Biết các bước chính để tạo ra một mẫu hỏi . • Biết khái niệm báo cáo và vai trò của nó. Biết các bước lập báo cáo.

2. Kĩ năng

• Thực hiện được khởi động và ra khỏi ACCESS, tạo một CSDL mới, mở CSDL đã có.

• Thực hiện được tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu. • Thực hiện việc khai báo khoá

• Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng.

• Thực hiện được: Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu, cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu bằng Wizard, định dạng và in trực tiếp.

• Viết đúng biểu thức điều kiện đơn giản. • Biết khái niệm và vai trò của biểu mẫu. • Tạo được mẫu hỏi đơn giản.

• Tạo được báo cáo bằng Wizard. • Thực hiện được lưu trữ và in báo cáo. * Lưu ý:

 Mục tiêu chủ yếu của chương II là thông qua một hệ QTCSDL quan hệ cụ thể, rèn luyện cho HS một số kĩ năng cơ bản về: tạo, lưu trữ, cập nhật và khai thác CSDL, làm quen với khái niệm cơ bản như: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo, khóa, liên kết, kết xuất dữ liệu. Đồng thời, qua tìm hiểu một hệ QTCSDL cụ thể củng cố thêm về các kiến thức, khái niệm đã học ở chương I và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu nội dung chương sau.

 Yêu cầu về KTKN cần đạt được ở chương này là cơ bản, tối thiểu nên hầu hết các hệ QTCSDL quan hệ hiện nay đều có thể đáp ứng được cho mục đích dạy học của chương này.

 Trong thực tiễn triển khai dạy học, tùy vào điều kiện thực tiễn để lựa chọn hệ QTCSDL cụ thể, đặc biệt cần sử dụng hệ QT CSDL miễn phí, mã nguồn mở. Mục tiêu của chương là yếu tố cần tuân thủ, việc thể hiện nội dung chi tiết có thể thay đổi, phụ thuộc vào hệ QTCSDL cụ thể được sử dụng trong thực tế dạy học.

 Để thuận tiện cho việc sử dụng tài liệu này cùng với chuẩn KTKN và SGK hiện hành, trong chương II vẫn sử dụng MS Access để minh họa các nội dung cụ thể, chi tiết của chuẩn KTKN.

C) KTKN và nội dung trong bài

§3. Giới thiệu Microsoft Access

• Biết Access là một hệ QTCSDL.

• Biết Access có bốn đối tượng chính: bảng (Table), mẫu hỏi (Query), biểu mẫu (Form), báo cáo (Report);

• Biết khởi động/kết thúc Access, tạo CSDL mới, mở CSDL đã có, tạo đối tượng mới và mở một đối tượng.

• Biết có hai chế độ làm việc với các đối tượng.

• Biết có hai cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ (Wizard) và tự thiết kế (Design). 2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

• Biết phần mềm Microsoft Access là một hệ QTCSDL với khả năng: tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu.

• Biết có bốn loại đối tượng chính của Access:  Bảng (Table): dùng để lưu dữ liệu;

 Mẫu hỏi (Query): dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu;  Biểu mẫu (Form): dùng để nhập, hiển thị thông tin;

 Báo cáo (Report): dùng để định dạng, tính toán, tổng hợp dữ liệu.

• Biết một số thao tác cơ bản ban đầu: Khởi động và kết thúc Access, mở một CSDL đã có, tạo CSDL mới.

§4. Cấu trúc bảng

1. Yêu cầu về KTKN

• Hiểu được các khái niệm chính trong cấu trúc bảng. • Biết cách tạo, sửa và lưu cấu trúc bảng

• Biết khái niệm Khoá chính và các bước chỉ định một trường làm khoá chính 2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

• Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc bảng:

 Bảng: Dữ liệu trong Access được lưu trữ dưới dạng bảng. Bảng gồm hàng và cột. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL.

 Trường: mỗi cột của bảng là một trường. Trường thể hiện một thuộc tính của đối tượng cần quản lí.

 Bản ghi: mỗi hàng của bảng là một bản ghi. Bản ghi lưu trữ dữ liệu về các

Một phần của tài liệu Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 10 (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w